Tại sao nói Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam

Thời kỳ hoàng kim

Người sáng lập ra thương hiệu nước rửa bát Mỹ Hảo là ông Lương Vạn Vinh. Ông Vinh sinh năm 1960 trong một gia đình gốc Hoa tại chợ Lớn. Từ năm 10 tuổi, ông bắt đầu học làm nhang theo nghề truyền thống của gia đình. Sau đó, có một thời gian ông đi bán phụ tùng xe đạp và bán tạp hóa dạo.

Đến đầu những năm 80, ông tự khởi nghiệp kinh doanh bằng việc nấu xà bông bán ở chợ. Từ vài chục kg, dần dần ông Vinh nâng quy mô lên 500 kg, mở thêm cơ sở, tuyển thêm người làm. Năm 1989, sẵn có lô nguyên liệu mấy trăm tấn làm xà bông không hết nên ông Vinh nảy ra ý làm nước rửa bát.

Tại sao nói Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam
Ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Công ty CP Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo

Những năm đầu thập niên 90, hầu như gia đình nào cũng rửa bát bằng xà bông, chỉ có vài nhà khá giả mới dùng nước rửa bát nhập ngoại nhưng giá cao. Thế nên khi chai nước rửa bát Mỹ Hảo 600ml chỉ có giá hơn 2.000 đồng ra đời đã được đón nhận nhiệt tình.

Thương hiệu nước rửa bát này đi vào đời sống của người dân một cách tự nhiên như một thứ không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình. Hình ảnh chai nước rửa bát tròn, màu vàng nắp xanh nhãn hiệu Mỹ Hảo trở thành niềm ký ức khó quên với thế hệ 7X, 8X.

Với chất lượng tốt, giá cả bình dân, Mỹ Hảo cứ thế len lỏi đến từng ngóc ngách thị trường. Thời điểm đó, không có người tiêu dùng nào không biết đến Mỹ Hảo. Thương hiệu này chiếm đến hơn 80% thị phần nước rửa bát.

Quyết tâm giữ thương hiệu Việt

Những năm 1997-1998, các tập đoàn đa quốc gia ồ ạt nhảy vào thị trường Việt Nam. Ông lớn Unilever đã nhiều lần đến gặp ông Vinh đặt vấn đề mua lại Mỹ Hảo. Mỹ Hảo nhận được lời "ngã giá" 10 triệu USD rồi nâng dần lên 30 triệu USD nhưng ông Vinh vẫn từ chối.

Thương vụ thâu tóm Mỹ Hảo không thành, Unilever đã tung ra sản phẩm Sunlight cạnh tranh trực tiếp với Mỹ Hảo. Ban đầu, Sunlight gặp khó do được định giá gấp đôi Mỹ Hảo trong khi thiết kế, màu sắc không có gì khác biệt. Tuy nhiên sau đó, Unilever đã cho ra dòng sản phẩm Sunlight mới chứa “vitamin E bảo vệ da tay”. Với độ phủ sóng quảng cáo rầm rộ, chiến dịch này đã thắng lớn, đẩy Mỹ Hảo xuống vị trí thứ 2 với thị phần chỉ còn chưa đến 40%.

Thêm một lý do khiến Mỹ Hảo bị giành mất ngôi vương là việc chủ quan trong hệ thống phân phối bán hàng. Ông Vinh từng chia sẻ, thời điểm Mỹ Hảo thống lĩnh thị trường, ông chỉ cần giao hàng qua các đại lý, mọi khâu phân phối nhỏ lẻ ở dưới họ tự lo. Vì thế khi hệ thống đại lý ngả về phía đối thủ, Mỹ Hảo ngay lập tức bị hụt chân.

Từ đó, ông Vinh bắt đầu xây dựng lại hệ thống phân phối. Đích thân ông đến từng tỉnh thành từ Bắc tới Nam, đưa ra nhiều chính sách chiết khấu hấp dẫn để thuyết phục các đại lý nhằm đưa hàng vào sâu hơn các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ.

Những phiên chợ hàng Việt hay những chuyến bán hàng lưu động được công ty tận dụng tham gia tối đa. Nhờ đó doanh thu Mỹ Hảo được tăng lên, đồng thời nhắc nhớ lại thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó cũng là cách làm thông minh trong bối cảnh các tập đoàn đa quốc gia chi tiền quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện truyền thông.

