Tại sao tấm bằng ở cuối bài thơ lại được viết hoa tác giả muốn gửi gắm ở đó thông điệp gì

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: TẤM BẰNG Cuộc đời ai cũng có những tấm bằng Để làm giấy chứng minh Để cầu mong thành đạt Những tấm bằng như những bảng chỉ đường qua những đường phố hẹp Để đến đại lộ cuộc đời ngày càng mở rộng thêm Có những vĩ nhân được nhân loại khắc tên Bởi các tấm bằng xứng danh trong lịch sử Và có những tấm bằng chứng nhận những việc làm tuy nhỏ Nhưng cố gắng hết mình, vẫn quý trọng biết bao! Có được điều gì lớn lao Từ những gì nhỏ bé Đừng bao giờ chứng minh cuộc đời bằng những gì không thể Như những tấm bằng không bằng được chính tả Có đi bước gần mới đến quãng xa Mới biến được cái không thành có thể Đừng mong chờ có ai bán rẻ Đâu lẽ đời bánh vẽ sẽ lên tiên? Những tấm bằng có đóng dấu kí tên Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận Mới là - TẤM BẰNG - bằng - của - chính - ta [Hoàng Ngọc Quý] Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ? [0,5 điểm] Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên là gì ? [0,5 điểm] Câu 3. Vai trò của tấm bằng trong cuộc sống của mỗi chúng ta ? [1,0 điểm] Câu 4. Tại sao tấm bằng ở cuối bài thơ lại được viết hoa ? Tác giả gửi gắm ở đó thông điệp gì? [1,0 điểm] II. LÀM VĂN: [7,0 điểm] Câu 1: [2,0 điểm] Là một học sinh sắp và sẽ cầm trên tay tấm bằng để bước vào đời hay để tiếp tục chinh phục những tấm bằng cao hơn, anh/chị có suy nghĩ gì về giá trị, ý nghĩa "tấm bằng" trong khổ thơ cuối? Những tấm bằng có đóng dấu kí tên Chỉ là giấy thông hành đi vào cuộc sống Nhưng quý giá hơn là cuộc đời ghi nhận Mới là - TẤM BẰNG - bằng - của - chính - ta. Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/chị về nội dung đoạn thơ trên ?

Bài đọc hiểu "Chiều ngoại ô" tiếng Việt lớp 4 là những quan sát, cảm nhận tinh tế của tác giả từ những khung cảnh bình dị gần gũi nhất.

 Học bài "Chiều ngoại ô" tiếng Việt lớp 4 con phải đi trả lời các câu hỏi xoay quanh nội dung bài để giúp con nắm chắc bài học hơn, bên cạnh đó biết cách miêu tả, quan sát thiên nhiên, đồ vật.

1. Nội dung bài tập đọc "Chiều ngoại ô"

Chiều ngoại ô

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

Những buổi chiều hè êm dịu, tôi thường cùng lũ bạn đi dạo dọc con kênh nước trong vắt. Hai bên bờ kênh, dải cỏ xanh êm như tấm thảm trải ra đón bước chân người. Qua căn nhà cuối phố là những ruộng rau muống. Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh. Rồi những rặng tre xanh đang thì thầm trong gió. Đằng sau lưng là phố xá, trước mặt là đồng lúa chín mênh mông và cả một khoảng trời bao la, những đám mây trắng vui đùa đuổi nhau trên cao. Con chim sơn ca cất tiếng hót tự do, thiết tha đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mình có một đôi cánh. Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen. Vẻ đẹp bình dị của buổi chiều hè vùng ngoại ô thật đáng yêu.

Nhưng có lẽ thú vị nhất trong chiều hè ngoại ô là được thả diều cùng lũ bạn. Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều mềm mại như cánh bướm. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

Theo Nguyễn Thụy Kha

2. Soạn bài "Chiều ngoại ô"  tiếng việt lớp 4

2.1. Cảnh buổi chiều hè ở ngoại ô như thế nào?

Trả lời:

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật là yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.

2.2. Câu văn nào trong bài tả vẻ đẹp của ruộng rau muống?

Trả lời:

Đó là câu: “Mùa hè, rau muống lên xanh mơn mởn, hoa rau muống tím lấp lánh”. 

2.3. Điều gì làm tác giả cảm thấy thú vị nhất trong những buổi chiều hè ở vùng ngoại ô?

Trả lời:

Điều mà tác giả cảm thấy thú vị nhất trong buổi chiều hè ở vùng ngoại ô là: được thả diều cùng lũ bạn.

