Tại sao tới tháng không được gội đầu

Trong trường hợp bình thường, kỳ kinh nguyệt của phụ nữ sẽ đến hàng tháng, đây là thời kỳ đặc biệt chị em phải học cách tự bảo vệ mình. Điều này là bởi lúc này sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể rất mỏng manh, rất dễ bị tác động bởi sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tử cung và buồng trứng.

Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người mắc bệnh viêm nội mạc tử cung hoặc u nang buồng trứng, thực chất nguyên nhân chủ yếu là do chị em thường không có thói quen sinh hoạt và ăn uống điều độ dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.Vậy những việc phụ nữ nên và không nên làm khi hành kinh là gì?

"2 rửa" trong kỳ kinh nguyệt

1. Ngâm [rửa] chân bằng nước ấm nóng

Nếu phụ nữ bị ẩm ướt và lạnh xâm nhập trong thời kỳ kinh nguyệt, nó sẽ dễ gây lạnh tử cung, ảnh hưởng lớn đến tử cung và buồng trứng.

Vì vậy, các bạn nữ nên kiên trì sử dụng nước ấm nóng để ngâm chân mỗi tối, điều này có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể, xua tan không khí ẩm và lạnh. Từ đó, việc làm này giúp bạn đạt được hiệu quả làm ấm nhất định, đào thải các chất ứ đọng trong tử cung, từ đó có thể ngăn ngừa bệnh phụ khoa.

2. Tắm [rửa] bằng nước ấm nóng

Một số người cho rằng trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên tắm. Thực tế,việc "nhịn" tắm rửa có thể khiến chị em cảm thấy rất khó chịu, đặc biệt là đối với những người ưa sạch sẽ càng không thể chịu đựng được. Và nếu không tắm trong thời gian dài, rất nhiều vi khuẩn và vi rút sẽ được sinh ra.

Do đó, tắm hay không trong kỳ kinh nguyệt còn tùy thuộc vào thể trạng của bạn. Nhưng việc sử dụng nước ấm nóng để tắm một cách phù hợp có thể làm giảm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn hiệu quả. Nó cũngcó thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu và giảm đau bụng kinh, xóa tan mệt mỏi cho chị em. Điều quan trọng là chúng ta nhớ lau khô người kịp thời sau khi tắm để tránh bị nhiễm lạnh.

"2 không rửa" trong kỳ kinh nguyệt

1. Không rửa tay bằng nước lạnh

Phụ nữ không tránh khỏi việc tắm rửa khi hành kinh, lúc này tay chắc chắn sẽ bị nhiễm nước lạnh, cơ thể phụ nữ lúc này rất mỏng manh, da tay trở nên đặc biệt nhạy cảm.Khi nước lạnh trên tay bốc hơi sẽ hấp thụ nhiệt xung quanh khiến nhiệt độ cơ thể giảm xuống, máu kinh không trôi chảy và xảy ra hiện tượng đau bụng kinh.

Vì vậy, chị em nên tránh rửa tay bằng nước lạnh mà hãy sử dụng nước ấm để phòng tránh sự xâm nhập của không khí ẩm, lạnh trong thời kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bảo vệ tử cung và buồng trứng.

2. Không gội [rửa] đầu trong kỳ kinh nguyệt

Có thể nhiều người sẽ cảm thấy thắc mắc bởi việc tại sao chúng ta có thể tắm trong thời kỳ kinh nguyệt nhưng lại không thể gội đầu?Trên thực tế, điều này chủ yếu là do da trên đầu của con người tương đối mỏng, dễ bị khí ẩm và lạnh xâm nhập, nếu khí lạnh xâm nhập vào cơ thể phụ nữ sẽ không chỉ gây đau đầu, mà còn khiến tử cung bị lạnh, kinh nguyệt thất thường... thậm chí dẫn đến sự xuất hiện sớm của chứng vô kinh.

