Tại sao tập gập bụng bị đau lưng

Ngày đăng: 17/6/2022
Ngày sửa: 17/6/2022
Đánh giá: 7.6/10 - 69531 lượt


Tại sao đau lưng khi gập bụng

So với việc tác động vào cơ bụng [đặc biệt là Rectus Abdominis - cơ thẳng bụng], Sit-up truyền thống sử dụng nhiều hơn các cơ bắp cho chức năng gập hông [Hip Flexors] kéo dài từ thắt lưng chạy qua xương chậu và kết thúc ở xương đùi. Chức năng chính của Rectus Abdominis là Trunk Flexion tức gập thân mình, và nó được thể hiện rõ ràng nhất ở bài tập Crunch.

Nhưng đối với Sit-up thì lại khác, khi cơ thẳng bụng đi hết biên độ chuyển động [Range of Motion] của nó thì tiếp theo sẽ là phase của các nhóm cơ gập hông thực hiện chuyển động. Khi đó gần như toàn bộ nhóm cơ bụng và các cơ thân trên khác ở vùng ngực, lưng, cổ chịu ở trạng thái Isometric Contraction. Và rất có thể, chúng sẽ bị Over-Active hoặc Over-Tightened. Chúng có thể tạo ra 1 lực kéo làm xương chậu xoay về phía trước và làm đốt sống thắt lưng bị ưỡn quá mức [mất đi tư thế tự nhiên ban đầu]. Đó là lý do gây ra sự khó chịu ở lưng dưới. Nếu như cơ bụng người quá yếu không có khả năng giữ lồng ngực hướng về trước thì mọi việc sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

Sit-up không phải là 1 bài tập quá tồi tệ như nhiều người nghĩ. Tuy nhiên vì Sit-up liên quan đến nhiều nhóm cơ không riêng gì cơ bụng nên nó không được khuyến khích đối với những người tập có vấn đề liên quan đến cổ, lưng dưới [đặc biệt là tổ hợp LHPC]. Các vấn đề ở đây có thể liệt kê như sai lệch tư thế [gù lưng, võng lưng] hoặc vấn đề ở đau lưng dưới cấp tính hoặc các bệnh mãn tính liên quan đến thoái hóa đốt sống, đĩa đệm ... Mình được nghe kể nhiều trường hợp khách hàng bị phình đĩa đệm mà huấn luyện viên vẫn cho gập Sit-up ầm ầm, mình nhìn thấy đau lắm ... nhưng bất lực à.

Vậy nếu 1 cá nhân không có những vấn đề liệt kê ở trên, họ có thể thực hiện Sit-up như bình thường và nó vẫn đem lại nhiều lợi ích như những bài tập bụng khác nhưng việc 1 buổi tập thực hiện cả trăm reps Sit-up thì đúng là không nên thật. Còn với những cá nhân có vấn đề về lưng dưới, hông hoặc mất cân bằng tư thế thì có thể thay thế Sit-up bằng các bài tập đa dạng sau: Plank/ Bird-dog/ Deadbug/ Reverse Crunch hoặc Low boat pose

Gập bụng bị đau lưng khiến nhiều người khó chịu. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì? Cách tập cơ bụng hiệu quả mà không làm đau lưng như thế nào? Câu trả lời sẽ được bật mí chi tiết trong thông tin bài viết dưới đây!

Nguyên nhân gập bụng bị đau lưng

Tập gập bụng đúng cách có thể giúp điều chỉnh vòng 2 thon gọn. Thế nhưng với những người mới bắt đầu rèn luyện bài tập này thì không thể tránh khỏi tình trạng đau lưng. Vậy nguyên nhân gập bụng bị đau lưng là do đâu?

Trên thực tế, tình trạng đau lưng khi gập bụng có thể là do một trong các nguyên nhân dưới đây gây ra:

Gập bụng sai kỹ thuật

Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến lưng bị đau nhức khi mới gập bụng. Khi gập bụng sai kỹ thuật, lực sẽ dồn hết về phía lưng. Khi cơ bắp tại đây phải chịu áp lực lớn sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức, mỏi lưng. Thậm chí việc gập bụng không đúng cách lâu dài còn khiến cột sống bị tổn thương, dẫn tới tình trạng đau cột sống.

