Tại sao phải thay đổi chương trình và sách giáo khoa

Đổi mới chương trình, SGK cần bám sát điều kiện thực tiễn của đất nước, theo mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực người học. Đây là một trong những ý kiến của Thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội [VHGDTNTN&NĐ] về Dự thảo Nghị quyết về định hướng đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau 2015.

Bạn đang xem: Vì sao phải đổi mới chương trình giáo dục phổ thông

Đổi mới sách giáo khoa theo cách đánh giá năng lực

GS. Đào Trọng Thi - Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội cho biết, với Đề án đổi mới sách và chương trình, Ủy ban hoàn toàn tán thành, nhưng cần tập trung nhấn mạnh tới các yếu tố, trong đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần bám sát điều kiện thực tiễn của đất nước, theo mục tiêu giáo dục toàn diện, phát triển phẩm chất và năng lực người học, vừa bảo đảm tính thống nhất trên phạm vi toàn quốc, vừa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tính đặc thù của từng địa phương.

Sách giáo khoa hiện tại được cho là có nhiều bất cập. Ảnh Xuân Trung

Nội dung trong đổi mới phải đảm bảo tính cơ bản, hiện đại, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tăng cường kỹ năng thực hành, thực tiễn, tư duy sáng tạo và năng lực tự học; cân đối giữa dạy kiến thức với giáo dục đạo đức, lối sống, lịch sử, văn hóa dân tộc cũng như định hướng nghề nghiệp; bảo đảm học sinh trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, học sinh trung học phổ thông phải được định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau trung học phổ thông có chất lượng.

GS. Đào Trọng Thi cũng cho rằng, từ đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì phương pháp dạy cũng phải đổi mới theo hướng hướng tập trung dạy cách học và tự học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và khả năng vận dụng kiến thức của người học. Đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo tiêu chí phát triển năng lực người học, cũng theo đó đổi mới công tác thi cử theo hướng đánh giá thực chất, hiệu quả và khách quan, trung thực.

Tăng môn học, chuyên đề tự chọn

Quan điểm của ủy ban này về dạy học phân hóa và dạy học tích hợp trong chương trình, sách giáo khoa đổi mới là theo hướng tăng cường các môn học, chuyên đề tự chọn. Việc này sẽ dẫn đến việc đổi mới trong xây dựng chương trình và tổ chức lớp học và cần được quy định trong Nghị quyết mới của Quốc hội.

Thực tế, trong thời gian qua việc dạy học phân hóa đã được thực hiện theo hình thức phân ban THPT, thực chất là học tự chọn theo nhóm các môn học nâng cao về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội hoặc theo khối thi đại học.

Xem thêm: Apple Iphone 6 Plus Chính Hãng Giá Bao Nhiêu Ở Thời Điểm Hiện Nay 2020


Theo đánh giá của Ủy ban VHGDTNTN&NĐ, việc dạy học tích hợp bước đầu đã được thực hiện ở bậc học phổ thông, nhưng ở mức thấp và thiếu tính hệ thống, nhất quán. Chương trình tiểu học hiện hành gồm các môn học tích hợp theo lĩnh vực hoặc liên ngành.

Còn việc dạy học tích hợp ở cấp THCS chủ yếu dừng ở mức độ tích hợp trong nội bộ môn học kết hợp với một số môn học tích hợp đa môn. Ở THPT dạy học tích hợp mới chỉ lồng ghép các nội dung giáo dục về môi trường, an toàn giao thông, dân số - sức khỏe sinh sản vị thành niên, giới tính, kỹ năng sống,…vào các môn học, song chưa nhuần nhuyễn và linh hoạt, dẫn đến sự quá tải, hạn chế hiệu quả dạy- học.

Về chủ trương một chương trình thống nhất, GS. Đào Trọng Thi cho biết, Nhà nước cần xây dựng một chương trình giáo dục phổ thông thống nhất, bao gồm phần bắt buộc đối với học sinh toàn quốc và phần bổ sung do địa phương và cơ sở giáo dục lựa chọn, đồng thời dành thời lượng hợp lý cho giáo dục lịch sử, văn hóa của mỗi địa phương, vùng miền.