2.4. Vì sao tác giả cảm thấy thú vị nhất khi được thả diều cùng lũ bạn?

Trả lời:

Khoảng không gian vắng lặng nơi bãi cỏ gần nhà tự nhiên chen chúc những cánh diều. Những cánh diều cốc, diều tu, diều sáo đua nhau bay lên cao mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Những cánh diều như những mảnh hồn ấu thơ bay lên với biết bao khát vọng. Ngồi bên nơi cắm diều, lòng tôi lâng lâng, tôi muốn gửi ước mơ của mình theo những cánh diều lên tận mây xanh.

3. Ý nghĩa của bài đọc "Chiều ngoại ô" tiếng Việt lớp 4

Chiều ngoại ô là một bài đọc rất hay, tác giả đã miêu tả không gian, cuộc sống của khu vực ngoại ô khác xa với phố thị xa hoa, ồn ào. 

Thấy được những khung cảnh bình yên đến lạ thường, từng cảnh vật nhỏ nhất cũng được tác giả lột tả: con kênh, rau muống, chim sơn ca, thơm hơi đất, mùi hương lúa chín, những chiều thả diều cùng đám bạn, những ước mơ gửi vào cánh diều.

Qua đó tác giả muốn gửi gắm thông điệp: hạnh phúc không đâu xa ngay từ những điều bình dị nhất, khơi gợi những kí ức, kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong những buổi chiều hè cùng bạn thả diều trên những cánh đồng, con đê.

4. Một số từ khó trong bài đọc học sinh cần chú ý

Bài đọc hiểu "Chiều ngoại ô" tiếng Việt lớp 4 giúp em biết trân trọng những kỉ niệm đẹp vui đùa bên lũ bạn. Cùng với đó là những kiến thức bổ ích của cuộc sống làng quê bình yên. Để học tốt tiếng Việt con tham gia các khóa học tại vuihoc.vn nhé.

Giúp con nắm chắc công thức và các dạng toán khó phần Phân số, hình học... từ đó làm bài tập nhanh và chính xác. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

Khi làm đề đọc hiểu trong đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn, học sinh thường đã quen với các văn bản văn xuôi. Còn với các chuyên đề đọc hiểu bằng thơ lại ít được tiếp xúc, từ đó khi làm bài thi thường lúng túng. Nhằm giúp các em học sinh ôn tập kỹ càng hơn, dưới đây là bộ 3 đề đọc hiểu có đáp án chuyên đề đọc hiểu thơ. Ôn kỹ bộ đề này sẽ giúp các em không bị mất điểm oan trong kỳ thi THPT Quốc gia

1, Bộ đề đọc hiểu có đáp án số 1 [trích đề thi thử THPT Kim Liên Hà Nội 2020]

Đề bài đề đọc hiểu số 1 

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Trên bãi cát những người lính đảo 

Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà 

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững 

Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa

Đảo tái cát

Khóc oan hồn trôi dạt 

Tao loạn thời bình 

Gió thắt ngang cây.

Đất hãy nhận những đứa con về cội 

Trong bao dung bóng mát của người 

Cay hãy gọi bàn tay về hái quả

Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi...

À ơi tình cũ nghẹn lời

Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.

[Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994]

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.

Câu 2: Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?

Câu 3: Theo anh/chị, ý nghĩa của hai câu thơ

Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững - Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa là gì?

Câu 4: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu thơ 

Đảo tái cát - Khóc oan hồn trôi dạt - Tao loạn thời bình - Gió thắt ngang cây.

 Hình ảnh người lính đảo hiện lên hào hùng và cả bi tráng trong thơ Hữu Thỉnh

Câu nghị luận xã hội tích hợp [2,0 điểm]: Hình ảnh người lính đảo và thông điệp “kiếp người mong manh” mà nhà thơ gửi gắm ở câu thơ cuối gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về giá trị của cuộc sống. Hãy thể hiện suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ].

Tổng hợp các dạng đề đọc hiểu văn bản chắc chắn có trong đề thi THPT QG

Đề đọc hiểu có đáp án chi tiết như sau

Câu 1 [0,5 điểm]: Thể thơ tự do.

Câu 2 [0,5 điểm]:

Cuộc sống của những người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh [Học sinh kể được tối thiểu ba chi tiết, hình ảnh]: bãi cát, nỗi nhớ nhà, đảo tái cát, oan hồn trôi dạt, tao loạn thời bình... 

Câu 3 đề đọc hiểu có đáp án

Ý nghĩa của hai câu thơ:

- Gợi hình ảnh những người lính đảo: ngồi quây quần bên nhau trong sự tĩnh lặng, sự sẻ chia, trong nỗi nhớ quê hương vời vợi, sự gian khổ, vất vả.

