Tại sao trời mưa lại buồn

Khi trời bắt đầu mưa, nhiều hiện tượng sẽ xuất hiện theo phản ứng dây chuyền và tác động đến cơ thể của con người.

Những cơn mưa buồn bã luôn tạo ra cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Nguồn ảnh: gettyimage

Mùa mưa đã đến. Những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6 này thật u ám và buồn tẻ bởi những cơn mưa. Khi mùa mưa đến, có một hiện tượng khá kì lạ mà mọi người không để ý, đó là mưa khiến cho bạn lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ dù đã hoàn toàn ngủ đủ giấc trong đêm.

Tuy hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh mưa và các hiện tượng mệt mỏi có mối liên hệ với nhau, nhưng một số bằng chứng khác cho thấy rằng thời tiết xám xịt sẽ khiến cho tất cả các giác quan của chúng ta phát ra tín hiệu nhầm lẫn. Từ đó khiến cho con người có những giấc ngủ ngắn và không sâu. Điều này sẽ làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, rã rời và rất khó khăn để thức giấc.

Ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho cơ thể ngừng sản xuất hóc môn melatonin. Hóc môn này chính là yếu tố kích thích cảm giác buồn ngủ đến với chúng ta mỗi đêm. Khi trời mưa và bầu trời u ám, chiếc đồng hồ báo thức tự nhiên chạy bằng ánh sáng mặt trời này sẽ bị ức chế. Melatonin sẽ tiếp tục được tiết ra khiến cho cảm giác buồn ngủ đeo bám dai dẳng.   

Một yếu tố khác khá thần bí góp phần khiến cho con người buồn ngủ mỗi khi trời mưa, đó là mùi của nước mưa. Chúng ta không thể phủ nhận rằng mùi của mưa rất nhẹ nhàng êm dịu và khiến cho bạn dần dần chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay.

Cây cối tiết ra tinh dầu trong thời kì khô hạn nhằm hạn chế sự phát triển của hạt giống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Khi trời mưa, nước sẽ cuốn lượng dầu tích lũy này xuống mặt đất và trộn cùng với một chất hóa học gọi là geosemin - hóa chất được tạo ra bởi các vi khuẩn trong đất. Thứ hỗn hợp này sẽ có một mùi hương đặc trưng rất riêng và êm dịu tương tự như mùi xạ hương.

Ngoài ra, sau khi một cơn bão qua đi, bạn cũng sẽ có cơ hội ngửi được mùi ozone, một phân tử gồm ba nguyên tử oxy. Nó được tạo ra khi sét tương tác với không khí, phá vỡ và tái kết hợp các phân tử oxy từ tổ hợp hai trở thành tổ hợp ba nguyên tử. Một số người cho rằng, mùi ozone giống với mùi hăng của clo, gợi nhớ đến cảm giác êm ái của ga giường đã được giặt giũ sạch sẽ.

Âm thanh của mưa cũng khiến người nghe vô cùng dễ chịu và buồn ngủ. Tiếng mưa rơi trên mái nhà, tán ô hoặc mặt đất được gọi là “tiếng ồn êm dịu”. Tiếng ồn êm dịu tập hợp tất cả các loại âm thanh ở tần số mà con người có thể nghe được, dao động từ 20 Hz đến 20.000 Hz nhưng phần lớn tập trung ở tần số thấp. Theo các bác sĩ, tiếng ồn êm dịu có thể được sử dụng để làm dịu thần kinh, chữa các bệnh mất ngủ và khiến cho người nghe ngủ sâu hơn.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng, khi vỏ não của chúng ta nhận sự kích thích một cách đơn điệu, có tiết tấu trong một thời gian dài thì sẽ gây ra một sự ức chế sâu, làm giảm độ hưng phấn của các bộ phận trên cơ thể, khiến sự ức chế từ vỏ não khuếch tán đến các vị trí dưới da, gây ra buồn ngủ. Từ đó khiến người ta rơi vào trạng thái ngủ.

Theo Khám phá

Bác sĩ Michelle Drerup [Giám đốc của phòng khám Cleveland tại Mỹ] cho biết, khi cơ thể không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đi kèm với đó là tình trạng mưa bão kéo dài có thể làm con người ta cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự gia tăng đột ngột của hormone melatonin và sự suy giảm của hormone serotonin.

Trong đó, melatonin là một loại hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh chu kỳ thức - ngủ trong ngày. Do đó, nếu cơ thể sản xuất quá nhiều hormone melatonin thì bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi và hay gặp phải những cơn buồn ngủ đột ngột trong ngày. Melatonin phụ thuộc nhiều vào ánh sáng nên vào ban đêm, nếu bạn tắt hết đèn trong phòng ngủ thì hormone này sẽ không xuất hiện để bạn ngủ sâu giấc hơn.

Tuy nhiên, trong những ngày trời âm u, dự báo mưa kéo dài thì trời sẽ nhiều mây và mưa, từ đó làm sản sinh lượng hormone melatonin bên trong. Ngoài ra, nếu không có nhiều ánh nắng mặt trời xuất hiện thì cơ thể của chúng ta sẽ tiết ra ít hormone serotonin, từ đó dẫn đến cảm giác chán nản, chậm chạp, lười biếng, thiếu động lực...

Ngoài 2 điều trên, bác sĩ Michelle còn chia sẻ một nguyên nhân khác lý giải cho vấn đề buồn ngủ trong những ngày mưa là do độ ẩm không khí. Trời đổ mưa xuống có thể làm nồng độ không khí trở nên nặng nề, khó chịu hơn sau những ngày nắng gắt. Thậm chí, độ ẩm quá cao còn khiến cơ thể dễ kiệt sức nhanh hơn.

Bên cạnh đó, trang The Weather Station lại cho rằng, yếu tố tạo nên sự mệt mỏi trong những ngày mưa là do mùi mưa. Tiếng mưa sẽ tạo thành nhịp điệu êm đềm, có lúc trầm lúc bổng đan xen. Còn mùi mưa lại là sự pha trộn giữa nước mưa và không khí, thực vật, đất đai... nên mang đến cảm quen thuộc và khiến bạn dễ buồn ngủ hơn.

Vậy phải làm gì để khắc phục tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi trong những ngày mưa?

- Nhâm nhi một chút cà phê: Để thoát khỏi cảm giác buồn ngủ, trằn trọc suốt nhiều ngày thì bạn có thể nhâm nhi một tách cà phê [hoặc trà]. Bởi lượng caffeine có trong trà hay cà phê đều tác động lên các tế bào não và kích thích chúng sau khoảng 20 - 30 phút.

- Tập thở: Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ trong những ngày đổ cơn mưa mà không muốn làm bất kỳ hoạt động thể chất nào thì có thể làm quen với bài tập thở. Chỉ cần hít vào phình bụng, thở ra hóp bụng là bạn sẽ thấy tỉnh táo hơn rất nhiều.

- Cố gắng tiếp xúc với ánh sáng: Hãy bật đèn sáng lên hoặc ngồi gần cửa sổ, ban công để nhận được đủ ánh sáng tự nhiên.

- Chợp mắt nghỉ ngơi: Tự thưởng cho mình một giấc ngủ ngắn để phục hồi lại năng lượng là việc làm hiệu quả giúp khắc phục tình trạng mệt mỏi. Sau giấc ngủ này, bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo và xử lý công việc hiệu quả hơn thay vì ngồi gà gật.


Source [Nguồn]: Bustle, The Weather Station

24/08/2021 08:00:28 GMT+7

Khi trời bắt đầu mưa, nhiều hiện tượng sẽ xuất hiện theo phản ứng dây chuyền và tác động đến cơ thể của con người.

Khi mùa mưa đến, có một hiện tượng khá kì lạ mà mọi người không để ý, đó là mưa khiến cho bạn lúc nào cũng cảm thấy buồn ngủ dù đã ngủ đủ giấc trước đó.

Tuy hiện nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào chứng minh mưa và các hiện tượng mệt mỏi có mối liên hệ với nhau, nhưng một số bằng chứng khác cho thấy rằng thời tiết xám xịt sẽ khiến cho tất cả các giác quan của chúng ta phát ra tín hiệu nhầm lẫn. Từ đó khiến cho con người có những giấc ngủ ngắn và không sâu. Điều này sẽ làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi, rã rời và rất khó khăn để thức giấc.

Lý do là khiến nhiều người buồn ngủ khi trời mưa hoặc âm u là bởi ánh sáng mặt trời sẽ khiến cho cơ thể ngừng sản xuất hormone melatonin, hormone này chính là yếu tố kích thích cảm giác buồn ngủ. Khi trời mưa và bầu trời u ám, melatonin sẽ tiếp tục được tiết ra khiến cho cảm giác buồn ngủ đeo bám dai dẳng.

Âm thanh của mưa cũng khiến người nghe vô cùng dễ chịu và buồn ngủ. Tiếng mưa rơi trên mái nhà, tán ô hoặc mặt đất được gọi là "tiếng ồn êm dịu". Tiếng ồn êm dịu tập hợp tất cả các loại âm thanh ở tần số mà con người có thể nghe được, dao động từ 20 Hz đến 20.000 Hz nhưng phần lớn tập trung ở tần số thấp. Theo các bác sĩ, tiếng ồn êm dịu có thể được sử dụng để làm dịu thần kinh, chữa các bệnh mất ngủ và khiến cho người nghe ngủ sâu hơn. Đó là lý do những người mất ngủ thường nghe tiếng suối chảy róc rách hoặc tiếng mưa để dễ ngủ hơn.

Y học hiện đại đã chứng minh rằng, khi vỏ não của chúng ta nhận sự kích thích một cách đơn điệu, có tiết tấu trong một thời gian dài sẽ làm giảm độ hưng phấn của các bộ phận trên cơ thể, gây ra sự ức chế sâu dẫn đến buồn ngủ.

TH [Nguoiduatin.vn]

Video liên quan

Chủ Đề