Tại sao trẻ sơ sinh bú hay bị sặc

Tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa có thể để lại những hậu quả khôn lường nếu bố mẹ không biết cách xử lý phù hợp. Bố mẹ hãy cùng ODP tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau nhé! 

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa thực ra không chỉ đơn giản như nhiều bố mẹ vẫn thường nghĩ vì nó có thể để lại những hậu quả mà bố mẹ không ngờ tới. Vậy tại sao trẻ bị sặc sữa và bố mẹ nên làm gì để xử lý và phòng tránh tình trạng này xảy ra ở trẻ sơ sinh? 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi

Do cấu tạo của mũi thông với cổ họng, nên khi sữa vào cổ họng của trẻ và con chưa kịp nuốt, sữa có thể bị đẩy lên mũi, từ đó gây ra hiện tượng sặc. Tình trạng sặc sữa nếu không được xử lý phù hợp và kịp thời sẽ có thể khiến sữa tràn lên mũi và làm cho trẻ sơ sinh bị ngộp thở. 

Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm: 

  • Cơ thể của trẻ chưa phát triển đầy đủ, do vậy các van đóng - mở ở cổ họng thông lên mũi chưa hoạt động hiệu quả. Đó là lý do vì sao nếu trẻ vừa thở vừa bú cùng lúc, sữa dễ bị trào ngược lên phần mũi và khiến trẻ sơ sinh bú hay bị sặc sữa. 
  • Lượng sữa đi vào miệng của trẻ quá nhiều, khiến con chưa kịp nuốt. 
  • Trẻ đang cảm thấy quá đói, từ đó có phản xạ bú nhanh hơn. 
  • Trẻ không tập trung khi bú, đang bú bị ho, hắt hơi, nấc hoặc cười. 

Tình trạng sặc sữa nếu không được xử lý phù hợp và kịp thời sẽ có thể khiến sữa tràn lên mũi và làm cho trẻ sơ sinh bị ngộp thở.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa dành cho bố mẹ

“Trẻ sơ sinh bị sặc sữa có nguy hiểm?” là thắc mắc của khá nhiều bố mẹ. Trên thực tế, hiện tượng trẻ sơ sinh bị sặc sữa tưởng chừng là việc rất đơn giản và nhỏ nhặt, nhưng lại có thể để lại nhiều hậu quả nguy hiểm mà bố mẹ không thể lường trước. Việc sữa bị tràn lên mũi quá nhiều không chỉ khiến con gặp khó khăn trong việc thở, mà còn có thể gây kích ứng ở mũi, nhất là đối với những trẻ có cơ địa nhạy cảm. Không chỉ vậy, lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể của trẻ, tình trạng này nếu kéo dài nhiều ngày sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. 

Do đó, bố mẹ cần nắm rõ những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi để tránh những hậu quả không mong muốn về sau. Bố mẹ có thể tham khảo các bước dưới đây: 

  • Cho trẻ ngồi dậy để đẩy phần sữa từ trong mũi ra ngoài. Sau đó, bố mẹ hãy lau sạch phần sữa chảy ra khỏi mũi. 
  • Trong trường hợp trẻ có biểu hiện khó thở, da tím tái, bố mẹ hãy sử dụng dụng cụ hút mũi trẻ sơ sinh để hút sữa ra khỏi mũi con. 
  • Nếu trẻ vẫn tiếp tục có dấu hiệu tím tái và khó thở, hãy bế trẻ lên và đặt con nằm úp trên một cánh tay của bố mẹ, đồng thời sử dụng cánh tay còn lại để nhẹ nhàng vỗ sau lưng con. Cách này sẽ giúp đẩy sữa ra ngoài dễ hơn. 

Nếu các bước trên đều không đem lại kết quả khả quan, bố mẹ hãy ngay lập tức đưa trẻ đi cấp cứu để được chữa trị kịp thời. 

Bố mẹ cần nắm rõ những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi để tránh những hậu quả không mong muốn về sau.