- Thể hiện tâm hồn nhạy cảm, giàu yêu thương, tinh thần kiên cường, bền bỉ của họ.

Câu 4 [1,0 điểm]:

Hiệu quả:

- Tăng tính hàm súc và gợi tả cho câu thơ.

- Gợi nỗi đau, những mất mát lớn lao trước sự hi sinh của người lính, nỗi đau lan tỏa cả đất trời và gợi lên những nghịch lí oan trái mà người lính thời bình phải chịu. Đó là sự hi sinh thầm lặng để mang lại cuộc sống hòa bình cho Tổ quốc.

3 đề thi thử môn văn 2020 phần đọc hiểu và NLXH có lời giải chi tiết

Đáp án câu nghị luận xã hội tích hợp

- Người lính đảo có cuộc sống rất khó khăn nhưng đó là cuộc sống đầy ý nghĩa. “Kiếp người  mong manh” nói về thời gian sống của mỗi cá nhân rất ngắn ngủi, hữu hạn. Bởi vậy, mỗi người đều cần biết tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi đó để tạo nên giá trị cuộc sống.

- Giá trị cuộc sống gồm cả những giá trị vật chất như sức khỏe, tiền bạc... cũng gồm cả những giá trị tinh thần như tri thức, phẩm chất, tâm hồn, sự cống hiến, hi sinh, quan hệ xã hội... Con người cần tạo ra và tích lũy những giá trị đó, đồng thời biết cân bằng và hài hòa giữa các giá trị. Có như vậy mới có được cuộc sống có ý nghĩa và góp phần phát triển xã hội.

- Phê phán những con người chọn lối sống ích kỷ, thực dụng, sống hoài, sống phí.

- Liên hệ bản thân: bản thân là người trẻ tuổi đã sử dụng thời gian như thế nào để sống có ích nhất, đóng góp được nhiều nhất cho xã hội.

Ôn thi thpt quốc gia 2020: 4 đề Đọc hiểu và Nghị luận xã hội tuyển chọn

2, Bộ đề đọc hiểu có đáp án số 2 [trích đề thi thử THPT chuyên Tiền Giang]

Đề bài đề đọc hiểu số 2

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

TRUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH

Tôi yêu truyện cổ nước tôi 

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa 

Thương người rồi mới thương ta 

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì 

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha 

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh 

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang. 

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì.

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

Đậm đà cái tích trầu cau

Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.

Lâm Thị Mỹ Dạ - Theo SGK Tiếng việt lớp 5, tập 2

Câu 1: Bài thơ gợi nhắc cho anh/chị đến những truyện cổ nào trong kho tàng truyện cổ dân gian của người Việt?

Câu 2: Nhà thơ đã khẳng định những giá trị, ý nghĩa gì của truyện cổ?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp điệp từ trong hai câu thơ”

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Câu 4: Những thông điệp mà nhà thơ muốn gửi gắm qua bốn câu thơ cuối là gì?

Dàn ý nghị luận xã hội chi tiết và đáp án bộ đề Đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

Đề đọc hiểu có đáp án chi tiết như sau

Câu 1 [0,5 điểm]: Cần kể được ít nhất 2 truyện cổ trong các truyện cổ sau: Sự tích trầu cau, cây tre trăm đốt, Duyên nợ ba sinh, Đẽo cày giữa đường, Tấm cám...

Câu 2 đề đọc hiểu có đáp án [1,0 điểm]:

Giá trị, ý nghĩa của truyện cổ là:

  • Thể hiện truyền thống ân nghĩa, ân tình, vẻ đẹp tâm hồn của người Việt Nam.
  • Chứa đựng những lời khuyên, lời răn dạy của ông cha, những bài học nhân sinh sâu sắc.
  • Là một nguồn tư liệu quý báu để thế hệ sau hiểu về truyền thống, về ông cha mình.

Câu 3 [0,5 điểm]:

Tác dụng:

Nhấn mạnh, khẳng định truyền thống tương thân, tương ái, giàu lòng yêu thương của con người Việt Nam từ ngàn xưa.