Tại sao nói Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam
Mỹ Hảo xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp

Công ty áp dụng chính sách "một giá" tại mọi vùng miền dù chi phí bán hàng tại các địa phương không hề giống nhau. Nguyên tắc bán hàng này được ông Vinh giải thích, nếu không bán đồng giá, các nhà phân phối sẽ bán qua địa bàn khác nhau nên Mỹ Hảo lấy gần bù xa. Có những địa phương xa, chi phí vận chuyển lớn nhưng đơn vị này vẫn bám trụ bởi không muốn dành đất cho đối thủ.

Bên cạnh đó, để có giá thấp, có lúc công ty chấp nhận lãi thấp chỉ 200 đồng mỗi chai nước rửa chén. Tuy nhiên, bù lại dù không chiếm được vị trí đẹp như Sunlight, tỷ lệ hộ gia đình ưa chuộng ít hơn nhưng Mỹ Hảo lại là lựa chọn cho các nhà hàng, chủ tiệm ăn, khách sạn vì giá rẻ. Đây vừa là chiến thuật để né sự cạnh tranh quyết liệt ở thành phố, vừa khắc phục sai lầm của Mỹ Hảo trong quá khứ, dẫn đến việc mất thị trường vào tay Unilever.

Thay vì bỏ chi phí cho truyền thông, quảng cáo trên truyền hình, Mỹ Hảo tập trung đầu tư cho khâu bán hàng, đầu tư nâng cao dây chuyền sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm như xà bông cục, sữa tắm, nước hoa, dầu gội, nước giặt, nước xả vải, nước lau sàn nhà… với nhiều thương hiệu khác nhau. Công ty còn đưa ra các dòng sản phẩm nước rửa bát mới như Hương Chanh, Trà Xanh và 3X Đậm đặc...

Với nỗ lực không ngừng của đội quân phân phối khoảng 500 người (tổng số nhân viên toàn công ty là 800), đến nay Mỹ Hảo đã xây dựng được hệ thống phân phối rộng khắp nước với khoảng 150.000-160.000 điểm bán.

Năm 2013, Mỹ Hảo đã đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền hiện đại tại huyện Bình Chánh, TP.HCM để mở rộng quy mô sản xuất từ 16.000 m2 lên 50.000 m2. Hiện nay, bình quân mỗi ngày thị trường nội địa tiêu thụ 200-300 tấn sản phẩm các loại của Mỹ Hảo.

Ngoài việc phát triển thị trường trong nước, Mỹ Hảo đã được xuất khẩu ở nhiều nước châu Á như Triều Tiên, Mông Cổ, Iraq, Lào, Campuchia…. Việc tìm kiếm và khai thác những thị trường mới như Úc, Mỹ… đang được Mỹ Hảo đẩy mạnh.

Đáng chú ý, trong đại dịch Covid-19, sản phẩm gel, dung dịch rửa tay sát khuẩn của Mỹ Hảo đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp chứng nhận để được nhập khẩu vào Mỹ.

Trong nhiều năm gần đây, thị trường thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, Mỹ Hảo không đứng ngoài cuộc chơi cũng đã xây dựng kênh bán hàng trực tuyến. Công ty không ngại giảm giá, khuyến mãi và miễn phí vận chuyển tại TP HCM nếu có đơn đặt hàng trực tuyến trên trang web của công ty. Những cách làm này vừa giúp công ty tiết kiệm chi phí vừa hâm nóng lại thương hiệu.

Ông Lương Vạn Vinh chia sẻ: “ Đến bây giờ tôi vẫn cho rằng, tôi từ chối 30 triệu USD sẽ không bao giờ hối hận. Bởi vì, tôi muốn xây dựng thương hiệu Mỹ Hảo cho người Việt, của người Việt. Nếu cứ gặp khó khăn bán đi thì không lâu sau làm gì còn doanh nghiệp của người Việt Nam nữa”. Là một doanh nhân có cái tâm, ông cho rằng, kinh doanh không chỉ kiếm sống mà còn là danh dự, là uy tín thương hiệu để lưu giữ cho con cháu về sau, và trước mắt là những người đã trung thành với Mỹ Hảo.

 

Đó là lo lắng vào hồi tháng 3/2020 của ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Công ty Hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo. Là một doanh nghiệp nội địa có hơn 2 thập niên quen thuộc với người tiêu dùng với những chai nước rửa chén giá cả rất bình dân, Covid-19 là cơ duyên đưa ông Vinh đến với lĩnh vực nước rửa tay diệt khuẩn.

