Tại sao người khác lại nhìn mình

Nhìn bên trong từ bên ngoài, nhìn bản thân từ người khác, những gì bạn bài xích chính là những điều bạn cần học hỏi. Dưới đây là những quy tắc để bạn thấu hiểu chính mình.

[Ảnh: AaDil, Pexels, Fee to Use]

Quy tắc 1: Bạn là người thế nào thì sẽ cho rằng người khác là thế ấy. Những điều bạn không thể tha thứ cho người khác là những điều bạn không thể tha thứ cho chính mình.

Một người có đạo đức không tốt sẽ nghi ngờ đạo đức của người khác; một người không trung thành với người khác cũng sẽ nghi ngờ sự trung thành của người khác; một người hay nổi nóng sẽ cho rằng người khác hay tức giận với mình… Liệu bạn có đang đổ tội và oán trách người khác chỉ vì nỗi oán giận của mình hay không? Cũng như vậy, những gì người khác dè bỉu bạn cũng phản ánh thế giới nội tâm của họ. Họ phê bình bạn, rất có thể là vì họ không hài lòng với bản thân, thậm chí bản thân họ chính là “cái kiểu người” mà họ phê bình.

Khi nội tâm an hòa, bạn sẽ dừng việc phê bình người khác và suy nghĩ về nỗi bất bình của mình với người khác. Một người thật sự thiện lương, dù cho bạn đối xử với họ ra sao, những gì họ bộc lộ sẽ chỉ là ôn hòa, lương thiện, bởi vì họ chính là con người như vậy.

Quy tắc 2: Nhìn bên trong từ bên ngoài, nhìn bản thân từ người khác. Thông qua người khác, bạn mới có thể thật sự hiểu được bản thân mình.

Những gì mà bạn nhìn thấy ở người khác thật ra chính là bản thân bạn. Mọi mối quan hệ của bạn đều là một tấm gương, thông qua chúng, bạn có thể thật sự hiểu được chính mình.

Nếu bạn cảm thấy người khác đang kiêu căng ngạo mạn, thì có thể là bạn đang đố kỵ. Nếu bị kẻ khác chọc ghẹo, thì có thể bạn đang muốn khoe khoang sắc đẹp của mình. Nếu bạn cảm thấy người bạn đời mất đi tình yêu thương, thì có thể là bạn đã không còn nhiệt tâm với họ nữa.

Đôi khi chúng ta yêu quý một ai đó, rồi lại đột nhiên cảm thấy chán ghét họ, bạn đã suy nghĩ là vì sao chưa? Có thể họ đang để bạn nhận ra mặt tối của chính mình đấy! Điều khiến bạn ghét nhất ở người khác có thể cũng là điều mà bạn không chịu nổi ở chính mình.

Quy tắc 3: Nội tâm như thế nào thì sẽ bị người như thế ấy thu hút. Những gì mà bạn bài xích chính là những thứ lòng bạn muốn chối bỏ.

Bạn sẽ tìm được ở những người mình yêu quý tính cách của bản thân, và cũng tương tự như vậy, bạn sẽ tìm thấy ở những người mình bài xích thứ bạn không muốn chấp nhận.

Thay vì dạy hai người làm thế nào để hòa hợp thì chi bằng hãy dạy họ cách làm cho lòng dịu lại, tự nhiên hai người sẽ hòa hợp. Dạy họ cách tăng cảm tình dành cho nhau chi bằng dạy họ tự trưởng thành, mối quan hệ đôi bên tự nhiên cũng sẽ trưởng thành. Muốn cải thiện một mâu thuẫn, đầu tiên bạn phải hiểu rõ lòng mình. Nếu vấn đề trong lòng bạn không được giải quyết, thì cố gắng hàn gắn cũng chỉ tạo nên nhiều rắc rối hơn mà thôi. Một người cố chấp, nếu khoảng trống trong lòng không được bù đắp, thì không thể bỏ qua cho người khác được, lại càng khó mà giải thoát được cho bản thân mình.

Mối quan hệ giữa bạn và bất cứ ai đều phản ánh nội tâm của chính bạn. Nếu bạn không ngừng giành giật với cái tôi của mình thì bạn cũng sẽ không ngừng xung đột với người khác.

Quy tắc 4: Bạn trói buộc người khác thì bản thân bạn cũng sẽ bị trói buộc.