 Trong thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, truyện cố tích chứa đựng rất nhiều bài học cuộc sống ý nghĩa

Câu 4 đề đọc hiểu có đáp án [1,0 điểm]:

Cần nêu ra ít nhất hai thông điệp, đảm bảo tính hợp lí và thuyết phục. Gợi ý:

  • Thế hệ sau cần trân trọng, lắng nghe lời dạy của cha ông, đó là vốn trí tuệ quý báu của dân tộc.
  • Cần giữ gìn truyền thống ân tình, thủy chung của người Việt, phát huy truyền thống đó trong thời kì hội nhập.
  • Cần biết giữ gìn và phát huy những giá trị mà truyện cổ để lại cho thế hệ hiện tại bởi mỗi câu chuyện đều là những viên ngọc quý kết tinh đời sống tâm hồn của cha ông trong quá khứ.

Chú ý khi làm bài

Đối với dạng đề yêu cầu phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ [câu văn], các em cần chú ý:

+ Cần nêu rõ từ hoặc cụm từ có chứa biện pháp tu từ đó [không viết trong bài thi nhưng cần ghi ra giấy nháp].

+ Căn cứ vào tác dụng chung của biện pháp tu từ đó, căn cứ vào nội dung văn bản và các từ ngữ cụ thể trong câu văn [câu thơ] để nêu tác dụng chính xác nhất.

Tuyển tập bộ đề đọc hiểu ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn: TẠI ĐÂY

3, Bộ đề đọc hiểu có đáp án số 3 [trích đề thi thử THPT chuyên Trần Phú Hải Phòng 2018]

Đề bài đề đọc hiểu số 2

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em 

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển 

Bờ bãi loi thoi xóm làng ẩn hiện

Đời sống như đời người trên sông

Em yêu anh có yêu được như sông 

Sông chẳng theo ai, tự chảy nên dòng 

Sông nhớ biển lao ghềnh vượt thác

Mang suối nguồn đi đến suốt mênh mông

Đã yêu sông anh chẳng ngại sâu nông

Em có theo anh lên núi về đồng

Hạt muối mặn lên ngàn, bè tre xuôi về bến

Em có cùng lũ lụt với mưa dông

Đời sống trôi như đời người trên sông 

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể 

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa 

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

Anh tin em khi đứng mũi chịu sào 

Anh chẳng sợ mọi đá ngầm sóng cả 

Anh yêu sông, yêu từ nguồn đến bể 

Gió về rồi, nào ta kéo buồm lên

[Vũ Quần Phương – Tình yêu – dòng sông – NXB Văn học, 1988]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Trong bài thơ, nhà thơ đã bày tỏ niềm băn khoăn: “Em yêu anh có yêu được như sông”. Theo nhà thơ, dòng sông và tình yêu có những điểm nào tương đồng?

Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong khổ thơ: 

Đời sống trôi như đời người trên sông 

Anh tin bến, tin bờ, tin sức mình đến bể 

Tin ánh sáng trên cột buồm, ngọn lửa 

Tin mái chèo cày trên sóng cần lao

Câu 4: Thông điệp tình yêu ẩn chứa trong hai câu thơ cuối là gì?

Bộ 3 đề đọc hiểu Ngữ văn THPT Quốc gia có đáp án

Câu nghị luận xã hội tích hợp [2,0 điểm]

Hãy viết một bài văn ngắn [khoảng 200 chữ] bày tỏ suy nghĩ về bài học từ những dòng sông được nêu trong hai câu mở đầu của bài thơ phần Đọc – hiểu:

Có bao giờ sông chảy thẳng đâu em 

Sông lượn khúc lượn dòng mà đến biển

Đề đọc hiểu có đáp án chi tiết như sau

Câu 1 đề đọc hiểu có đáp án [0,5 điểm]:

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm/ Phương thức biểu cảm.

Câu 2 [1,0 điểm]:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, thể hiện khả năng hiểu biết của bản thân về văn bản nhưng cần đảm bảo logic, chặt chẽ. Cần nêu được ít nhất hai nét tương đồng. Gợi ý:

  • Sông lượn khúc, lượn dòng mà tới biển; lũ, dông, đá ngầm, vực xoáy: tình yêu nhiều thử thách, trắc trở, khó khăn.
  • Sông nhớ biển, lao ghềnh vượt thác; suối nguồn đi suốt mênh mông: tình yêu mạnh mẽ, nồng nhiệt, dạt dào, đòi hỏi sự hi sinh;
  • Sông chẳng theo ai tự chảy nên dòng: bản lĩnh, ý chí vượt qua khó khăn trong tình yêu.

….

Câu 3 đề đọc hiểu có đáp án [1,0 điểm]:

Chú ý: Đối với câu hỏi 3, khi câu hỏi đã nêu rõ “Theo nhà thơ”, các em cần chú ý toàn bộ dữ liệu cho câu trả lời đều nằm trong văn bản, tránh việc suy diễn lan man và thêm vào các ý theo quan điểm của bản thân.