Tham gia nhanh chóng

Cuối tháng 2, đầu tháng 3, khi không chỉ khẩu trang mà giá cả gel rửa tay diệt khuẩn cũng tăng mạnh, ông Vinh kể rằng, có những nhà thuốc tại TP HCM lúc ấy bán một chai gel rửa tay giá hàng trăm nghìn, một bình loại nửa lít giá 400.000 đồng.

"Gel rửa tay mà mắc như vậy thì người thu nhập thấp sao mua được", ông nói đó là động lực mình "vào cuộc". Trước đó, Mỹ Hảo chỉ sản xuất các sản phẩm như nước rửa chén, bột giặt, xà phòng và nước hoa...

 

Ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Mỹ Hảo trong buổi trò chuyện ngày 12/6. Ảnh: Viễn Thông

 

Từ lúc quyết định sẽ sản xuất đến khi chai nước rửa tay đầu tiên xuất xưởng chỉ mất 2 tuần. Với ông, bao bì mẫu mã chuẩn bị rất nhanh. Công phu nhất chỉ là giấy phép. Thậm chí, công thức và nguyên liệu cũng không phải chuyện khó cho người lâu năm trong ngành như ông.

"Đây là cái nghề của tôi mà, tôi nhìn vô là biết hết rồi. Sản xuất nước rửa tay chủ yếu cần cồn, mà nguyên liệu này chúng tôi không thiếu vì có làm nước hoa. Sau đó, mình cộng thêm một số nguyên liệu diệt khuẩn nữa", ông Vinh nói.

Tung sản phẩm ra thị trường không lâu, Covid-19 lại bùng phát mạnh ở Mỹ, nơi các con ông Vinh đều đang sinh sống và làm việc tại đây. Chuyện các con than khó tìm được chỗ bán gel rửa tay diệt khuẩn làm ông lo lắng. Ông nghĩ đến việc phải đưa sản phẩm của mình đến Mỹ, trước tiên là để các con sử dụng. Tuy nhiên, gel rửa tay diệt khuẩn muốn vào Mỹ phải được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép.

Cha con bắt tay 'chinh phục'

Để xin được giấy phép của FDA, các đầu mối tại Việt Nam chào giá dịch vụ làm thủ tục cho ông Vinh khoảng 500 triệu đồng, với thời gian hứa hẹn là 3 tháng. Với ông, chi phí này khá lớn trong bài toán kinh doanh, với biên lợi nhuận cho gel rửa tay diệt khuẩn chỉ hơn 10%.

"Làm cái này lãi rất ít, cả vốn lẫn lời còn không đủ tiền giấy phép. Mỗi container nước rửa tay các loại tôi xuất đi giá trị chỉ cũng khoảng 200-300 triệu đồng thôi", ông chủ Mỹ Hảo cho biết.

Lúc này, các con ông Vinh tại Mỹ tham gia giúp bố. Chịu trách nhiệm chính là người con gái thứ hai. Ông Vinh cho biết, người con này đã đi làm tại Mỹ và nắm rõ luật pháp nên đứng ra nghiên cứu trình tự hồ sơ thủ tục.

"Bên này chúng tôi gửi các hồ sơ mà phía cơ quan Mỹ yêu cầu để con gái tiến hành thủ tục. Nhờ có đầu mối là người hiểu luật mà làm cũng dễ, chi phí lại thấp hơn nhiều", ông Vinh cho biết, "Mỹ họ rất chuẩn mực, chứ không tuỳ tiện, tiêu chuẩn phải dùng đúng những chất nào thì mình phải dùng chất đó, dù chất khác có tốt hơn cũng không được".

Chỉ một tháng sau, Mỹ Hảo đã cầm được giấy phép của FDA để xuất khẩu gel rửa tay khô, nước rửa tay (phải xả lại bằng nước) và xịt diệt khuẩn. Đến nay, sau gần 3 tháng, đã có 7 container cập cảng một trong những tâm dịch của thế giới. Trên kệ hàng Mỹ, những chai nước rửa tay vẫn mang thương hiệu riêng của chính Mỹ Hảo, bao bì chỉ khác thị trường Việt Nam là dùng tiếng Anh.

"Tôi xuất khẩu đi Mỹ cũng lâu rồi, nhưng là những sản phẩm không cần FDA cấp phép như nước rửa chén, nước giặt...Do vậy, khi bán gel rửa tay sang đó thì tiêu thụ nhanh vì đã sẵn uy tín, bạn hàng và kênh phân phối tại các siêu thị", ông Vinh nói.

Các lô hàng gel rửa tay đầu tiên được nhà thu mua và hải quan kiểm định rất kỹ, để xác định mức độ tuân thủ theo giấy phép FDA. 

Thời gian kiểm định mất một tuần. Những lô hàng về sau, khi đã được tin cậy thì hàng về kênh phân phối nhanh hơn. Mỹ Hảo đang đàm phán để cung cấp nước rửa tay cho Walmart. "Họ mua số lượng rất lớn nhưng đang trả giá khá thấp", ông Vinh nói công ty vẫn có thể đáp ứng đủ số lượng đề ra.

Xuất thân khiêm tốn

Ông Lương Vạn Vinh bắt đầu đi làm kiếm tiền từ khá nhỏ. Năm 10 tuổi, ông đi học làm nhang. Năm 16 tuổi, ông đi bán phụ tùng xe đạp ở lề đường Thuận Kiều. 17 tuổi, ông "đổi nghề" sang bán tạp hóa dạo bên ngoài chợ Bình Tây, quận 6.

Đến nay, ông Vinh đã có hơn 30 năm lăn lộn thương trường ngành hóa mỹ phẩm. Trong đó, thương hiệu Mỹ Hảo của ông đã có hơn 20 năm tồn tại. Vào thập niên 90, công ty là đơn vị tiên phong sản xuất nước rửa chén khi khái niệm này còn xa lạ ở Việt Nam. Nhờ vậy, thời gian đầu xuất hiện, nước rửa chén Mỹ Hảo hầu như chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, nhận thấy cơ hội, các tập đoàn đa quốc gia vào cuộc rất nhanh và bài bản. Chỉ sau 2 năm, Mỹ Hảo mất khoảng một nửa thị phần, Tuy nhiên, khác với nhiều thương hiệu nội địa từng có thời "vàng son" rồi biến mất khi các công ty FDI đổ bộ, Mỹ Hảo vẫn tồn tại đến hôm nay.

Năm 1998, Mỹ Hảo nhận được lời "ngã giá" 10 triệu USD rồi nâng dần lên 30 triệu USD nhưng ông Vinh vẫn từ chối. Gần đây, công ty được một đơn vị định giá 40 triệu USD. Trong giới kinh doanh ngành này, Mỹ Hảo được ví với những từ như "đối thủ không cân sức" với hãng ngoại, kẻ "lì đòn" hay người "lụm bạc cắt".

Hiện nay, bình quân mỗi ngày thị trường nội địa tiêu thụ 200-300 tấn sản phẩm các loại của Mỹ Hảo. Mùa dịch vừa qua, hoạt động kinh doanh cũng gặp không ít khó khăn. Ông Vinh có hơn 200 công nhân và hơn 500 nhân viên tiếp thị bán hàng. "Tôi cũng xuất thân từ gia đình khó khăn nên tôi hiểu nếu cho mọi người nghỉ thì càng khó hơn, nên cũng phải cố gắng duy trì công việc cho họ", ông nói.

Do Covid-19 ở Việt Nam tạm lắng nên theo ông Vinh thị trường gel rửa tay đã chậm lại. Tuy nhiên, nước rửa tay thì vẫn bán khá. Ngoài ra, đại dịch cũng khiến người tiêu dùng quan tâm hơn đến điều kiện vệ sinh nhà cửa, quần áo nên ông nghĩ đến việc sản xuất thêm các sản phẩm giặt giữ, lau sàn có tính năng diệt khuẩn.

Thị trường xuất khẩu chiếm chưa đến 10% tổng doanh số của Mỹ Hảo nhưng ông Vinh cho rằng còn rất rộng lớn để khai thác. Tất nhiên, đây cũng không phải thị trường "màu hồng".

"Thị trường rất lớn nhưng cũng rất cạnh tranh. Các nhà thu mua chấp nhận mua hàng của mình nhưng cũng rất ép giá nhưng dẫu sao đây cũng là cơ hội của Việt Nam", ông Vinh nói.

Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam

Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam Từng Từ chối 30 triệu USD...

Nước rửa chén Mỹ Hảo có mặt trên thị trường VN từ năm 1990 và nhanh chóng làm mưa làm gió trong một thời gian dài, khi chiếm hơn 50% thị phần nội địa. Năm 1997, Unilever đưa sản phẩm nước rửa chén Sunlight vào thị trường VN. Trong thời gian đầu, Sunlight không thành công với mẫu mã là chai nhựa màu vàng, chữ xanh không khác mấy chai nước rửa chén Mỹ Hảo trước đó, chất lượng lại không có gì đặc biệt nổi trội nhưng có giá gần gấp đôi Mỹ Hảo. 

Trong khi Mỹ Hảo vẫn giữ lối kinh doanh truyền thống, bán hàng cho các đại lý rồi để họ tự tính toán giá bán lẻ thì các công ty ngoại quy định rõ ràng giá bán lẻ. Đặc biệt, mức chiết khấu hoa hồng hấp dẫn khiến không ít đại lý vốn thân quen với Mỹ Hảo quay lưng lại với thương hiệu nội địa này. “Chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi mất khá nhiều đại lý ruột. Trong tôi hình thành 2 con đường: Bỏ cuộc chơi, bán hết nhà máy hoặc tiếp tục làm bằng một cách khác”, ông Vinh nhớ lại.

Và ông Vinh chọn cách thứ hai, thay đổi chiến lược bán hàng. Trong 2 năm 2003-2004, đính thân ông cùng nhân viên trực tiếp đi đến các địa phương mở hàng loạt nhà phân phối, tuyển nhân sự bán hàng tại các tỉnh thành với mức lương, chiết khấu linh hoạt và chọn nông thôn với tầng lớp thu nhập thấp là đối tượng khách hàng chính. Đến nay, nước rửa chén Mỹ Hảo có mặt khắp các tỉnh thành, với gần 150 nhà phân phối và hơn 500 nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Theo ông Vinh, nước rửa chén Mỹ Hảo đang chiếm 70% doanh thu của công ty.

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Mỹ Hảo hiện tại vẫn là Sunlight. Hai nhãn hàng này đang có những sản phẩm nước rửa chén tương đương về màu sắc và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, cũng do eo hẹp tài chính đầu tư trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm nên Mỹ Hảo luôn đi sau Sunlight một bước trong quảng bá sản phẩm mới. Ông Vinh cho biết, trên thị trường có hàng chục nhãn hàng nước rửa chén, nên con đường đi của thương hiệu Việt ngày càng vất vả hơn. Với năng suất sản xuất 250 tấn nước rửa chén/ngày, việc tìm kiếm khách hàng và tăng kênh tiêu thụ đang là áp lực của công ty.

Có một thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt bước chân vào nghề kinh doanh với kiến thức quản lý là con số không, làm theo cảm tính và có tầm nhìn ngắn hạn. Ngay cả việc định giá sản phẩm họ cũng chỉ biết cộng thêm vài trăm tiền lãi là xong, mà chưa bao giờ nghĩ đến chi phí làm quảng cáo, marketing, lưu kho bãi... Ông Vinh cho biết, ông là ví dụ điển hình cho những điều này. 

Hiện tại, Mỹ Hảo chỉ chi 3% doanh thu cho quảng cáo tiếp thị. So với các nhãn hàng đa quốc gia, Mỹ Hảo khó xây dựng được hình ảnh trong mắt nhiều bà nội trợ, vốn chỉ có thói quen mua sản phẩm chỉ vì... thấy quảng cáo trên ti vi. Như vậy, để trở thành người dẫn đầu ngành và thương hiệu Việt mạnh trong 5 năm tới như quyết tâm của ông Vinh thì chỉ với một tình yêu thương hiệu Việt thôi là chưa đủ.

Nếu Mỹ Hảo vẫn cứ đơn độc trong cuộc chiến không cân sức thế này, mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Samurai Mỹ Hảo Vươn mình đến Mỹ

Cuối tháng 2, đầu tháng 3, khi không chỉ khẩu trang mà giá cả gel rửa tay diệt khuẩn cũng tăng mạnh, ông Vinh kể rằng, có những nhà thuốc tại TP HCM lúc ấy bán một chai gel rửa tay giá hàng trăm nghìn, một bình loại nửa lít giá 400.000 đồng.

"Gel rửa tay mà mắc như vậy thì người thu nhập thấp sao mua được", ông nói đó là động lực mình "vào cuộc". Trước đó, Mỹ Hảo chỉ sản xuất các sản phẩm như nước rửa chén, bột giặt, xà phòng và nước hoa...