Cách phòng sặc sữa lên mũi cho trẻ sơ sinh

Một biện pháp giúp hạn chế hiện tượng sặc sữa ở trẻ sơ sinh là cho con bú đúng cách. Khi cho con bú, mẹ hãy lưu ý những điều dưới đây: 

1. Kiểm soát lượng sữa và cho trẻ bú một lượng vừa phải

Lượng sữa chảy vào quá nhiều có thể tràn lên mũi trẻ và khiến con bị sặc, khó thở. Do đó, mẹ cần biết cách kiểm soát lượng sữa tiết ra ở đầu vú. Nếu sữa mẹ chảy ra quá nhiều, mẹ có thể dùng hai ngón tay để kẹp bớt đầu vú lại, giúp sữa chảy chậm hơn. 

Mẹ cũng nên lưu ý khi cho trẻ bú bình, không nên để bình sữa ở vị trí nằm ngang vì việc đó dễ khiến cho không khí vào miệng trẻ nhiều hơn khi bú. 

2. Lựa chọn thời điểm cho trẻ bú phù hợp 

Chọn thời điểm bú cho trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ nên chú ý: 

  • Tập cho trẻ thói quen bú đúng giờ, nhất là sau khi ngủ dậy.
  • Cố gắng không để cho trẻ vừa bú vừa ngủ vì trẻ có thể sẽ ngủ quên và làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị sặc sữa lên mũi khi ngủ.
  • Chia thời gian hợp lý giữa các cữ bú để con không bị đói quá lâu. Khi bị bỏ đói quá lâu, trẻ sẽ thường bú nhanh hơn, từ đó dễ bị sặc sữa hơn. 

3. Cho trẻ bú đúng tư thế

Khi bú không đúng tư thế, trẻ cũng sẽ dễ bị sặc sữa hơn. Do đó, mẹ nên chú ý cho con bú đúng tư thế để hạn chế tối đa tình trạng trẻ sơ sinh bị sặc sữa khi bú

>>> Tham khảo thêm:

Bố mẹ hãy bình tĩnh, không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa vì hiện tượng này có thể được khắc phục nhanh chóng nếu bố mẹ biết cách xử lý phù hợp. Khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường kèm theo hiện tượng sặc sữa, hãy tìm đến bác sĩ để tham khảo ý kiến. ODPHUB hy vọng bài viết trên đã đem đến cho bố mẹ những thông tin hữu ích nhất về tình trạng sặc sữa ở trẻ sơ sinh.

Thực tế tình trạng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Rất nhiều trường hợp trẻ đã tử vong khi cha mẹ không biết cách xử lý đúng đắn. Đây là một trong những vấn đề liên quan đến sức khỏe của bé và khá phổ biến nên bạn cần phải tìm hiểu thật kĩ. 

Đừng chủ quan khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu sặc sữa

Cấu tạo của mũi thông với cổ họng nên khi sữa vào cổ họng chưa kịp nuốt thì sữa có thể bị đẩy lên mũi và gây ra hiện tượng sặc. Nếu không được xử lý sớm thì sữa sẽ tràn lên mũi và làm cho bé bị ngộp thở.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này, trong đó chúng ta không thể bỏ qua những nguyên nhân như sau:

  • Do cơ thể của bé chưa phát triển đầy đủ nên các van đóng mở ở cổ họng thông lên mũi hoạt động còn kém hiệu quả. Việc vừa thở vừa bú thực hiện cùng một lúc dễ làm cho sữa bị trào ngược lên phần mũi.
  • Lượng sữa mà trẻ được cung cấp quá nhiều làm cho trẻ nuốt không kịp.
  • Trẻ đói quá lâu nên khi bú sẽ có phản xạ bú nhanh.
  • Trẻ không tập trung khi bú, bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc…

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi tưởng chừng đơn giản nhưng lại gây ra nhiều hệ lụy mà có thể bạn không thể lường trước được. Nếu sữa tràn lên mũi quá nhiều sẽ làm cho việc thở gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa nếu sữa lên mũi quá nhiều sẽ gây kích ứng ở mũi, đặc biệt là với trẻ có cơ địa nhạy cảm. Lượng sữa tràn lên mũi không được hấp thu vào cơ thể cũng gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng nếu kéo dài trong quá nhiều ngày.