Tác dụng:

  • Tăng tính sinh động và gợi cảm cho câu thơ.
  • Thể hiện hình ảnh của cuộc đời như một cuộc hành trình dài với nhiều khó khăn, thử thách và cũng nhiều niềm vui, hạnh phúc. Con người cần có can đảm đi qua khó khăn thì sẽ đạt đến thành công.

 Những con sông là ẩn dụ cho cuộc đời có lúc thăng lúc trầm, lúc khó khăn chướng ngại lúc xuôi dòng mạnh mẽ

Câu 4  [0,5 điểm]:

Chú ý: Đối với câu hỏi 4, đây vẫn là dạng câu hỏi thường gặp trong yêu cầu đọc hiểu, tuy nhiên phạm vi thông điệp được quy vào “thông điệp tình yêu”, các em cần lưu ý đọc kĩ để trả lời đúng phạm vi yêu cầu.

Có thể nêu thông điệp theo cách hiểu, quan điểm riêng của cá nhân, đảm bảo hợp lí, thuyết phục. Đề đọc hiểu có đáp án gợi ý như sau

  • Tình yêu cần có niềm tin, sự lạc quan, niềm tin làm nên sự bền vững của tình yêu.
  • Trong tình yêu cần chân thành, chung thủy. Sự chân thành, thủy chung tạo nên sức mạnh to lớn cho tình yêu.
  • Tình yêu cần trọn vẹn, yêu ai là yêu chính con người của họ. Đó là tình yêu đích thực, tình yêu từ những điều nhỏ nhất.

Đáp án câu nghị luận xã hội tích hợp

Hướng dẫn chung

Đối với dạng nghị luận xã hội xuất hiện hai vấn đề nghị luận có tính chất đối lập nhau [ở đây là hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách: hoặc đối đầu trực diện hoặc đi vòng, khéo léo tránh khó khăn], các em cần chú ý:

  • Bàn luận, chỉ rõ mặt đúng/sai, ưu điểm/tồn tại của từng vấn đề.
  • Bài học nhận thức rút ra thông thường là sự dung hòa của hai vấn đề, lựa chọn linh hoạt theo từng hoàn cảnh.

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được suy nghĩ về cách ứng xử trước khó khăn trong cuộc sống. 

NLXH tích hợp đề đọc hiểu có đáp án gợi ý như sau

+ Chảy thẳng: đối đầu trực diện với khó khăn, đi xuyên qua một cách quyết liệt. Lượn khúc, lượn dòng

đến biển: tìm ra con đường đi mới, đi vòng khéo léo tránh được khó khăn để đi đến đích.

+ Nội dung của hai câu thơ đã thể hiện hai quan niệm sống, hai cách ứng xử với những khó khăn, thử thách trong cuộc sống: hoặc là đối đầu, xuyên qua khó khăn hoặc là linh hoạt, tìm con đường khác. Từ đó giúp cho mỗi người có được bài học cho riêng mình.

+ Hai quan niệm, hai cách ứng xử trước khó khăn, thử thách có những giá trị riêng, ý nghĩa, vai trò riêng.

+ Khi đi xuyên qua khó khăn là chấp nhận tổn thương, đau đớn, nguy hiểm; cần có ý chí vững vàng nhưng qua đó cũng tôi luyện được bản lĩnh con người, giúp con người trưởng thành. [dẫn chứng]

+ Khi đi vòng đường khác, né tránh những khó khăn một cách linh hoạt tuy có xa hơn, chậm hơn để đến đích nhưng an toàn hơn. Tuy nhiên, chỉ biết né tránh cũng là lựa chọn của người yếu đuối, thể hiện sự thụt lùi, sự kém cỏi. [dẫn chứng]

  • Bài học nhận thức: Dựa vào hoàn cảnh thực tế để có ứng xử phù hợp.

Để làm được các đề đọc hiểu văn bản dạng thơ, đầu tiên các em cần năm vững về các thể thơ cơ bản: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ lục bát, thơ 7 chữ, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật [thất ngôn tứ tuyệt, thất ngôn bát cú,....], thơ tự do. Bên cạnh đó là quy luật gieo vần [vần chân, vần lưng] của các thể thơ này. Các kiến thức về biện pháp tư từ và cảm thụ văn học cũng cần được chú ý. Các em hãy làm các đề đọc hiểu có đáp án trên và ôn tập lại những kiến thức tiếng Việt cơ bản là chắc chắn có thể làm được bài. Chúc các em ôn tập tốt!

Video liên quan

Chủ Đề