Không khởi động khi thực hiện bài tập

Không khởi động khi thực hiện gập bụng cũng là một nguyên nhân gây đau lưng. Theo các huấn luyện viên thể thao, cơ thể không vận động trước đó mà tiến hành gập bụng đột ngột sẽ không thể thích ứng kịp. Từ đây cơ bắp dễ bị căng cứng, các khớp không co giãn được và máu khó lưu thông, gây đau nhức lưng.

Do mắc các bệnh về xương khớp

Nếu bạn đã khởi động kỹ trước khi gập bụng và thực hiện đúng kỹ thuật của bài tập mà cơn đau lưng không thuyên giảm thì khả năng cao bạn đã mắc các bệnh lý về xương khớp. Những bệnh xương khớp có thể gây đau lưng bao gồm:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa cột sống
  • Viêm cột sống….

Cơn đau do những bệnh lý này gây ra có thể âm ỉ, thành từng cơn hoặc đau nhói dữ dội khiến quá trình tập luyện của bạn gặp nhiều trở ngại. Tốt nhất bạn nên ngừng việc tập luyện và tới ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Cách tập cơ bụng hiệu quả

Tập cơ bụng hiệu quả không hề khó. Trước khi luyện tập, bạn nên xem kỹ video hướng dẫn hoặc tuân thủ theo đúng lời khuyên của huấn luyện viên chuyên nghiệp. Để tập bụng hiệu quả, bạn có thể làm theo hướng dẫn chi tiết sau:

  • Bước 1: Để bắt đầu bài gập bụng, bạn hãy nằm ngửa trên tấm thảm yoga trải trên mặt đất phẳng. Tấm thảm yoga cần làm từ chất liệu êm ái, không cứng để tránh khiến cột sống bị đau nhức.
  • Bước 2: Bạn hãy từ từ thu hai chân lên, hai đầu gối co lại, hai bàn chân đặt lên thảm, hai tay đặt sau gáy hoặc hai bên tai.
  • Bước 3: Ở bước 3, bạn cần siết chặt cơ bụng lại đồng thời nâng vai, nâng đầu về phía trước, thở ra. Phần lưng dưới và mông cần giữ nguyên dưới thảm như vị trí ban đầu. Cơ bụng siết chặt lại hơn, gập thân người về trước, tuyệt đối không dùng tay kéo đầu về trước.
  • Bước 4: Bạn hãy cố gắng nâng cao thân người lên khoảng 7cm thì giữ nguyên tư thế trong khoảng 2 giây. Sau đó bạn hãy từ từ đưa toàn thân về vị trí chuẩn bị, hít vào.
  • Bước 5: Lặp lại tất cả động tác trên khoảng 4-5 lần tùy theo sức khỏe mỗi người.

Lưu ý khi gập bụng tránh bị đau lưng

Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật luyện tập gập bụng, bạn cần lưu ý thêm những điều quan trọng dưới đây:

  • Trước khi tập gập bụng, bạn nên dành ra khoảng 10 phút để khởi động, rèn luyện cơ thể trước. Việc khởi động kỹ càng sẽ giúp các khớp và cơ bắp quen dần với các vấn động liên tục. Từ đây giảm đi hiện tượng co cứng, chấn thương gây đau lưng.
  • Khi mới bắt đầu gập bụng, bạn chỉ nên tập luyện với mức độ nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, không nên gắng sức tập luyện. Bởi việc cố gắng tập luyện khi cơ thể chưa thích ứng được rất dễ khiến cột sống bị tổn thương vì phải chịu áp lực lớn.
  • Sau khi cơ thể đã quen dần với bài tập này thì bạn hãy nâng dần thời gian tập lên sao cho phù hợp với cơ địa của bản thân. Thời gian tập cơ bụng tốt nhất là khoảng 10-15 phút mỗi ngày tùy theo thể trạng, sức khỏe của mỗi người.
  • Nếu bạn bị đau lưng khi mới gập bụng thì có thể khắc phục tại nhà bằng cách chườm lạnh. Nhiệt độ thấp của đá sẽ giúp cơn đau nhức, cơ cứng trong xương khớp được cải thiện đáng kể.
  • Nên tăng cường bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn, nhất là thực phẩm giàu vitamin A, C, D, omega 3 và rau củ quả.
  • Kết hợp gập bụng và các bài tập thể dục khác để nhanh chóng cải thiện vóc dáng cũng như ngăn chặn tình trạng đau nhức lưng, giúp máu lưu thông tốt hơn.

Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu về tình trạng gập bụng bị đau lưng rồi nhé. Bạn hãy chia sẻ ngay thông tin trên tới bạn bè, người thân của mình để sử dụng khi cần thiết. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của chúng tôi!

admin 13 Tháng Tám, 2021

Tập bụng bị đau lưng là chấn thương thường gặp của những người luyện tập để có một vòng bụng săn chắc, đẹp và có múi. Bụng và lưng là 2 bộ phận quan trọng của cơ thể và chúng có liên hệ trực tiếp với nhau. Tập bụng sẽ làm cho cột sống bị căng, nếu không đúng sẽ khiến phần đĩa đệm lưng bị ảnh hưởng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục chấn thương này nếu bạn đang gặp phải nhé!

Vùng bụng săn chắc, có múi là điều mà nhiều người khao khát, tuy nhiên đây là vùng luyện tập đốt rất ít năng lượng, đòi hỏi chúng ta phải kiên trì và áp dụng các bài tập khác nhau mới hiệu quả cao nhất.

Một số bài tập giảm mỡ bụng hiệu quả như: Gập bụng cơ bản, gập bụng cao, gập bụng ngược hay plank giảm mỡ bụng,…

Việc luyện tập các động tác này tương đối đơn giản, tuy nhiên nếu không chú ý thực hiện sai, bạn sẽ dễ dàng gặp tình trạng gập bụng bị đau lưng, không giảm được mỡ thừa mà thậm chí còn gây đau đớn, khó chịu. Dưới đây là những nguyên nhân chúng ta thường gặp khi luyện tập hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tập bụng bị đau lưng do sai tư thế là nguyên nhân thường gặp nhất khi luyện tập. Điển hình như khi tập bụng bằng bài tập cơ bản: Cơ thể được đưa lên nhưng lưng thẳng mà không cuộn bụng, lực dồn hết lên lưng khiến cơ lưng căng cứng dẫn đến đau.

Ngoài ra, tập bụng bằng plank nâng cao với tư thế giữ nguyên cơ thể trong vòng vài phút cũng là cách làm hiệu quả. Mặc dù chỉ giữ cơ thể không di chuyển gì nhưng một số người khi tập plank vẫn có thể bị đau nhức ở lưng do dồn quá nhiều lực lên lưng mà không phải bụng và chân.

Có thể thấy rằng dù là các bài tập gập bụng cơ bản hay giảm mỡ bụng nâng cao thì việc thực hiện đúng tư thế là điều vô cùng quan trọng. Để giảm bớt hay tránh khỏi các chấn thương có thể gặp phải trong quá trình luyện tập hãy nghiên cứu thật kỹ động tác hoặc nhờ sự trợ giúp từ các huấn luyện viên thể hình.

Không làm nóng người hay không khởi động mà ngay lập tức luyện tập gập bụng sẽ khiến cơ lưng chúng ta bị căng cứng, không lưu thông được máu, các khớp không được co giãn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng. Dù bài tập chỉ kéo dài từ 10 đến 15 phút bạn cũng cần dành ra 1 đến 2 phút để khởi động, việc chấn thương hay chuột rút sẽ không xảy ra.

Bạn luyện tập không sai tư thế, bạn được huấn luyện viên chỉ dẫn và chắc chắn rằng bạn làm đúng mọi động tác, nhưng những cơn đau lưng vẫn diễn ra sau và trong quá trình bạn gập bụng thì có thể bạn đã mắc các bệnh lý về xương khớp. Những bệnh lý xương khớp bạn có thể mắc phải như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…

Những cơn đau đôi khi dữ dội nhưng cũng có thể là âm ỉ khiến cho việc tập luyện gặp khó khăn. Hãy tới gặp bác sĩ nếu cảm thấy các cơn đau vẫn xảy ra trong vòng 5 – 7 ngày và cần giảm bớt cường độ tập luyện thay vì dừng tập hẳn.

