Vì sao bụng đầy hơi khó tiêu

Mẹo chữa đầy hơi, chướng bụng

Chữa đầy hơi, chướng bụng là vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi rất nhiều người gặp phải tình trạng này sau mỗi bữa ăn, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày….

Nhận biết và điều trị đầy hơi chướng bụng

Đầy hơi chướng bụng là các triệu chứng thuộc về đường tiêu hóa, tuy không gây nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh. Hiện tượng đầy hơi chướng bụng là do lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa, do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc do sự rối loạn lên men của vi sinh vật mà chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột.

Thủ phạm gây đầy bụng, khó tiêu

Đừng coi thường chứng đầy hơi ăn không tiêu

25-01-2011

I. Khó tiêu:

Bạn thường bị chướng bụng đầy hơi sau khi ăn? Thực ra ai trong số chúng ta cũng có đôi lần phải trải qua chuyện này nhất là sau ăn no. Bệnh rất hay gặp, lành tính tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

Chứng khó tiêu chức năng hay còn gọi là chứng khó tiêu không có loét [non-ulcer dyspepsia] là thuật ngữ dùng để mô tả một hội chứng có đau hoặc đầy tức khó chịu ở vùng thượng vị mà không có tổn thương của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Bệnh cảnh dai dẳng kéo dài, mặc dù bản chất lành tính nhưng làm cho người bệnh rất lo lắng và khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày. Bệnh rất hay gặp, có tới 25% dân số mắc bệnh, tuy nhiên chỉ có một số ít trong những người này đi khám bệnh.

Những yếu tố dẫn đến chứng khó tiêu

- Thói quen ăn uống không tốt, chẳng hạn như nhai không kỹ trước khi nuốt, ăn đêm và ăn quá nhanh, ăn nhiều tinh bột, lạm dụng chất béo, gia vị, ăn quá nhanh

- Lạm dụng các chất kích thích: rượu, cà phê, thuốc lá, do nuốt nhiều không khí [trong và giữa các bữa ăn]

- Rối loạn co bóp dạ dày tá tràng: 30-50% những người bị bệnh quá trình tống thức ăn từ dạ dày xuống ruột của họ bị chậm lại. do thiếu mật giúp tiêu hóa chất béo...

- Tăng độ nhạy cảm của thần kinh với áp lực trong dạ dày tá tràng.

- Các yếu tố về tâm lý xã hội như stress, căng thẳng, lo âu trong cuộc sống cũng làm cho nhiều người mắc bệnh, nhất là trong điều kiện áp lực cuộc sống hiện nay.

- Tuy nhiên đầy bụng khó tiêu còn là triệu chứng của các bệnh hệ tiêu hóa [như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, ung thư dạ dày...]; các bệnh rối loạn chuyển hóa [đái tháo đường, cường giáp]; do nhiễm vi khuẩn H.Pylori hay do dùng thuốc chữa bệnh...

II. Biểu hiện của bệnh

- Bệnh cảnh có thể biểu hiện các triệu chứng giống như có loét dạ dày tá tàng: đau vùng thượng vị, đau khi đói, đau giảm đi khi ăn vào, đau có thể xuất hiện vào ban đêm làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, đau có thể xuất hiện vào một thời điểm nhất định trong ngày.

- Một số người bệnh biểu hiện bằng triệu chứng rối loạn co bóp như: bệnh nhân cảm giác ăn nhanh no, sau khi ăn thấy bụng tức nặng, có thể có buồn nôn hoặc nôn oẹ, ợ hơi, đầy trướng ở vùng thượng vị, các triệu chứng tăng lên sau khi ăn làm người bệnh ngại ăn uống.

III. Phát hiện bệnh như thế nào?

Mặc dù người bệnh cảm thấy các triệu chứng rất rõ, tuy nhiên khi thăm khám trên lâm sàng thầy thuốc không phát hiện thấy gì đặc biệt. Việc chẩn đoán bệnh dựa vào loại trừ các bệnh lý thực thể bằng siêu âm và nội soi dạ dày tá tràng. Siêu âm giúp loại trừ các bệnh lý gan mật như: sỏi túi mật, sỏi trong gan, sỏi ống mật chủ, u gan, u tụy, viêm tụy mạn, sỏi tụy...

- Nội soi dạ dày tá tràng để loại trừ các bệnh lý ống tiêu hóa như: loét dạ dày, loét hành tá tràng, ung thư dạ dày. Trong bệnh khó tiêu không có loét, xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu các chỉ số hoàn toàn trong giới hạn bình thường. Hình ảnh siêu âm bình thường. Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng bình thường

IV. Phòng bệnh và điều trị

- Đối với bệnh nhân mắc chứng khó tiêu cần được loại trừ chắc chắn các bệnh thực thể trước khi chẩn đoán bị chứng khó tiêu không có loét, đặc biệt là đối với người trên 45 tuổi, lứa tuổi dễ bị bệnh ung thư dạ dày.

- Trong trường hợp khó tiêu là triệu chứng của một số bệnh khác như Viêm, lóet dạ dày; Trào ngược dạ dày thực quản; Ung thư dạ dày…thì người bệnh cần được theo dõi & điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa

- Có rất nhiều cách để ngăn chặn chứng khó tiêu và cải thiện toàn bộ sức mạnh của hệ tiêu hóa, sau đây là 5 cách được cho là có hiệu quả nhất:

1. Ăn nhiều chất xơ mỗi ngày

- Chất xơ không chỉ là yếu tố chủ chốt giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt mà nó có ảnh hưởng đến toàn bộ sức khỏe của bạn. Những thức ăn được ưa chuộng trong nhịp sống công nghiệp hối hả như đồ hộp, đồ ăn nhanh, thịt đỏ và các món ăn chứa nhiều chất béo chính là nguyên nhân gây ra bệnh khó tiêu.

- Một bữa ăn giàu chất xơ, ngoài việc giúp tiêu hóa tốt còn giúp ngăn chặn tiểu đường, các bệnh về tim mạch, bệnh trĩ, ung thư trực tràng và nhiều bệnh khác. Một người bình thường cần từ 20-30 gram chất xơ mỗi ngày. Lượng chất xơ này có thể tìm được dễ dàng trong rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…

- Tránh xa những thức ăn thường làm bạn đầy hơi như đậu đũa, bắp cải, súp lơ và các đồ uống có gas. Luôn uống nhiều nước vì nước làm cho thức ăn dễ tiêu hóa hơn. Nước còn có các dụng hòa tan các khoáng chất, vitamin và ngăn ngừa táo bón.

2. Nhai kỹ thức ăn và ăn vừa no

Nhai kỹ là một trong những cách quan trọng nhất để giảm tải cho hệ tiêu hóa nhưng thường bị bỏ qua. Nhai kỹ không chỉ giúp nghiền nát thức ăn mà nó còn báo hiệu cho tuyến nước bọt, dạ dày và ruột non chuẩn bị tiết dịch vị. Một điều cần chú ý khác là tránh ăn quá no. Cơ thể chúng ta chỉ có từng đó dịch vị, quá nhiều thức ăn vào bụng đồng nghĩa với việc dạ dày phải tiết ra nhiều axít để tiêu hóa và điều này dễ gây ra hiện tượng ợ nóng và khó tiêu.

3. Tập thể dục thường xuyên và tránh căng thẳng

- Ngoài tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục cũng có khả năng cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Một nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy, vận động nhiều làm tăng cường rõ rệt chức năng tiêu hóa. Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học còn tìm thấy mối liên hệ giữa chứng lười vận động với bệnh béo phì, đau dạ dày và tiêu chảy.

- Căng thẳng quá mức cũng có tác động tiêu cực tới hệ tiêu hóa của chúng ta. Điều này được giải thích như sau, căng thẳng sẽ làm giảm lượng máu lưu thông tới vùng bụng qua đó làm giảm chức năng tiết dịch vị, làm chậm lại quá trình tiêu hóa và gây ra ợ nóng, đầy hơi và táo bón.

4. Đừng lạm dụng thuốc antacid

Axít trong dạ dày có tác dụng giúp tiêu hóa thức ăn nhưng trong nhiều trường hợp, lượng axít này có thể trào ngược lên thực quản gây ra cảm giác khó tiêu. Khi điều này xảy ra, nhiều người thường tìm đến antacid vì loại thuốc này có tác dung trung hòa axít và giải quyết được triệu chứng trên một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, thuốc antacid sẽ làm dạ dày giảm tính axít, từ đó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa và dễ dàng bị vi khuẩn tấn công.

5. Bổ sung men tiêu hóa khi cần

- Men tiêu hóa được chiết xuất từ thảo dược có thể cải thiện khả năng tiêu hóa và thậm chỉ tăng cường khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Trong trường hợp thiếu men tiêu hóa do chế độ ăn uống và sinh hoạt không hợp lý, bổ sung men tiêu hóa có thể làm giảm các triệu chứng khó tiêu và đau dạ dày. Đối với những người khỏe mạnh, men tiêu hóa cũng phát huy tác dung trong việc tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể.

- Men tiêu hóa không phải là vị thuốc thần và chứng khó tiêu có thể là triệu chứng của nhưng căn bệng nguy hiểm hơn rất nhiều như bệnh Crohn, trào ngược axít, hoặc bệnh GERD. Chính vì vậy, ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh những cách trên, bạn nên tới bác sĩ khám ngay nếu thường xuyên bất an với hệ tiêu hóa của mình.

** Điều trị triệu chứng: Cho tới nay chủ yếu là điều trị triệu chứng.

- Thuốc chống acid, chống tiết acid và chống đầy hơi

- Thuốc tác động trên co bóp của ống tiêu hóa: domperidone, metoclopramide...

- Thuốc giúp tiêu hóa: đó là các men tiêu hóa để giúp sự tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

- Đối với trường hợp có nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori cần điều trị diệt vi khuẩn

- Điều trị bệnh kèm theo nếu có

Cần lưu ý rằng những thuốc này phải có chỉ định của thầy thuốc người bệnh mới được sử dụng. Người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt khoa học, tránh những căng thẳng không cần thiết, nên ăn những đồ ăn dễ tiêu, ít mỡ, nhiều chất xơ, tăng cường hoạt động thể lực như đi bộ, tốt nhất là chọn một môn thể thao thích hợp.

Chuyên Khoa Tiêu Hoá – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Chướng bụng đầy hơi phát sinh do đâu?

Theo thống kê, một số nguyên nhân đầy bụng khó tiêu có khả năng bắt nguồn từ:

  • Nấm men đường ruột phát triển quá mức
  • Tình trạng không dung nạp thực phẩm
  • Bệnh Celiac [mẫn cảm hoặc không dung nạp gluten]
  • Kháng insulin
  • Phối hợp thực phẩm không đúng cách
  • Ăn uống không đúng giờ
  • Thiếu men tiêu hóa, bao gồm cả tình trạng không dung nạp đường sữa
  • Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột [vi sinh vật phát triển quá mức hoặc xuất hiện ký sinh trùng]

Một số trường hợp như không dung nạp thực phẩm, gluten hay kháng insulin sẽ cần xét nghiệm trước khi phương hướng điều trị được quyết định. Đối với các tình huống còn lại, bác sĩ thường điều trị dựa trên triệu chứng và bệnh sử của bạn.

Cách chữa đầy hơi chướng bụng: làm sao để hiệu quả?

Trong thời gian chờ đợi xác định nguyên nhân chướng bụng đầy hơi, bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.

Tùy vào nguyên nhân, bạn sẽ có nhiều cách chữa đầy hơi chướng bụng khác nhau, chẳng hạn như:

Nấm men đường ruột phát triển quá mức

Thực tế, vấn đề nấm men đường ruột phát triển quá mức tương đối phổ biến. Chúng thường phát sinh bởi việc dùng kháng sinh trong thời gian dài hoặc thường xuyên. Một số loại kháng sinh gây tác dụng phụ, khiến hệ thực vật tiêu hóa của bạn thay đổi, tạo điều kiện cho nấm men đường ruột phát triển mạnh.

Một lượng lớn men tồn tại trong hệ tiêu hóa sẽ tạo khí do quá trình lên men thực phẩm. Từ đó, bạn sẽ cảm thấy chướng bụng đầy hơi. Một số dấu hiệu khác của tình trạng nấm men đường ruột phát triển quá mức gồm:

  • Thèm đường, tinh bột
  • Có xu hướng ăn nhạt
  • Sương mù não
  • Mệt mỏi
  • Nhiễm nấm âm đạo hoặc da

Để giải quyết vấn đề này, bạn có thể cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột bằng cách:

  • Áp dụng chế độ ăn uống không đường [bao gồm cả tinh bột]
  • Sử dụng thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe để diệt nấm men
  • Bổ sung hệ vi khuẩn đường ruột bằng men vi sinh

Không dung nạp thực phẩm

Thực phẩm không dung nạp thường là:

  • Sữa
  • Trứng
  • Một số trái cây như chuối, cam, quýt, thơm [dứa]
  • Các loại hạt [hạnh nhân hoặc đậu phộng]
  • Lúc mì
  • Ngô [bắp]

Khác với dị ứng thực phẩm, chứng không dung nạp thực phẩm gây căng thẳng miễn dịch và viêm, từ đó kích thích đường ruột và phát sinh khí [hơi] tại đây.

Đối với trường hợp này, bạn sẽ cần xét nghiệm máu để nhận kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Một số yếu tố nguy cơ dẫn đến tình trạng này gồm:

  • Tiền sử dị ứng
  • Bệnh chàm
  • Hen suyễn
  • Bệnh sử gia đình mắc bệnh tự miễn
  • Rối loạn tiêu hóa

Sau khi bạn loại bỏ nhóm thực phẩm mà cơ thể không dung nạp được ra khỏi thực đơn hàng ngày, dấu hiệu chướng bụng đầy hơi sẽ cải thiện trong 4–6 tuần sau đó.

Bệnh Celiac

Những người mắc bệnh Celiac [không dung nạp gluten] thường có các triệu chứng khó chịu như:

  • Chướng bụng đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy

Hiện nay, các chuyên gia đã có nhiều phương pháp chẩn đoán chứng không dung nạp gluten. Ngoài các xét nghiệm y tế, hàm lượng vitamin B12 của một người không ăn chay trường kỳ quá thấp cũng là dấu hiệu cho thấy người đó đang mắc bệnh Celiac.

Nếu nghi ngờ gluten là nguyên nhân khiến bạn chướng bụng đầy hơi, bạn có thể không ăn gluten trong năm tuần. Sau đó, hãy tiếp tục bổ sung nó vào các bữa ăn hàng ngày như cũ để quan sát phản ứng cơ thể. Bạn có thể thay thế gluten bằng gạo, bí đao hay khoai lang.

Kháng insulin

Insulin là hormone sinh ra ở tuyến tụy phản ứng với glucose [đường] trong máu. Khi hormone này sinh ra ở người khỏe mạnh, insulin sẽ kích hoạt tế bào cơ thể sử dụng glucose từ máu. Tình trạng kháng insulin xuất hiện bởi hai lý do sau:

  • Tế bào không phản ứng với tín hiệu insulin
  • Tế bào phản ứng yếu với tín hiệu insulin

Trong trường hợp này, tuyến tụy sẽ tiếp tục tăng cường sản xuất insulin. Tuy nhiên vì insulin dường như “vô hiệu hóa”, lượng đường trong máu vẫn tăng dần theo thời gian và gây ra đái tháo đường.

Các triệu chứng phổ biến của kháng insulin bao gồm:

  • Tăng cân không kiểm soát [thường nhanh trong khoảng thời gian 2–3 năm]
  • Thèm đồ ngọt và thực phẩm giàu tinh bột
  • Tăng khẩu vị ăn uống
  • Cảm thấy mệt mỏi và chướng bụng đầy hơi sau bữa ăn

Nếu bạn bắt gặp các dấu hiệu trên hoặc gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường, tỷ lệ kháng insulin ở bạn tương đối cao. Để chẩn đoán chính xác nhất, bạn có thể đến bệnh viện làm xét nghiệm máu.

Chế độ ăn uống và thường xuyên rèn luyện thể chất là phương pháp điều trị kháng insulin hiệu quả nhất. Đối với việc ăn uống, bạn nên giảm thiểu lượng tinh bột [carbohydrate] và chú trọng vào protein, chất xơ cũng như chất béo lành mạnh.

Bạn có thể quan tâm: Bệnh đái tháo đường gây tổn thương gân như thế nào

Phối hợp thực phẩm không đúng cách

Trong mỗi bữa ăn, bạn thường kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, thay vì chỉ ăn một loại duy nhất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách phối hợp món ăn hợp lý. Các thực phẩm kết hợp với nhau không đúng cách sẽ gây cản trở cho quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Nguyên tắc đầu tiên khi phối hợp thực phẩm là không ăn trái cây với bất kỳ thực phẩm nào khác, đặc biệt là những món giàu protein. Chẳng hạn như, bạn không nên ăn dưa hoặc salad trái cây sau khi vừa dùng cá.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không kết hợp protein và tinh bột với nhau. Điều này tương đối khó khăn với những người ăn chay trường. Tuy nhiên, đối với những người ăn mặn, bạn hãy thử tách riêng các món giàu tinh bột và protein để quan sát phản ứng của cơ thể. Theo các chuyên gia, điều này sẽ giảm bớt áp lực hoạt động ở hệ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo thực đơn hàng ngày dưới đây:

  • Bữa sáng: nước ép trái cây
  • Bữa ăn nhẹ giữa buổi sáng: các loại hạt
  • Bữa trưa: thịt đỏ, thịt gia cầm, cá và nhiều rau xanh
  • Bữa tối: giàu tinh bột, có thể là khoai lang nướng

Ăn uống không đúng giờ

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến chướng bụng đầy hơi là ăn uống không điều độ. Quá trình tiêu hóa cũng như các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu như bạn:

  • Để bụng rỗng quá lâu
  • Ăn quá trễ, dẫn đến tình trạng dạ dày chứa một lượng lớn thức ăn trong lúc ngủ

Ngoài ra, bỏ bữa sáng rồi ăn bù vào bữa trưa hầu như luôn gây chướng bụng đầy hơi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và bắt đầu dùng caffeine để duy trì năng suất vào buổi chiều.

