Tại sao tay chân em bé lạnh

Nhiều trẻ em có hiện tượng đổ nhiều mồ hôi kèm tay chân lạnh khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Trẻ sơ sinh hay bị đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể do thân nhiệt của trẻ chưa ổn định. Trường hợp trẻ trên 3 tháng tuổi vẫn còn bị lạnh tay chân thì có thể trẻ bị thiếu canxi. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh và biện pháp khắc phục hiệu quả, hãy cùng Bác sĩ Nguyễn Ngọc Mai tìm hiểu trong bài viết sau.

Đổ mồ hôi tay chân lạnh là gì?

Ra mồ hôi lạnh là hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lại lạnh. Việc đổ mồ hôi là bình thường nếu nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc khi bé hoạt động thể chất. Đây là những điều kiện khiến cơ thể bài tiết mồ hôi để điều hòa thân nhiệt.

Khi bé đổ mồ hôi tay chân lạnh, cha mẹ cần chú ý thêm đến các triệu chứng khác của trẻ. Vì những triệu chứng đi kèm có thể gợi ý nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi lạnh ở trẻ.

Đổ mồ hôi tay chân lạnh là hiện tượng bé vã mồ hôi trong khi tay chân lại lạnh

Nguyên nhân bé đổ mồ hôi tay chân lạnh

Bé đổ mồ hôi mà tay chân vẫn lạnh có thể do một số nguyên nhân sau:

Hệ thần kinh chưa hoàn thiện

Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa hoàn toàn hoàn chỉnh. Do đó, hoạt động điều tiết mồ hôi của hệ thần kinh chưa ổn định. Chính vì vậy tay chân bé có thể lạnh trong khi bé ra nhiều mồ hôi.

Chứng ra mồ hôi lạnh này có thể hết khi trẻ lớn hơn. Hoặc có thể trẻ vẫn sẽ bị ra mồ hôi lạnh đến tuổi trưởng thành. Khi đó, cha mẹ nên cân nhắc điều trị cho trẻ nếu tình trạng đổ mồ hôi gây bất tiện đến cuộc sống của trẻ.

Thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu

Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể do bị thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chẳng hạn như tình trạng thiếu canxi. Thiếu canxi có thể khiến trẻ có nguy cơ cao bị còi xương và chậm phát triển chiều cao.

Ngoài biểu hiện đổ mồ hôi, trẻ thiếu canxi có thể có thêm một số biểu hiện khác. Chẳng hạn như:

  • Bé thường xuyên quấy khóc, đặc biệt là ban đêm.
  • Trẻ hay giật mình, ngủ không ngon.
  • Trẻ chậm phát triển chiều cao.
  • Biếng ăn, chán ăn, hay nấc cụt, óc sữa.

Bé bị thiếu các dưỡng chất cũng thường đổ mồ hôi nhiều ở các vùng khác trên cơ thể. Ví dụ như vùng trán, vùng gáy. Hiện tượng này xảy ra kể cả khi trời lạnh và đặc biệt là trong lúc ngủ.

Bé đổ mồ hôi tay chân do bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Bé đổ mồ hôi tay chân lạnh có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim mạch.

Nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, ngoài đổ mồ hôi trẻ còn có các biểu hiện sau:

  • Khó thở, thở nhanh.
  • Bú ít, bú ngắt quãng, cữ bú kéo dài.
  • Ho thường xuyên, thở khò khè.
  • Chậm phát triển thể chất, người xanh xao.
  • Môi, đầu ngón tay, chân chuyển sang tím khi trẻ khóc.

Cường giáp ở trẻ em

Tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức gây mất cân bằng nội tiết tố. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết mồ hôi của cơ thể. Vì vậy, đây có thể là nguyên nhân bé đổ mồ hôi tay chân lạnh. Bé bị cường giáp còn có các triệu chứng điển hình khác của bệnh như:

  • Bướu cổ lớn có thể quan sát thấy.
  • Đổ mồ hôi mọi lúc.
  • Khả năng tập trung của trẻ kém.
  • Trẻ sụt cân, chậm lớn.
  • Bé có thể quấy khóc, hay cáu gắt bất thường, dễ bị kích thích, ngủ không ngon giấc.
  • Đôi khi có sụp mí mắt trên và ít chớp mắt.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay chân lạnh ở trẻ

Bổ sung vitamin D

Vitamin D là dưỡng chất thiết yếu trong quá trình phát triển của xương. Chúng còn có nhiều vai trò quan trọng khác trong quá trình phát triển của trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều hết sức cần thiết.