Tiến hành các bước sơ cứu khi trẻ sơ sinh bị sặc sữa

Khi trẻ bị sặc sữa lên mũi, cha mẹ nên thực hiện ngay các bước mà chúng tôi chia sẻ dưới đây:

  • Cho bé ngồi thẳng dậy để đẩy phần sữa từ mũi ra ngoài. Chú ý lau sạch sữa để sữa không bám lên miệng mũi… cũng như các bộ phận khác trên cơ thể của bé.
  • Dùng miệng để hút sữa từ mũi và miệng của bé. Bước này được thực hiện khi bé vẫn cảm thấy khó thở và da có dấu hiệu tím tái.
  • Khi trẻ vẫn tiếp tục có dấu hiệu tím tái, khó thở thì cha mẹ hãy dốc ngược bé lên. Tức là lúc này đặt bé nằm úp trên cánh tay còn tay thì vỗ nhẹ nhàng sau lưng. Cách này giúp bé ọc được sữa ra ngoài và hít thở và bình thường.
  • Nếu các bước trên vẫn không có kết quả thì nên tiến hành ấn ngực. Lúc này bạn đặt bé nằm ngửa, dùng 1 tay giữ đầu, một tay ấn nhẹ và ngực để giúp bé hít thở.
  • Đưa bé đi cấp cứu nếu các bước trên không có kết quả khả quan.

Cho bé bú đúng cách chính là biện pháp chống sặc sữa lên mũi mà bạn không nên bỏ qua. Cụ thể, bạn nên chú ý một vài điều như sau:

Cho trẻ bú đúng cách để phòng tránh hiện tượng sặc sữa

Lượng sữa quá nhiều có thể làm tràn lên mũi và gây khó thở. Chính vì vậy mà các bà mẹ cần biết cách để kiểm soát lượng sữa tiết ra.

Trong trường hợp sữa tuôn ra quá nhiều thì có thể dùng 2 ngón tay kẹp bớt đầu vú.

Lựa chọn đầu vú thật sự phù hợp với miệng của trẻ. Vì nếu đầu vú quá nhỏ thì sẽ làm trẻ phải gắng sức, không thoải mái khi bú. Còn núm vú quá to thì cũng làm cho sữa xuống quá nhiều, trẻ nuốt không kịp cũng dễ gây sặc và ói sữa.

Tuyệt đối không được để bình sữa trong tư thế nằm ngang dễ làm cho không khí vào lúc bú và dễ làm cho trẻ cảm thấy ngợp khi bú.

Thời điểm bú rất quan trọng nhưng không phải bà mẹ nào cũng biết cách lựa chọn thời điểm bú phù hợp cho con. Bạn nên chú ý một vài điều như sau:

  • Tập thói quen cho bé bú đúng giờ, nên bú sau khi ngủ dậy.
  • Tuyệt đối không được để trẻ vừa bú vừa ngủ vì có thể ngủ quên và gây sặc sữa.
  • Chia thời gian hợp lý giữa những lần bú để trẻ không bị đói quá lâu. Vì khi đói trẻ thường hay bú nhanh và vồ vập rất dễ gây sặc sữa.

Nhiều mẹ không quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng trên thực tế thì việc cho bú không đúng tư thế cũng dễ làm bé bị sặc sữa. Thông thường tư thế hay được áp dụng nhất là bế bé cao đầu thoải mái. Chú ý không để gập cổ hoặc ngửa cổ làm cho việc bú trở nên khó khăn và dễ làm cho bé bị sặc sữa lên mũi.

Mẹ nên từ từ và nhẹ nhàng để không gây ra sự khó khăn trong suốt quá trình cho bé bú sữa.

Đừng quá lo lắng khi trẻ sơ sinh hay bị sặc sữa lên mũi vì tình trạng này có thể khắc phục và phòng tránh được. Tuy nhiên cũng đừng quá chủ quan vì cơ thể của trẻ có thể xuất hiện những biểu hiện mà bạn không thể biết trước. Chính vì vậy việc tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa có vai trò hết sức quan trọng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề