Tại sao lại chọn công việc này

Mặc dù đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất, nó vẫn có thể khiến bạn bối rối nếu bạn chưa sẵn sàng. Đừng xem câu hỏi này là một thử thách khó vượt qua. Thay vào đó, hãy nghĩ nó là cơ hội để bạn quảng bá bản thân, kỹ năng và mức độ cam kết mà bạn sẽ mang lại cho công ty của họ.

Tại sao người phỏng vấn lại hỏi câu hỏi này?

Nói một cách đơn giản, người phỏng vấn muốn biết liệu bạn đã chuẩn bị trước, tìm hiểu về công ty hay chưa. Bạn đã đọc kỹ mô tả công việc chưa? Trong câu trả lời của bạn, họ muốn biết những gì bạn đã nghiên cứu được về các hoạt động của công ty, sứ mệnh của họ cũng như kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp như thế nào.

Người phỏng vấn cũng muốn thấy được bạn đã dành thời gian và nỗ lực để suy nghĩ xem cá nhân bạn có phù hợp với công việc hay không. Họ đã xem sơ yếu lý lịch và còn nói chuyện trực tiếp với bạn, nhưng câu hỏi này sẽ giúp công ty hình dung rõ hơn bản thân bạn - qua lăng kính của chính bạn.

Làm thế nào để trả lời câu hỏi: "Tại sao bạn muốn công việc này?"

Mục đích chính của câu trả lời là bạn phải giải thích lý do tại sao công việc này phù hợp với bạn, cũng như lý do tại sao bạn phù hợp với công ty.

Bạn cần thể hiện sự nhiệt tình không chỉ đối với vị trí bạn nộp đơn, mà còn đối với toàn thể công ty. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang phỏng vấn cho một vai trò có thể được xem là "tiêu chuẩn" trong nhiều công ty hoặc ngành nghề.

Điều quan trọng, bạn nên đưa ra một vài chi tiết từ nghiên cứu trước đó của bạn về công ty trong câu trả lời. Khi đó, người phỏng vấn sẽ biết cách làm việc cụ thể của bạn có phù hợp với cách thức mà công ty hoạt động hay không.

Bạn có thể tóm tắt kỹ năng và chuyên môn để cho công ty thấy được lợi ích mà họ nhận được nếu đồng ý tuyển dụng. Bạn nên đề cập đến tiềm năng, hay những gì bạn có thể mang lại cho công ty trong thời gian dài. Ví dụ: "Là một công ty đang phát triển nhanh chóng, các bạn sẽ cần những người có kinh nghiệm quản lý như tôi để hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Tôi từng giám sát thành công việc thành lập ba bộ phận mới trong năm qua, và kinh nghiệm của tôi về mảng này sẽ giúp công việc được tiến hành một cách trôi chảy".

Sẽ rất ấn tượng nếu bạn có thể nói liền mạch những gì bạn biết về công ty, cách bạn phù hợp với tiêu chí tuyển dụng, và đưa thêm những yếu tố khác vào câu trả lời. Ví dụ: "Cũng như các nhân viên hiện tại của công ty, tôi rất coi trọng hiệu quả của việc giao tiếp với khách hàng. Tôi có tỷ lệ giữ chân khách hàng là 100% trong 5 năm qua. Tôi cho rằng thời gian, nỗ lực, và sự chú ý đến từng chi tiết dành cho các mối quan hệ này đã giúp tôi đạt được điều đó".

Mẹo chuẩn bị trước cho cuộc phỏng vấn của bạn

- Nghiên cứu công ty: Khi bước vào cuộc phỏng vấn, thật thông minh nếu bạn đã tìm hiểu kỹ về họat động, mục tiêu, văn hóa của công ty đó như thế nào.

- Hiểu rõ động lực của bạn: Điều gì khiến bạn nộp đơn xin việc? Hãy nhớ lại thời điểm lần đầu bạn thấy tin tuyển dụng, xác định điều gì thôi thúc bạn cho rằng vị trí này phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Bạn có thể sử dụng chi tiết này để khởi đầu cho câu trả lời.

- Làm nổi bật kỹ năng của bạn: Hãy nghĩ về câu trả lời giống như cách bạn dùng chiêu bán hàng để quảng bá bản thân phù hợp với vị trí tuyển dụng.

- Luyện tập câu trả lời: Bạn nên tập trả lời trôi chảy những câu hỏi thường gặp, ghi ghép lại những ý cần nói cho đến khi bạn nắm rõ.

Hoàng Hà [Theo Ladders]

  • Tại sao bạn quan tâm tới Công ty chúng tôi?
  • Tại sao bạn quan tâm tới Vị trí công việc này?

Bạn nên chuẩn bị câu trả lời cho hai câu hỏi này để có được một cuộc phỏng vấn trọn vẹn nhất.

1. Tại sao bạn quan tâm tới công ty?

Một câu trả lời tốt sẽ chứng mình bạn có một sự chuẩn bị chu đáo trước khi tham dự buổi phỏng vấn. Bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao về sự hiểu biết về công ty cũng như các lĩnh vực hoạt động tại công ty. Để làm được điều đó, bạn cần phải “làm bài tập về nhà” để bạn có thể xác định nguyên nhân cụ thể tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty.

Bạn có thể tham khảo một số “lý do” mà Việt CV đề cập dưới đây

  • Công ty có uy tín cao
  • Danh tiếng của các nhà lãnh đạo chủ chốt
  • Cảm thấy hứng thú với các sản phẩm / dịch vụ
  • Ngưỡng mộ các sáng kiến công ty [chiến dịch tiếp thị, sự tham gia của cộng đồng, các chương trình đào tạo]
  • Giải thưởng mà công ty đạt được
  • Triết lý quản lý Công ty
  • Giá trị công ty
  • Sự tăng trưởng của công ty

Bạn có thể đưa ra một lý do thực tế khác như: “ Công ty rất gần nhà của tôi” nhưng lưu ý đây không phải là một lý do hoàn hảo để có thể trình bày với nhà tuyển dụng đâu nhé! [Trừ khi bạn đang muốn troll]

Một số lỗi thường gặp khi trả lời câu hỏi này

  • Bạn trả lời với những gì đã chuẩn bị sẵn và sử dụng nó trong mọi cuộc phỏng vấn với những công ty khác nhau. Chả ai muốn mình giống như những số đông khác phải không nào? Việt CV tin rằng bạn cũng thế. Vì vậy một số câu trả lời chung chung như: “ Đó là một công ty tuyệt vời và tôi thích làm việc tại đó” nghe có vẻ hấp dẫn và thú vị nhưng nó không phải là câu trả lời khiến nhà tuyển dụng ghi nhớ và cảm thấy tin cậy đâu nhé!
  • Song song với đó, một câu trả lời với thái độ hờ hững có thể làm cho nhà tuyển dụng băn khoăn rằng bạn có thật sự mong muốn làm việc tại công ty này hay không. Nếu bạn muốn thuyết phục người phỏng vấn rằng bạn đang hào hứng khi được làm việc cho công ty thì nên tránh một câu trả lời như: “Tôi nghe nói có một số vị trí đang cần nhân sự, vì vậy tôi ở đây.”. Nghe thật trớ trêu!

Mẫu trả lời 1: “Vâng, danh tiếng JP Morgan chắc chắn là một yếu tố. Tôi có thể tự hào để làm việc cho một công ty với một lịch sử lâu dài và luôn đứng trong top những doanh nghiệp đáng mơ ước.

Ngoài ra, một người bạn tốt của gia đình tôi đã làm việc tại công ty tài chính JP Morgan trong hai năm qua và ông nói với tôi rằng công ty rất hỗ trợ việc học tập và phát triển trong công việc.”

Trong trường hợp này, các ứng cử viên được phỏng vấn tại một công ty rất nổi tiếng. Trong một tình huống như thế này, các ứng cử viên có xu hướng trả lời, “Vâng, đó là JP Morgan rất nổi danh và tôi muốn làm việc cho nó. “Trong thị trường việc làm hiện nay, điều đó sẽ không đủ để đặt bạn cao hơn các ứng cử viên khác cho dù hồ sơ của bạn có tốt đến mức nào.