Mẹ có thể bổ sung vitamin D cho bé bằng cách:

  • Cho trẻ ăn uống đa dạng, chứa nhiều loại thực phẩm giàu vitamin D.
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm. Cha mẹ cần lưu ý là chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh nắng. Tránh để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Bổ sung vitamin D dạng nhỏ giọt. Với cách này cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh bằng cách bổ sung vitamin cho trẻ

Tăng cường canxi để giảm tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân

Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Vì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng dồi dào nhất đối với bé trong giai đoạn này. Khi bước sang giai đoạn ăn dặm [từ 6 tháng tuổi], mẹ nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa protein, carbohydrate, canxi và axit amin. Đây là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Mẹ có thể bổ sung canxi cho bé qua các thực phẩm như:

  • Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa như phô mai.
  • Các loại hải sản như cá, tôm,…
  • Trái cây: táo, chuối…
  • Các loại hạt như hạnh nhân,…
  • Một số loại đậu: đậu lăng…
  • Các loại rau: rau dền, rau xanh lá…

Ngoài ra mẹ cũng có thể bổ sung cho bé bằng viên uống canxi. Nhưng mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để được hướng dẫn chi tiết và an toàn nhất.

Tăng cường canxi để khắc phục tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh

Một số cách khắc phục cho bé đổ mồ hôi tay chân khác

  • Cho trẻ ngủ trong phòng có diện tích vừa phải và hạn chế cửa sổ để tránh gió lùa vào.
  • Không nên quấn trẻ quá kỹ trong chăn, tã lót. Mẹ nên cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, có thấm hút mồ hôi.
  • Giữ cho nhiệt độ phòng luôn thoáng mát để trẻ có thể ngủ ngon và hạn chế đổ mồ hôi.
  • Bổ sung nước thường xuyên cho trẻ. Lượng nước tùy thuộc theo cân nặng và nhu cầu hoạt động thường ngày của trẻ.
  • Không nên cho trẻ chơi đùa quá nhiều gần giờ đi ngủ. Vì điều này sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể dẫn đến đổ mồ hôi vào ban đêm.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Đối với hầu hết các trường hợp, hiện tượng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh là không quá nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu đáng lo ngại khác, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay để được điều trị kịp thời.

Một số dấu hiệu đáng lo ngại là:

  • Trẻ khó thở, thở nhanh, có triệu chứng của viêm phổi.
  • Chậm phát triển thể chất, người xanh xao.
  • Sụt cân, biếng ăn, chán ăn.
  • Thường xuyên quấy khóc vào ban đêm.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu được tình trạng bé đổ mồ hôi tay chân lạnh. Nếu khắc phục tại nhà không giảm đổ mồ hôi, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Đặc biệt là khi trẻ có những dấu hiệu đáng ngại. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm nguyên nhân chính xác và có hướng điều trị kịp thời.

Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường  thấp hơn các bộ phận khác, đây là lý do vì sao trong những lúc thời tiết lạnh lẽo, rất nhiều người bị tay chân lạnh ngay cả khi cơ thể được ủ ấm trong chăn thì vẫn bị lạnh tay chân và phải mang tất rất lâu. Với những người bị tay chân lạnh trong một thời tiết lạnh là một điều bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản là giữ ấm tay - chân.

Nhiệt độ môi trường thấp khiến mạch máu ngoại biên co nhỏ làm bàn tay tái màu và lạnh ngắt.

Bị chân tay lạnh là biểu hiện bệnh gì? Trong một số trường hợp thì lạnh chân tay là dấu hiệu báo động của một căn bệnh nào đó, thường khi bạn luôn cảm thấy tay chân lạnh thì các bác sĩ phải nghĩ đến những bệnh chứng thường gặp như sau:

Bệnh suy tuyến giáp: Trong trường hợp giảm năng tuyến giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon làm cho biến dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, lúc này cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu nên ta có triệu chứng tay - chân bị lạnh kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

Hiện tượng Raynaud: Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên [tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai] để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể [óc, phổi, bụng], hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong chứng Raynauld, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức: Lo âu quá mức làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, cảm thấy tay - chân và cơ thể bị lạnh như chúng ta thường hay dùng từ “rét”, vì lúc này cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không tỏa ra nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu ngủ, stress...

Nhẹ cân: Người quá gầy dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở, khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh ở người gầy cũng ít hơn.

Biếng ăn: Người kén ăn, ăn quá ít sẽ thiếu những chất cung cấp calori tạo nhiệt lượng như: tinh bột, mỡ... làm cơ thể có cảm giác lạnh.

Thiếu máu: Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật... Các bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu bằng thử nghiệm máu đơn giản: đo lượng huyết sắc tố.

Rối loạn giấc ngủ: Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc... Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus trong não bị rối loạn - Thalamus vừa phụ trách tình trạng thức - ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.

Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay - chân trở nên lạnh cóng. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường dùng nhiều thực phẩm có chứa sắt... Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật...; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn.


Video liên quan

Chủ Đề