Có nhiều bài tập cơ bụng khác nhau, bạn có thể luyện tập trên sàn nhà, trên giường hay thảm chuyên dụng. Tuy nhiên những nguyên tắc buộc bạn phải tuân theo với mọi bài tập đó là cần phải căng cứng cơ bụng khi gập, không được kéo người lên bằng cách sử dụng cơ lưng. Ngoài ra, khi tập hãy thở ra bằng miệng và hút vào bằng mũi tương ứng với nhịp lên xuống trong quá trình tập.

Những lưu ý được các huấn luyện viên chuyên nghiệp chỉ ra gồm:

  • Luyện tập nhẹ nhàng sau đó tăng dần cường độ
  • Chỉ nên tập các động lập lại từ 4-5 lần, tập mỗi ngày tối đa 30 phút
  • Thời điểm tốt nhất để tránh gập bụng bị đau lưng là buổi tối bởi vào sáng sớm cột sống thường nhô cao hơn một chút dễ gây ra các chấn thương khi luyện tập.

Để khắc phục những cơn đau lưng hãy tuân theo đúng hướng dẫn của huấn luyện viên. Trước khi luyện tập hãy nghiên cứu đúng và đủ về nguyên lý giảm mỡ ở bụng cũng như nắm rõ các động tác mà bạn sắp làm. Khởi động trước và thực hiện các động tác từ đơn giản đến phức tạp, cường độ nhẹ rồi tăng dần.

Để giảm các cơn đau lưng do gập bụng bạn có thể áp dụng một số mẹo như chườm lạnh, bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin C dồi dào…

Những bài tập bụng giúp giảm mỡ bụng được nhiều người luyện tập gồm có:

Sử dụng ghế chuyên dụng với khả năng thay đổi được độ dốc linh hoạt. Độ dốc của ghế càng sâu hiệu quả tập càng cao. Đây là bài tập vô cùng hiệu quả tác động nhiều vào nhóm cơ bụng và săn chắc cơ bụng trong thời gian rất ngắn.

Không chỉ giúp bạn giảm mỡ bụng mà động tác cardio còn giúp bạn giảm mỡ toàn thân. Đây là bài tập tương đối nâng cao nhưng động tác thì rất đơn giản.

Động tác:

  • Ngồi sát mép ghế, chân vuông góc với sàn nhà.
  • Duỗi thẳng cổ chân, mũi chân chống xuống sàn.
  • Khuỷu tay để sát thân người, cánh tay xòe tạo thành 1 góc 90 độ.
  • Tiếp đến hãy nhanh chóng bật tung 2 chân sang 2 bên và đưa tay lên cao, giữ nguyên tư thế vài giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
  • Thực hiện động tác 15 lần rồi nghỉ ngơi.

Plank là bài tập tác động trực tiếp lên nhiều nhóm cơ như cơ trung tâm, cơ bắp tay, đùi và bụng. Đây được xem là bài tập nâng cao phù hợp cho cả nam và nữ.
Cách thực hiện:

  • Giữ cơ thể ở động tác chống đẩy, dùng tay làm trụ và 2 chân để giữ thăng bằng
  • Dang rộng chân bằng hông, từ gót chân tới vai tạo thành một đường thẳng.
  • Siết chặt cơ bụng và giữ nguyên tư thế càng lâu càng tốt
  • Thực hiện động tác từ 10 đến 15 lần rồi dừng lại.

Xem thêm 5 bài tập yoga chữa đau lưng tốt nhất cho dân văn phòng

Trên đây là giải đáp nguyên nhân tại sao tập bụng bị đau lưng và những cách khắc phục đơn giản, hiệu quả. Bạn đọc hãy tham khảo, biết cách luyện tập, tránh những cơn đau nhức hỏi thăm.

Video liên quan

Chủ Đề