Khi bạn điều khiển người khác, đồng thời bạn cũng sẽ bị điều khiển. Thử nghĩ mà xem, khi bạn khống chế người khác, không cho họ làm cái này cái kia, vậy nếu họ không làm theo những gì bạn nói thì sao? Bạn sẽ ra sao? Bạn sẽ không vui. Vui buồn của bạn sẽ là do người khác quyết định. Vậy mà bạn còn cho rằng họ bị bạn trói buộc ư? Thực ra chính tâm của bạn cũng đang bị họ điều khiển.

Vậy nên khi bạn đang suy nghĩ tiêu cực về người khác, đang oán hận người khác, đang tìm cách thay đổi hay tranh đấu với người ta, thì bạn cũng đang làm hại chính mình. Phải làm thế nào mới có thể loại bỏ được kẻ địch? Hãy xem kẻ địch là chính mình! Bạn sẽ nhận ra rằng, đó chính là người mà bạn cần phải tha thứ nhất.

Quy tắc 5: Hãy học hỏi từ những điều gây khó chịu cho bạn.

Bất luận là sếp, đồng nghiệp, cấp dưới, bạn bè, vợ chồng hay con cái, thì những tính cách, suy nghĩ và hành vi mà bạn không thích ở họ hay những lời khuyên của họ đều là những điều mà từ đó bạn có thể học hỏi.

Dù lời khuyên đó là đúng là sai ở trên logic bề mặt, thì xin đừng lập tức công kích hay đáp trả. Hãy bắt đầu bằng việc tự hỏi bản thân. Nếu bạn có sai, thì thật sự nên sửa. Nếu bạn “không sai” thì hãy thử tìm xem liệu mình có sai ở những hành động tương tự không. Nếu bạn thật sự cảm thấy rằng mình “không hề sai”, thì riêng việc bạn phật ý, mất lòng đã là một thử thách để giúp bạn biết bao dung hơn rồi đó.

Yêu một người thích bạn, điều đó không phải là vấn đề. Yêu một người yêu bạn, bạn chưa học được gì cả. Yêu một người không thích bạn, nhất định bạn sẽ học được một vài điều. Yêu một người vô duyên vô cớ chỉ trích bạn, điều bạn thấu hiểu ra, chính là nghệ thuật sống.

Theo Vision Times tiếng Trung Thanh Trúc biên tập

Xem thêm:

Mời xem video:

Những người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình [Scopophobia] luôn có cảm giác sợ hãi, lo lắng khi ánh nhìn của người khác hướng về mình. Hội chứng này có liên quan đến những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ và gen di truyền.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình đặc trưng bởi nỗi sợ vô lý và dai dẳng khi bị nhìn chằm chằm

Hội chứng sợ người khác nhìn mình là gì?

Hội chứng sợ người khác nhìn mình [Tiếng Anh: Scopophobia] là thuật ngữ đề cập đến tình trạng sợ hãi quá mức và dai dẳng về việc bị người khác nhìn chằm chằm. Hội chứng này được xếp vào nhóm rối loạn lo âu vì có đặc điểm là gây ra sự lo lắng, sợ hãi thái quá và dai dẳng.

Thông thường, khi người khác nhìn chằm chằm vào bản thân, chúng ta sẽ khó tránh khỏi cảm giác khó chịu. Đôi khi, chúng ta sẽ có nỗi sợ khi bị nhìn chằm chằm trong những tình huống như bị trách phạt, đối mặt với đám đông, kẻ bạo hành, bắt nạt,… Tuy nhiên, những phản ứng này hoàn toàn khác với chứng Scopophobia.

Người mắc hội chứng này có nỗi sợ thái quá và dai dẳng khi bị người khác nhìn chằm chằm – dù ánh nhìn của người khác hoàn toàn không ác ý, không có tính chất đe dọa hay uy hiếp. Thậm chí, một số người luôn có cảm giác tất cả những người xung quanh nhìn vào mình mặc dù thực tế không phải như vậy.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt về giới tính. Hội chứng này hiếm khi khởi phát đơn độc mà thường đi kèm với các rối loạn tâm thần và rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh nhân mắc chứng Scopophobia rất khó có thể duy trì cuộc sống bình thường nếu không can thiệp trị liệu.

Nhận biết hội chứng sợ người khác nhìn mình

Giao tiếp bằng mắt được sử dụng phổ biến không kém giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vì vậy, nỗi sợ và sự lo lắng quá mức, dai dẳng về việc người khác nhìn mình gây ra rất nhiều phiền toái trong cuộc sống. Theo thời gian, nỗi sợ có thể lớn dần lên khiến bệnh nhân né tránh các cuộc giao tiếp, sống khép kín và cô lập xã hội.