Phụ nữ nếu không chịu được tóc bết dầu thì 2 ngày đầu trong kỳ kinh nguyệt không nên gội đầu mà cần chờ đến ngày thứ 3 để gội, nhưng cần nhớ phải lau khô tóc ngay sau khi xong để tránh bị lạnh xâm nhập.

Nguồn và ảnh: Sohu, Women's Health

 Kiêng gội đầu vào ngày đèn đỏ là câu chuyện gây nhiều tranh cãi của các chị em. Để biết có nên kiêng gội đầu trong những ngày đèn đỏ hay không, hãy khám phá câu trả lời cùng chúng tôi nhé!

Kiêng gội đầu vào ngày đèn đỏ – Nên hay không nên?

Trước tiên, chúng ta cần tìm hiểu quan niệm kiêng gội đầu vào ngày đèn đỏ từ đâu mà ra. Quan niệm này cho rằng gội đầu trong ngày đèn đỏ có thể mắc nhiều bệnh, tăng đau bụng kinh… Theo tìm hiểu của chúng tôi, không có một nghiên cứu khoa học nào, hay một vị chuyên gia nào đưa ra quan điểm này. Có lẽ lời truyền miệng về việc gội đầu khi đến tháng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe xuất phát từ kinh nghiệm của một số người và nó mang theo cả yếu tố trùng hợp.

Chính vì vậy, có thể khẳng định việc kiêng gội đầu trong ngày đèn đỏ là không cần thiết, thậm chí, bạn càng nên giữ vệ sinh cơ thể, gội đầu sạch sẽ trong những ngày này. Lý do bởi vì:

Tóc và da đầu vào ngày đèn đỏ

Khi kỳ kinh nguyệt đến, cơ thể phụ nữ có rất nhiều biến đổi, trong đó lượng estrogen và progesterone suy giảm mạnh, gây ra hiện tượng da đầu tiết nhiều dầu, mồ hôi ra nhiều, đuôi tóc khô xơ kém độ ẩm. Điều đó khiến bạn dễ bị ngứa da đầu, bết dính và tóc dễ gãy rụng hơn thường ngày.

Bên cạnh đó là hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác chị em có thể gặp phải khi có kinh nguyệt như đau lưng, đau bụng kinh, cáu gắt…Tất cả đều gây ra sự mệt mỏi, phiền toái và khó chịu cho chị em phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt.

Xem thêm: Những khó chịu cơ thể gặp phải trước ngày đèn đỏ

Gội đầu trong ngày đèn đỏ có thể giảm bớt khó chịu, ngứa ngáy, giúp chị em cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn.

Tuy nhiên, có một số lưu ý về việc gội đầu đúng cách trong những ngày bị tháng, chị em nên tham khảo áp dụng.

Gội đầu đúng cách vào ngày đèn đỏ

Các lưu ý gội đầu đúng cách bao gồm:

Không nên gội đầu vào buổi tối quá khuya

Theo Đông y, trong những ngày hành kinh, không nên để cơ thể nhiễm hàn hay bị lạnh. Điều đó sẽ khiến máu huyết ở tử cung kém lưu thông, tình trạng đau bụng kinh tăng lên do ách tắc sự bài thải máu ra ngoài. Gội đầu vào tối muộn, để tóc ướt khi đi ngủ là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị lạnh, không chỉ đau bụng kinh, bạn còn dễ bị đau đầu, cảm phong hàn khi có thói quen này.

Không nên gội đầu vào sáng sớm

Tương tự như thói quen gội đầu vào lúc khuya muộn, gội đầu sáng sớm, đặc biệt vào những ngày thời tiết lạnh cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Gội đầu sáng sớm hoặc khuya muộn làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, cảm phong hàn.

Vì vậy, thời điểm tốt nhất để gội đầu là vào ban ngày, trưa hoặc chiều khi nhiệt độ môi trường tăng. Lưu ý rằng, thời gian gội đầu không nên quá lâu và nên sấy khô tóc sau khi gội.

Không nên gội đầu khi vừa ăn no

Khi đến tháng, nhiều bạn nữ còn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi, rối loạn đường ruột…Việc gội đầu sau khi vừa ăn no sẽ khiến tốc độ tiêu hóa thức ăn giảm, triệu chứng khó tiêu, đầy hơi càng gia tăng. Vì vậy, đây là thời điểm bạn nên tránh không gội đầu.

Nên gội đầu với nước ấm vừa phải

Gội đầu với nước ấm giúp việc làm sạch gàu, mảng bám, bã nhờn trên da đầu được dễ dàng hơn. Nước ấm giúp máu huyết lưu thông, thư giãn cho da đầu và tránh cơ thể bị nhiễm lạnh. Chú ý nên dùng nước ấm vừa phải, vì nước quá nóng có thể gây khô và rụng tóc.

Những ngộ nhận khác về chu kỳ kinh nguyệt chị em thường gặp phải

Không nên vận động trong kỳ kinh nguyệt

Nhiều chị em cho rằng, trong những ngày đèn đỏ mà vận động thể lực sẽ khiến máu kinh ra nhiều và lâu hết hơn. Điều đó chỉ đúng 1 phần trong trường hợp người đó vận động quá mạnh, đi lại quá nhiều. Vận động nhẹ nhàng, tập thể dục ở mức độ vừa phải giúp thư giãn tâm trí, lưu thông tuần hoàn máu và giảm đau bụng kinh.

Các bài tập như yoga, đi bộ ngắn sẽ phát huy tác dụng trong những ngày đèn đỏ, tăng sức đề kháng và sức chịu đau cho chị em.

Ăn đồ ngọt sẽ bớt đau bụng kinh

Có một quan niệm khá phổ biến nhiều chị em vẫn tin bấy lâu nay là khi đến tháng ăn nhiều đồ ngọt sẽ giảm đau bụng kinh. Ở 1 góc độ nào đó, ăn đồ ngọt khi căng thẳng có thể giảm stress một chút, tuy nhiên, không có minh chứng cụ thể nào cho việc ăn đồ ngọt thì sẽ bớt đau bụng kinh.

Ngược lại, việc tiêu thụ quá nhiều đường không hề tốt cho sức khỏe, thậm chí nó còn gây rối loạn việc tiết hormone khiến bạn gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe hơn.

Kinh nguyệt có cục máu đông là dấu hiệu mắc bệnh

Kinh nguyệt phụ nữ bình thường sẽ có dạng máu loãng  đỏ tươi. Tuy nhiên, trong một số thời điểm do cơ thể không thể sinh kháng đông máu do lượng máu chảy ra quá nhiều, dẫn đến bạn thấy xuất hiện các cục máu đông. Điều này làm bạn lo lắng không biết đó có phải là dấu hiệu của bệnh gì không? Để có thêm căn cứ, bạn nên theo dõi một vài chu kỳ. Nếu kinh nguyệt bị đông đặc vào một số lần và không đi kèm các triệu chứng khác như đau bụng dữ dội, kinh nguyệt không đều… thì không phải điều gì bất thường.

Cần rửa vùng kín thật nhiều trong ngày đèn đỏ

Nhiều người có tâm lý rằng kinh nguyệt khiến vùng kín bị “bẩn” và luôn muốn vệ sinh nơi ấy liên tục để có được cảm giác khô thoáng sạch sẽ.

Rửa vùng kín hàng ngày là điều cần thiết để loại bỏ vi khuẩn, mùi hôi, đặc biệt trong những ngày đến tháng. Tuy nhiên, rửa như thế nào là hợp lý, đúng cách, bạn nên lưu ý như sau:

  • Trong ngày đèn đỏ, bạn có thể tăng số lần vệ sinh vùng kín lên 2-3 lần/ngày.
  • Nên sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ loại tốt và sử dụng với một lượng vừa phải để rửa vùng kín, không cần quá nhiều.
  • Sau khi rửa vùng kín nên thay mới băng vệ sinh. Một ngày nên thay 2, 3 hoặc 4 lần băng vệ sinh tùy vào lượng máu kinh mỗi ngày.
  • Khi rửa vùng kín tránh chà xát, thụt âm đạo quá sâu để không làm tổn thương vùng kín và nhiễm khuẩn
  • Thụt rửa âm đạo nhiều lần trong ngày kinh nguyệt có thể lợi bất cập hại

Tham khảo: Hướng dẫn chăm sóc vùng kín ngày đèn đỏ

Cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất trong những ngày đèn đỏ

Để hạn chế đau bụng kinh khi có kinh nguyệt, bên cạnh việc gội đầu đúng cách, vận động nhẹ nhàng và vệ sinh vùng kín hợp lý. Chúng tôi sẽ chia sẻ thêm một số tips để bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh trong những ngày đèn đỏ.

Tắm nước ấm: Tắm nước ấm cũng giống như gội đầu, có thể giúp cơ thể bạn được thư giãn, xua tan căng thẳng, mệt mỏi. Tắm nước ấm kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ như hướng dẫn bên trên sẽ khiến bạn thấy dễ chịu và trải qua ngày đèn đỏ nhẹ nhàng hơn.

Ăn uống: Thực phẩm bạn nạp vào cơ thể trong những ngày bị tháng cũng có thể phần nào giúp giảm đau bụng kinh. Khi cơ thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết, các chức năng hoạt động của hệ nội tiết và các cơ quan sinh sản cũng diễn ra trơn tru hơn. Bên cạnh việc duy trì bữa ăn đủ chất, bạn có thể tăng cường ăn một số thực phẩm sau, theo các chuyên gia, chúng có tác dụng cải thiện tình trạng đau bụng kinh. Các thực phẩm đó là hải sản, trứng, chuối, táo, dứa, kiwi, các loại đậu, yến mạch, sô cô la đen, uống nhiều nước…

Đồng thời, để giảm đau bụng kinh, bạn cũng nên kiêng đồ ăn có tính hàn gây lạnh bụng và làm nghiêm trọng các vấn đề hệ tiêu hóa trong kỳ kinh nguyệt.

Tránh ăn mặn, ăn nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ và tiêu thụ ít thức ăn nhanh. Các thói quen này không tốt cho sức khỏe vì bạn đã nạp quá nhiều natri và các chất béo không lành mạnh vào cơ thể.

Nên tránh uống rượu bia hoặc chất kích thích như cafe, thuốc là trong ngày đèn đỏ. Chúng gây căng thẳng thần kinh và có thể làm rối loạn nội tiết của bạn.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Giấc ngủ rất quan trọng trong ngày đèn đỏ. Ngủ ngon là liều thuốc giảm đau mạnh mẽ cho những người hay bị đau bụng kinh. Chính vì vậy, bạn nên giảm cường độ làm việc trong những ngày đến tháng và tranh thủ nghỉ ngơi phù hợp, điều đó giúp cải thiện tình trạng đau bụng kinh, giảm căng thẳng và cáu gắt trong ngày ấy.

Để dễ đi vào giấc ngủ, trước khi ngủ, chị em có thể làm một số tư thế nằm như sau để giảm bớt cơn đau giúp ngủ sâu hơn.

Tư thế em bé: Chị em chuẩn bị một chiếc gối kê, gập gối ở tư thế quỳ và gập người nằm nhoài về phía trước.

Tư thế bào thai: Chị em nằm nghiêng, cuộn người, 2 chân khép vào nhau.

Tư thế nằm ngửa: Chị em nằm ngửa, kê gối đầu vừa phải, kết hợp massage vùng bụng tới khi có cảm giác nóng ấm trong lòng bàn tay.

Nói chung, việc có bị đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Không phải cứ không gội đầu thì bạn sẽ khỏe mạnh hơn trong những ngày này. Mong rằng bạn có thể thực hiện được các lưu ý của chúng tôi trên đây, chắc chắn tình trạng đau bụng, mệt mỏi vào ngày đèn đỏ của bạn sẽ giảm đi khá nhiều. Cảm ơn và hy vọng bạn sẽ đón đọc những bài viết tiếp theo!

Video liên quan

Chủ Đề