Tại sao nói Mỹ Hảo là một samurai của Việt Nam

Ông Lương Vạn Vinh, Tổng giám đốc Mỹ Hảo trong buổi trò chuyện ngày 12/6. Ảnh: Viễn Thông

Từ lúc quyết định sẽ sản xuất đến khi chai nước rửa tay đầu tiên xuất xưởng chỉ mất 2 tuần. Với ông, bao bì mẫu mã chuẩn bị rất nhanh. Công phu nhất chỉ là giấy phép. Thậm chí, công thức và nguyên liệu cũng không phải chuyện khó cho người lâu năm trong ngành như ông.

"Đây là cái nghề của tôi mà, tôi nhìn vô là biết hết rồi. Sản xuất nước rửa tay chủ yếu cần cồn, mà nguyên liệu này chúng tôi không thiếu vì có làm nước hoa. Sau đó, mình cộng thêm một số nguyên liệu diệt khuẩn nữa", ông Vinh nói.

Tung sản phẩm ra thị trường không lâu, Covid-19 lại bùng phát mạnh ở Mỹ, nơi các con ông Vinh đều đang sinh sống và làm việc tại đây. Chuyện các con than khó tìm được chỗ bán gel rửa tay diệt khuẩn làm ông lo lắng. Ông nghĩ đến việc phải đưa sản phẩm của mình đến Mỹ, trước tiên là để các con sử dụng. Tuy nhiên, gel rửa tay diệt khuẩn muốn vào Mỹ phải được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cấp phép.

Để xin được giấy phép của FDA, các đầu mối tại Việt Nam chào giá dịch vụ làm thủ tục cho ông Vinh khoảng 500 triệu đồng, với thời gian hứa hẹn là 3 tháng. Với ông, chi phí này khá lớn trong bài toán kinh doanh, với biên lợi nhuận cho gel rửa tay diệt khuẩn chỉ hơn 10%.

"Làm cái này lãi rất ít, cả vốn lẫn lời còn không đủ tiền giấy phép. Mỗi container nước rửa tay các loại tôi xuất đi giá trị chỉ cũng khoảng 200-300 triệu đồng thôi", ông chủ Mỹ Hảo cho biết.

Lúc này, các con ông Vinh tại Mỹ tham gia giúp bố. Chịu trách nhiệm chính là người con gái thứ hai. Ông Vinh cho biết, người con này đã đi làm tại Mỹ và nắm rõ luật pháp nên đứng ra nghiên cứu trình tự hồ sơ thủ tục.

"Bên này chúng tôi gửi các hồ sơ mà phía cơ quan Mỹ yêu cầu để con gái tiến hành thủ tục. Nhờ có đầu mối là người hiểu luật mà làm cũng dễ, chi phí lại thấp hơn nhiều", ông Vinh cho biết, "Mỹ họ rất chuẩn mực, chứ không tuỳ tiện, tiêu chuẩn phải dùng đúng những chất nào thì mình phải dùng chất đó, dù chất khác có tốt hơn cũng không được".

Chỉ một tháng sau, Mỹ Hảo đã cầm được giấy phép của FDA để xuất khẩu gel rửa tay khô, nước rửa tay (phải xả lại bằng nước) và xịt diệt khuẩn. Đến nay, sau gần 3 tháng, đã có 7 container cập cảng một trong những tâm dịch của thế giới. Trên kệ hàng Mỹ, những chai nước rửa tay vẫn mang thương hiệu riêng của chính Mỹ Hảo, bao bì chỉ khác thị trường Việt Nam là dùng tiếng Anh.

"Tôi xuất khẩu đi Mỹ cũng lâu rồi, nhưng là những sản phẩm không cần FDA cấp phép như nước rửa chén, nước giặt...Do vậy, khi bán gel rửa tay sang đó thì tiêu thụ nhanh vì đã sẵn uy tín, bạn hàng và kênh phân phối tại các siêu thị", ông Vinh nói.

Các lô hàng gel rửa tay đầu tiên được nhà thu mua và hải quan kiểm định rất kỹ, để xác định mức độ tuân thủ theo giấy phép FDA. 

Thời gian kiểm định mất một tuần. Những lô hàng về sau, khi đã được tin cậy thì hàng về kênh phân phối nhanh hơn. Mỹ Hảo đang đàm phán để cung cấp nước rửa tay cho Walmart. "Họ mua số lượng rất lớn nhưng đang trả giá khá thấp", ông Vinh nói công ty vẫn có thể đáp ứng đủ số lượng đề ra.