Bệnh nhân luôn có cảm giác mọi người nhìn chằm chằm vào mình và luôn trong trạng thái căng thẳng, sợ hãi

Để ngăn chặn kịp thời biến chứng, cần nhận biết sớm hội chứng sợ người khác nhìn mình. Hội chứng này đặc trưng bởi các triệu chứng sau đây:

  • Thường trực sự lo lắng, sợ hãi về việc bị người khác nhìn chằm chằm. Thậm chí, nhiều người không thể giao tiếp bằng mắt và luôn lảng tránh ánh mắt của người khác do nỗi sợ chi phối.
  • Nỗi sợ có xu hướng tăng lên nếu bệnh nhân đang ở trong hoàn cảnh bị người khác nhìn chằm chằm. Nỗi sợ gia tăng gây ra các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như nghẹn cổ họng, đánh trống ngực, choáng đầu, đỏ bừng mặt, đổ nhiều mồ hôi, tim đập nhanh,…
  • Một số người có thể trở nên hoảng loạn, ngất xỉu và mất kiểm soát do sợ hãi quá mức.
  • Cho rằng những người xung quanh đang nhìn mình chằm chằm dù điều này hoàn toàn không có cơ sở. Ý nghĩ này khiến người bệnh luôn trong trạng thái căng thẳng và lo âu.
  • Vì sợ người khác nhìn chằm chằm vào mình nên bệnh nhân không thoải mái trong các cuộc giao tiếp. Người bệnh thường khúm núm, lấm lét, né tránh ánh mắt của người khác và không tự tin trong lời nói.
  • Người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình chỉ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện với những người thân thiết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn luôn né tránh ánh mắt dù đó là bạn thân hay người thân trong gia đình.
  • Người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình thường sống khép kín và ít giao tiếp. Bệnh nhân có xu hướng chọn những công việc nghiên cứu để tránh phải giao tiếp quá nhiều.
  • Đối với trẻ nhỏ mắc chứng Scopophobia, trẻ thường thụ động, ít phát biểu và đóng góp trong giờ học.

Các triệu chứng của hội chứng sợ người khác nhìn mình sẽ có mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Đa phần đều nghiêm trọng theo thời gian nếu không được thăm khám và điều trị.

Ngoài những triệu chứng trên, bệnh nhân cũng có một số biểu hiện khác do hội chứng Scopophobia hiếm khi khởi phát đơn độc. Theo thống kê, bệnh nhân có thể mắc đồng thời với các chứng bệnh sau đây:

  • Rối loạn lo âu xã hội [ám ảnh xã hội]
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Rối loạn khí sắc như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm, rối loạn cảm xúc theo mùa,…
  • Rối loạn nhân cách
  • Rối loạn ăn uống
  • Hội chứng mặc cảm ngoại hình
  • Chứng động kinh
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Nguyên nhân gây ra hội chứng sợ người khác nhìn mình

Nỗi sợ vô lý về việc người khác nhìn chằm chằm vào mình có thể bắt nguồn từ những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Ngoài ra, hội chứng này cũng có liên quan đến gen di truyền và các yếu tố tâm lý – xã hội.

Những yếu tố có liên quan đến hội chứng sợ người khác nhìn mình:

  • Di truyền: Tương tự như các rối loạn tâm thần khác, hội chứng sợ người khác nhìn mình cũng có khả năng di truyền. Nếu tiền sử gia đình mắc bệnh lý này hoặc các rối loạn tâm thần có liên quan, nguy cơ mắc hội chứng Scopophobia sẽ tăng lên đáng kể.
  • Trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ: Các chuyên gia tin rằng, nỗi sợ về việc bị người khác nhìn chằm chằm ở hiện tại chính là kết quả của những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Những sự kiện như bị bắt cóc, đe dọa, bạo lực và uy hiếp bằng ánh mắt sẽ khiến trẻ lớn lên có nỗi sợ quá mức, dai dẳng về ánh nhìn của người khác.
  • Môi trường sống thiếu lành mạnh: Môi trường sống tiêu cực, luôn phải đề phòng cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ mắc hội chứng Scopophobia.

Thực tế, các yếu tố kể trên mới chỉ là giả thuyết. Dù vậy, đã có nhiều bằng chứng cho thấy vai trò của di truyền và trải nghiệm tiêu cực trong cơ chế bệnh sinh.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình có nguy hiểm không?

Hội chứng sợ người khác nhìn mình không đơn thuần là nỗi sợ dai dẳng, kéo dài. Trạng thái lo lắng thường trực khiến bệnh nhân mất đi khả năng thư giãn, luôn căng thẳng và đề phòng khi đến những nơi công cộng. Ngoài ra, tâm lý này cũng khiến cho bệnh nhân thiếu tự tin khi giao tiếp, khó bày tỏ ý kiến cá nhân và khẳng định năng lực bản thân.

Nỗi sợ bị người khác nhìn chằm chằm cũng khiến bệnh nhân từ bỏ những công việc lý tưởng và tìm kiếm các công việc ít phải giao tiếp. Hành vi né tránh giao tiếp khiến bệnh nhân ngày càng sống khép kín và cô lập xã hội. Đa phần bệnh nhân đều chỉ duy trì mối quan hệ với người thân và một số ít người bạn thân thiết từ thuở thơ ấu.

Người mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình thường sống cô lập, ít các mối quan hệ và thu nhập không ổn định

Nỗi sợ tích tụ ngày qua ngày có thể phát triển thành các rối loạn tâm thần như trầm cảm, rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ,… Người mắc hội chứng Scopophobia nhiều khả năng sẽ lạm dụng rượu bia và chất kích thích để giải tỏa cảm xúc bức bối, khó chịu vì không thể kiểm soát nỗi sợ của bản thân.

Nhìn chung, hội chứng sợ người khác nhìn mình sẽ gây ra những biến chứng như sau:

  • Ít có các mối quan hệ xã hội
  • Đối mặt với thu nhập thấp, không có cơ hội thăng tiến
  • Cô lập xã hội
  • Tỷ lệ nghiện chất, lạm dụng rượu bia cao
  • Có nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Gia tăng các hành vi tự hủy hoại và hành vi tự sát
  • Nỗi sợ quá mức và dai dẳng cũng gây ra các vấn đề sức khỏe thể chất như cao huyết áp, béo phì, rối loạn tiền đình, mất ngủ, suy nhược thần kinh,…

Trong một số trường hợp, bệnh nhân bị hội chứng sợ người khác nhìn có thể nhốt mình trong nhà. Bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng xã hội, học tập, nghề nghiệp,… và sống phụ thuộc vào gia đình. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách, bệnh nhân có thể kiểm soát nỗi sợ và cải thiện chất lượng cuộc sống theo thời gian.

Cách khắc phục hội chứng sợ người khác nhìn mình

Hội chứng sợ người khác nhìn mình [Scopophobia] cần được điều trị sớm để phòng tránh biến chứng. Mặc dù chưa có phương pháp tối ưu nhưng các biện pháp điều trị hiện nay có thể quản lý hội chứng này hiệu quả.

Các phương pháp được cân nhắc cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình:

1. Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp tâm lý là phương pháp có hiệu quả trong điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình. Liệu pháp này không can thiệp vào cơ thể mà được thực hiện bằng hình thức giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Liệu pháp tâm lý tập trung vào việc giúp bệnh nhân thay đổi quan niệm sai lầm để giảm bớt sự sợ hãi và học cách kiểm soát nỗi sợ của bản thân.

Liệu pháp tâm lý là phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với hội chứng sợ người khác nhìn mình

Quá trình trị liệu hội chứng sợ người khác nhìn mình khá giống với trị liệu rối loạn lo âu ám ảnh sợ hãi. Trong đó, các liệu pháp sau đây được đánh giá cao về hiệu quả:

  • Liệu pháp nhận thức hành vi
  • Liệu pháp nhận thức
  • Liệu pháp phân tâm học
  • Liệu pháp tiếp xúc

Đối với bệnh nhân mắc đồng thời với chứng rối loạn hoảng loạn, chuyên gia sẽ trang bị cho người bệnh kỹ năng để kiểm soát và đối phó với các cơn lo âu cấp tính. Nhìn chung, quá trình trị liệu đối với bệnh nhân mắc hội chứng Scopophobia tương đối thuận lợi bởi ít có trường hợp phủ định bệnh.

Tuy nhiên, người bệnh có tổn thương tâm lý sâu sắc hoặc mắc đồng thời với chứng trầm cảm, rối loạn lo âu cần phải dùng thuốc để nâng đỡ tinh thần. Có như vậy quá trình trị liệu mới mang lại kết quả tốt nhất.

2. Dùng thuốc

Sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả trong việc giảm nỗi sợ. Tuy nhiên, thuốc có thể nâng cao tâm trạng, giảm sự lo lắng, căng thẳng, phiền muộn và cải thiện các triệu chứng thể chất do chứng Scopophobia gây ra.

Các loại thuốc được sử dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình:

  • Thuốc chống trầm cảm: Thuốc chống trầm cảm có thể cải thiện tâm trạng buồn bã, đau khổ do hội chứng Scopophobia gây ra. Nhóm thuốc này mang lại hiệu quả khá chậm, khoảng sau 4 – 6 tuần sử dụng. Thuốc được dùng dài hạn để nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân.
  • Thuốc an thần: Thuốc an thần thường được dùng ngắn hạn trong khoảng 1 tháng. Loại thuốc này được chỉ định trong thời gian đầu thuốc chống trầm cảm chưa phát huy tác dụng. Thuốc an thần có thể cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng và kích động.
  • Thuốc chẹn beta: Thuốc chẹn beta được sử dụng để làm giảm các triệu chứng thể chất có liên quan đến hội chứng sợ người khác nhìn mình như đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt, đau đầu, đánh trống ngực, bồn chồn,…

Các loại thuốc được dùng cho bệnh nhân mắc hội chứng sợ người khác nhìn mình đều tiềm ẩn rủi ro và tác dụng ngoại ý. Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn về các tác dụng phụ có thể gặp phải và cách khắc phục an toàn.

3. Điều trị các bệnh lý đi kèm

Hội chứng sợ người khác nhìn mình thường đi kèm với các rối loạn tâm thần và rối loạn phát triển thần kinh. Do đó, bệnh nhân cần tích cực điều trị các bệnh lý kèm theo như:

  • Bệnh động kinh
  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Rối loạn ăn uống
  • Các rối loạn cảm xúc
  • Rối loạn lo âu

Đa số các bệnh lý kèm theo chứng Scopophobia đều tiến triển mãn tính. Chính vì vậy, bệnh nhân nên điều trị củng cố theo chỉ dẫn của bác sĩ để quản lý bệnh thành công.

Cách chăm sóc, cải thiện chứng sợ người khác nhìn mình

Thực tế, điều trị hội chứng sợ người khác nhìn mình còn nhiều hạn chế vì nguyên nhân chưa rõ ràng. Để vượt qua hội chứng này hoàn toàn, người bệnh cần phải rất nỗ lực. Bên cạnh các phương pháp y tế, bệnh nhân nên thực hiện thêm các biện pháp tự cải thiện như:

Ngồi thiền, yoga,… có thể giải tỏa căng thẳng và giúp bệnh nhân kiểm soát nỗi sợ tốt hơn
  • Chủ động tìm hiểu về chứng bệnh mà mình gặp phải. Những thông tin hữu ích sẽ giúp bệnh nhân tránh được tâm lý mơ hồ và bất an khi bản thân có nỗi sợ thái quá và dai dẳng.
  • Học cách giữ bình tĩnh khi đối mặt với tình huống gây sợ hãi. Cụ thể, bệnh nhân nên nhắm mắt, thả lỏng cơ thể và hít thở sâu. Sau đó, có thể tìm không gian ít người hơn để ổn định tinh thần hoàn toàn. Khi học được cách kiểm soát nỗi sợ, sự sợ hãi quá mức sẽ giảm đi rõ rệt theo thời gian.
  • Sự lo lắng, sợ hãi về việc bị người khác nhìn sẽ khiến bệnh nhân luôn căng thẳng và mất đi khả năng thư giãn. Vì vậy, bệnh nhân nên ngồi thiền từ 15 – 20 phút mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng. Bên cạnh đó, ngồi thiền còn giúp kiểm soát nỗi sợ, cải thiện giấc ngủ và điều hòa năng lượng trong cơ thể.
  • Có thể tham gia các hội nhóm những người mắc chứng Scopophobia. Kinh nghiệm thực tế từ các bệnh nhân khác sẽ giúp người bệnh dễ dàng quản lý bệnh và mở rộng được các mối quan hệ.
  • Hội chứng sợ người khác nhìn mình sẽ khiến bệnh nhân giao tiếp kém và không thoải mái khi gặp gỡ. Do đó, một số người có thể cho rằng bệnh nhân thiếu lịch sử và không tôn trọng họ. Để tránh những mâu thuẫn không đáng có, bệnh nhân nên chia sẻ bệnh tình để những người xung quanh thấu hiểu và đồng cảm.

Hội chứng sợ người khác nhìn mình là vấn đề cần được điều trị. Can thiệp sớm có thể giảm thiểu ảnh hưởng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, điều trị kịp thời cũng gia tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm bớt gánh nặng tài chính cho việc khám chữa bệnh.

Tham khảo thêm:

Video liên quan

Chủ Đề