Câu trả lời mẫu này chỉ đề cập đến thương hiệu và lịch sử của công ty, nhưng cũng chứng minh rằng các ứng cử viên đã dành thời gian để làm một số nghiên cứu bổ sung về công ty. Câu trả lời tiếp tục nhấn mạnh sự quan tâm của ứng viên sẽ làm việc chăm chỉ và phát triển trong công việc nếu được nhận.

Mẫu trả lời 2: “Tôi thấy một bài viết trên Business Week nói về giám đốc điều hành mới của công ty – John Jacobs, và công ty đã tập trung vào việc đổi mới công nghệ. Tôi tự nhận xét mình là một người sáng tạo và tôi rất thích làm việc cho một tổ chức hàng đầu của ngành công nghiệp tương lai “.

Trong trường hợp này, ứng cử viên tìm thấy một bài viết về Giám đốc điều hành của công ty mới và trích dẫn nó làm cho ứng viên có vẻ thông minh, có sự chuẩn bị, và quan tâm tới công ty

2. Tại sao bạn quan tâm công việc này?

Bạn nghĩ chỉ cần chứng minh việc bạn yêu thích công ty này là đủ? Bạn cũng phải chuẩn bị để nói về vị trí mà bạn ứng tuyển. Bạn phải chứng minh rằng bạn là người hoàn toàn phù hợp cho CÔNG VIỆC NÀY tại chính CÔNG TY NÀY.

Vì vậy, hãy tự hỏi: Điều gì hấp dẫn bạn ở công việc này? Tại sao bạn lại ứng tuyển khi đọc mô tả công việc này?

Những sai lầm phổ biến

  • Tôi thường so sánh việc phỏng vấn với việc hẹn hò, chắc hẳn không ai muốn nghe câu: “Tôi muốn đi chơi và thật may là bạn ở đó.” Việc phỏng vấn cũng vậy. Để thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng bạn phải thể hiện rõ công việc này là phù hợp và bạn đã mong muốn để làm nó.
  • Một câu trả lời chung chung mà bạn có thể áp dụng cho bất kỳ vị trí nào đồng nghĩa bạn từ bỏ việc làm mình trở nên thật nổi bật
  • Ngược lại, một câu trả lời mập mờ cho thấy bạn không hiểu rõ công việc. Nếu bạn không hiểu được tất cả những yêu cầu trong bản mô tả công việc thì hãy dành 1 khoảng thời gian nào đó để xem xét đến khi bạn thực sự hiểu rõ.

Mẫu trả lời:

“Tôi cảm thấy rằng những vị trí công việc trước đây mà tôi đảm nhiệm khiến cho tôi phù hợp với những yêu cầu mà công việc đưa ra. Ngoài ra, vị trí này thật sự làm tôi kích thích vì tôi thích những ý tưởng phát triển các sản phẩm phần mềm tiên tiến và tôi biết tôi có thể tạo ra kết quả từ những ngày đầu tiên làm việc. “

Câu trả lời vừa thể hiện khả năng rao bán bản thân cũng như trả lời hết những điều mà ứng viên cảm thấy thích ở công việc. Dẫn chứng là ứng viên đã nêu ra những kinh nghiệm phù hợp với công việc. Đừng ngần ngại trước việc nêu ra nêu ra bạn muốn công việc này đến nhường nào. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và cuối cùng, ứng cử viên đã kết thúc tốt đẹp bằng cách hứa hẹn rằng ứng viên có thể cung cấp kết quả ngay lập tức.

Mẫu trả lời:

 “Vâng, tôi có sự tôn trọng lớn cho các sản phẩm phần mềm của công ty và tôi rất vui lòng với cơ hội làm việc với công ty. Đồng thời, tôi có những người bạn trong ngành công nghiệp đã nói với tôi về sự tôn trọng của công ty đối với nhân viên và cách công ty tạo ra một môi trường làm việc tuyệt vời. Tôi nghĩ rằng cách làm việc chủ động của tôi sẽ phù hợp với công ty. Đặc biệt là trong vai trò đặc biệt này “

Câu trả lời mẫu này đã giải quyết cả về vấn đề công ty và cả vị trí công việc. Ứng viên khen ngợi các sản phẩm, các nhân viên, và môi trường làm việc. Sau đó ứng viên này nói về cách phong cách làm việc của mình sẽ phù hợp tốt với công ty.

Việt CV

15,829 người xem

Video liên quan

Chủ Đề