Cơ thể chúng ta, cụ thể hơn là hệ tiêu hóa, sẽ hoạt động tốt nhất nếu bạn có thời gian biểu hợp lý cho việc ăn uống. Chẳng hạn như, hãy ăn sáng trong vòng một giờ sau khi thức dậy, dùng bữa trưa vào khoảng giữa ngày và thưởng thức bữa tối trước 19 giờ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung thêm các bữa nhẹ vào giữa buổi sáng hoặc xế chiều nếu cần thiết.

Thiếu men tiêu hóa

Enzyme tiêu hóa sản sinh từ tuyến tụy chịu trách nhiệm phân hủy thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để cơ thể hấp thụ. Các enzyme có thể “cắt ngắn” protein, carbohydrate và lipid [chất béo].

Trong một số trường hợp, cơ thể bạn có nguy cơ không sản xuất đủ enzyme tiêu hóa vì nhiều lý do. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng đầy bụng khó tiêu cũng như nhu động ruột không đều. Sự thiếu hụt các enzyme tiêu hóa có khả năng phát sinh bởi:

  • Chứng không dung nạp thực phẩm gây viêm nhẹ trong đường ruột
  • Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột, nấm men hoặc sự hiện diện của ký sinh trùng
  • Nồng độ axit trong dịch dạ dày thấp
  • Căng thẳng lâu ngày
  • Cơ quan lão hóa theo thời gian

Không dung nạp đường sữa cũng là một dạng thiếu hụt enzyme tiêu hóa. Trong tình huống này, cơ thể sẽ không tổng hợp đủ enzyme lactase để phân giải đường sữa, gây ra vấn đề tiêu hóa kém sữa và các sản phẩm từ sữa.

Bạn có thể kiểm tra liệu bản thân có rơi vào trường hợp này không bằng hai cách:

  • Thực hiện xét nghiệm hơi thở.
  • Thử không dùng sữa và các chế phẩm của nó trong hai tuần. Sau đó, bắt đầu dùng trở lại và quan sát phản ứng của cơ thể.

Một giải pháp tạm thời cho chứng không dung nạp đường sữa là bổ sung enzyme tiêu hóa trong bữa ăn và hạn chế các sản phẩm liên quan đến sữa. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm hiểu và điều trị tận gốc vấn đề, giúp cơ thể có thể tự tổng hợp đủ enzyme tiêu hóa.

Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột

Hệ vi khuẩn đường ruột có thể mất cân bằng bởi nhiều yếu tố, ví dụ như:

  • Sự phát triển quá mức của nấm men đường ruột
  • Vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tiêu hóa
  • Sự hiện diện của ký sinh trùng ở các cơ quan tiêu hóa

Trong trường hợp này, bên cạnh chướng bụng đầy hơi, bạn còn có bị:

  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không chủ ý
  • Suy nhược cơ thể

Để kiểm tra tình trạng vi khuẩn đường ruột, bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm chuyên sâu, chẳng hạn như phân tích phân và nước tiểu. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác chủng vi sinh nào đang phát triển vượt tầm kiểm soát. Từ đó, việc điều trị cũng sẽ đơn giản hơn.

1. Chướng bụng đầy hơi là gì?

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc sự rối loạn lên men vi sinh vật, chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Hiện tượng này dẫn tới tình trạng bụng căng lên và phình ra gây tức bụng, khó chịu.

Thông thường, sau mỗi bữa ăn 30 phút, chúng ta có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt. Tuy nhiên, ở những người bị sình bụng, chướng hơi thì hoàn toàn ngược lại, chúng gây ra cảm giác khó chịu ở bụng.

Thực chất, chướng bụng đầy hơi là triệu chứng rối loạn tiêu hóa chứ không phải bệnh lý. Tình trạng này có thể cải thiện nếu người bệnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Trường hợp kéo dài nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Chướng bụng đầy hơi

Video liên quan

Chủ Đề