Vấn đề đa dạng hóa sách giáo khoa phổ thông cũng được đề cập tới trong dự thảo, Ủy ban VHGDTNTN&NĐ của Quốc hội nhất trí với chủ trương có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học. Cần sớm có bộ chương trình chuẩn đủ chi tiết với những chuẩn kiến thức, kỹ năng cụ thể và những phẩm chất cần thiết khác; đồng thời cần ban hành bộ tiêu chí đánh giá sách giáo khoa.

Song song với đó, đội ngũ nhà giáo thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới cũng cần thay đổi. Thường trực Ủy ban đề nghị đưa vào Nghị quyết của Quốc hội một số quy định cần thiết nhằm phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015.

Cụ thể, sắp xếp lại hệ thống các trường, khoa sư phạm và cơ sở đào tạo giáo viên phổ thông; ban hành cơ chế, chính sách đặc thù đối với các trường, khoa sư phạm để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo giáo viên chất lượng cao và nghiên cứu khoa học giáo dục; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, đánh giá, sử dụng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chế độ, chính sách ưu đãi nhằm thu hút người có năng lực, trình độ về làm công tác giảng dạy, quản lý tại các trường, khoa sư phạm và các cơ sở giáo dục phổ thông.

Trong Tờ trình này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nêu rõ về những hạn chế, bất cập của chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện hành. Cụ thể, nội dung của các môn học chưa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản và thiết thực; chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, giữa dung lượng và thời lượng dạy học, nặng “dạy chữ” nhẹ “dạy người”, “chương trình, sách giáo khoa bị “cắt khúc”, không thật đảm bảo tính liên thông, có trùng lặp một số nội dung giữa các lớp học, cấp học và giữa các môn học; chưa liên thông tốt giữa giáo dục phổ thông với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học,…

Theo tác giả Xuân Trung, Báo giáo dục Việt Nam, link gốc: //giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Vi-sao-phai-doi-moi-sach-giao-khoa-pho-thong-sau-2015-post142963.gd

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ban hành đã hiện thực hóa quan điểm đổi mới giáo dục cho những năm tới. Trong khi đó, sách giáo khoa [SGK] là một phương án dạy học dựa trên chương trình chuẩn quốc gia.

Sách giáo khoa là cụ thể hóa mục tiêu giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và là bước đột phá, đòn bẩy để phát triển giáo dục nước nhà. SGK mới có cấu trúc và nội dung không giống như SGK hiện hành. Đây là SGK dạy học theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực học sinh cho nên sách phải viết làm sao cụ thể hóa được mục tiêu của chương trình tổng thể và chương trình môn học một cách khoa học nhất và nghệ thuật sư phạm nhất. Mặt khác, SGK chỉ là một phương án mở giúp giáo viên thuận lợi trong việc hướng dẫn học sinh trải nghiệm từng đơn vị kiến thức trong bài học. Tuy được chọn một bộ SGK, nhưng mỗi giáo viên vẫn có quyền tham khảo và vận dụng các cách tiếp cận, cách giải quyết một vấn đề kiến thức ở các bộ SGK khác nhau. Đối với học sinh, SGK chỉ là một trong những công cụ giúp các em bày tỏ biểu cảm, cách nghĩ, cách thể hiện khác nhau và rồi cùng nhau thảo luận, hợp tác, chủ động tìm cách sở hữu kiến thức cho chính mình.    Thực tế hiện nay, nhiều nơi vẫn chưa thoát ra quan niệm cũ: SGK là pháp lệnh, cho nên chưa dám mạnh dạn thay đổi hoạt động chuyên môn khi trình độ học sinh và điều kiện hiện có của nhà trường không tương đồng. Có thể nói, để dạy học nhẹ nhàng, hiệu quả, quyền quyết định chủ yếu là ở giáo viên, ở mỗi nhà trường mà không phải là ở SGK. Nhiều bộ SGK sẽ cho ra cách dạy học khác nhau cũng như phản ánh thực tiễn giáo dục phong phú ở nhiều địa phương, thậm chí mang dấu ấn riêng, đậm chất nghệ thuật sư phạm của nhóm tác giả SGK. Giáo viên sẽ được tự do sáng tạo, trên cơ sở trải nghiệm nhiều bộ SGK khác nhau. Mặt khác, khi có nhiều bộ SGK, sẽ kích thích giáo viên tự chủ nội dung và phương pháp, tức là thay đổi giáo dục từ dưới lên. Điều đó giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo [GD và ĐT] chỉ đạo sát thực hơn, thực tế hơn với sự đa dạng của địa phương, tức là điều chỉnh cách chỉ đạo đổi mới giáo dục ở cấp Trung ương, hay chính là thay đổi từ trên xuống. Quá trình biên soạn SGK theo cơ chế xã hội hóa giúp các tác giả và nhà xuất bản hoàn toàn được chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu như: Tự chủ chọn tác giả và xây dựng bản thảo; tự lo kinh phí và từ đó xác định cho mình trách nhiệm lớn hơn. Ngoài ra, nhiều bộ SGK sẽ chống được độc quyền của các nhà xuất bản trong việc in ấn và phát hành SGK, đã tồn tại suốt nhiều năm qua.    Tuy nhiên, quá trình triển khai biên soạn SGK vừa qua bộc lộ những hạn chế cả về nội dung dạy học lẫn sự chỉn chu về mặt sư phạm. Chưa nên vội đưa quá nhiều văn thơ nước ngoài vào SGK tiểu học, nhất là học sinh các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn đầu đời của cả một con người. Mặt khác, cần nhặt hết “sạn” trong SGK. Rõ ràng, SGK tuy là sách xã hội hóa nhưng đã được Nhà nước thẩm định trước khi đưa vào trường học thì phải chuẩn, phải “sạch”. Vì vậy, cần chấm dứt tình trạng còn “sạn” trong SGK. Đáng chú ý, giá SGK quá cao trong khi vẫn có những giải pháp để giá sách giảm xuống như: Đấu thầu rộng rãi công đoạn in sách; giảm đến mức thấp nhất số trang mỗi đầu sách; không cần có SGK ở một số môn học hoặc hoạt động giáo dục [như hoạt động trải nghiệm, giáo dục thể chất] mà chỉ giữ lại sách hướng dẫn dạy cho giáo viên. Nếu làm được như nêu trên, chắc chắn cặp sách của các em tới trường sẽ nhẹ hơn, đỡ trĩu nặng trên đôi vai trẻ nhỏ. Cùng với đó, việc bán sách tham khảo kèm SGK, theo “bó”, rồi môi giới tiếp thị sách tham khảo để nhận phí phát hành là những việc làm phản cảm, cần phê phán và giám sát chặt chẽ hơn nữa theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD và ĐT.    Để thực hiện đổi mới giáo dục thành công cần quyết liệt thay đổi cách làm SGK. Nếu cơ quan quản lý giáo dục, các nhà tổ chức, nhà xuất bản không thay đổi tư duy, tiếp tục duy trì và áp dụng cách nghĩ và phương pháp cũ để làm SGK mới trong cơ chế thị trường thì sẽ là sai lầm và để lại bức xúc trong dư luận xã hội là điều tất yếu. Xã hội hóa SGK là tốt, là tiến bộ, nhưng dễ gặp phải cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhóm tác giả và các nhà xuất bản. Do đó, Bộ GD và ĐT cần quyết liệt với những chế tài chặt chẽ hơn để ngăn chặn lợi ích nhóm hay tình trạng nể nang khi thẩm định SGK. Khi lựa chọn và quyết định từng thành viên trong nhóm tác giả cũng như các ủy viên của hội đồng thẩm định cần sự chuẩn xác ở nhiều khâu và bảo đảm tính khoa học. Cần tránh làm SGK theo nhóm kiểu thân quen hay người nhà mà ít chú ý tới sự đóng góp năng lực từng cá nhân cho toàn nhóm, cho chất lượng cả cuốn SGK. Các thành viên trong nhóm tác giả cũng như hội đồng thẩm định SGK phải là sự kết hợp hài hòa của những cá nhân có năng lực chuyên môn sâu, có hiểu biết và trải nghiệm giáo dục phổ thông với những giáo viên giỏi có tầm nhìn, chuyên gia đầu ngành vững vàng, am hiểu sâu sắc tư tưởng đổi mới giáo dục.  

 Đặng Tự Ân 


 Giám đốc Quỹ hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề