Tại sao Trung Quốc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

Trung Quốc: Truy bức người Duy Ngô Nhĩ ra tận ngoài biên giới

Đăng ngày: 03/06/2021 - 16:19

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Trung Quốc cho biết các cơ sở dành cho người Uighur của họ là để dạy nghề

Hôm thứ Ba, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc đã có hành vi diệt chủng trong việc đàn áp người Uighurs [Duy Ngô Nhĩ] và các dân tộc chủ yếu theo đạo Hồi giáo khác.

Người được Tổng thống đắc cử Joe Biden chọn cho vị trí Ngoại trưởng, Antony Blinken, nói ông đồng tình với kết luận này.

Các nhóm nhân quyền tin rằng Trung Quốc đã giam giữ tới một triệu người Uighurs trong vài năm qua ở những nơi mà nhà nước định nghĩa là "trại cải tạo".

Điều tra của BBC gợi ra rằng người Uighurs đang bị sử dụng làm lao động cưỡng bức.

Quảng cáo

Tân Cương: Lời kêu gọi ngưng sử dụng 'lao động cưỡng bức'

Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu TQ thôi giam giữ người Duy Ngô Nhĩ

Anh cáo buộc TQ đối xử 'quá đáng' với người Uighurs

Căng thẳng với Trung Quốc là một nét đặc trưng nổi trội trong nhiệm kỳ của ông Trump, từ các chính sách thương mại đến đại dịch virus corona.

Đây là ngày cuối cùng của ông Pompeo ở cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong nhiệm kỳ của chính quyền Donald Trump. Ông nói trong một tuyên bố: "Tôi tin rằng cuộc diệt chủng này đang diễn ra và chúng ta đang chứng kiến ​​nỗ lực tiêu diệt người Uighurs một cách có hệ thống của đất nước của đảng Trung Quốc".

Dù tuyên bố gây áp lực lên Trung Quốc, nhưng Mỹ không tự động đưa ra bất kỳ hình phạt mới nào.

Ông Blinken, khi được hỏi trong phiên điều trần phê chuẩn cho vị trí của mình vào thứ Ba rằng có đồng ý với tuyên bố của ông Pompeo, và ông trả lời: "Đó cũng là đánh giá của tôi."

Đội ngũ của ông Biden đưa ra cáo buộc tương tự vào tháng 8 năm ngoái, nói rằng người Uighurs đã phải chịu "sự áp bức không thể tả xiết ... dưới bàn tay của chính phủ độc tài Trung Quốc".

Trung Quốc có thể cắt giảm hàng triệu ca sinh ở Uyghur, theo báo cáo

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một phụ nữ Duy Ngô Nhĩ bế con trai bên ngoài ngôi nhà của bà ở khu phố cổ Kashgar [Khách Thập], khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, Tây Bắc Trung Quốc

Theo phân tích mới của một nhà nghiên cứu người Đức, các chính sách kiểm soát sinh đẻ của Trung Quốc có thể làm giảm tới một phần ba dân số dân tộc thiểu số ở miền nam Tân Cương trong 20 năm tới.

Phân tích kết luận rằng các chính sách tại khu vực có thể cắt giảm từ 2,6 đến 4,5 triệu ca sinh sản dân tộc thiểu số vào thời điểm đó.

Trung Quốc đã bị một số quốc gia phương Tây cáo buộc tội diệt chủng ở Tân Cương, một phần thông qua các biện pháp kiểm soát sinh đẻ cưỡng bức.

Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc khi nói rằng tỷ lệ sinh giảm có nguyên nhân khác.

Quảng cáo

BBC điều tra về 'nạn nhân Uighur bị hãm hiếp tập thể': Mục tiêu là hủy diệt tất cả?

Hoa Kỳ và Anh lên tiếng sau tường thuật về nạn hãm hiếp ở Tân Cương

Nghiên cứu mới của nhà nghiên cứu Adrian Zenz là bài báo học thuật được bình duyệt đầu tiên về tác động dân số lâu dài từ cuộc đàn áp của Trung Quốc đối với người Uyghur [Duy Ngô Nhĩ] và các nhóm thiểu số khác ở Tân Cương.

Nghiên cứu cho thấy dưới tác động của các chính sách kiểm soát sinh đẻ của Trung Quốc trong khu vực, dân số các dân tộc thiểu số ở miền nam Tân Cương sẽ đạt khoảng 8,6 đến 10,5 triệu vào năm 2040, so với 13,1 triệu mà các nhà nghiên cứu Trung Quốc dự báo trước khi Bắc Kinh đàn áp.

"[Nghiên cứu và phân tích] này thực sự cho thấy ý định đằng sau kế hoạch dài hạn của chính phủ Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ," ông Zenz nói với Reuters, hãng đầu tiên đưa tin về công trình nghiên cứu.

Trong báo cáo của mình, ông Zenz viết rằng vào năm 2019, chính quyền Tân Cương "đã lên kế hoạch buộc ít nhất 80% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn huyện miền nam có dân tộc thiểu số nông thôn tham gia các cuộc phẫu thuật tránh thai để đặt vòng hoặc áp dụng các biện pháp triệt sản khác."

Trung Quốc chuyển hướng chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ

19:01, 13 Tháng Mười 2021
CC BY 2.0 / Evgeni Zotov / Hotan, Xinjiang
Chính phủ Trung Quốc bắt đầu dần đẩy lùi chính sách đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Khu tự trị Tân Cương, AP News viết.
Sputnik

Video liên quan

Chủ Đề