Tần thủy hoàng có nghĩa là gì

Trung Quốc và Hàn Quốc [Triều Tiên] cùng với Nhật Bản, Đài Loan có thể coi là những quốc gia đồng Văn với Việt Nam. Vì vậy, những cái tên ở những quốc gia này cũng đều có liên quan và ý nghĩa với nhau. Hãy cùng Tên Ý Nghĩa phân tích và xem tên Tần Thủy Hoàng trong tiếng Trung Quốc và Hàn Quốc được viết như thế nào nhé.

Chữ Tần trong tiếng Trung Quốc được viết là: Đang cập nhậtChữ Tần trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 신 - ShinChữ Thủy trong tiếng Trung Quốc được viết là: 水 - ShuǐChữ Thủy trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 시 - SiChữ Hoàng trong tiếng Trung Quốc được viết là: 黄 - HuángChữ Hoàng trong tiếng Hàn Quốc được viết là: 황 - HwangTên Thủy Hoàng được viết theo tiếng Trung Quốc là 水 黄 - Shuǐ Huáng
Tên Tần Thủy Hoàng được viết theo tiếng Hàn Quốc là 신 시 황 - Shin Si Hwang

Xem thêm: >>Tra cứu tên mình theo tiếng Trung, Hàn

Xem thêm: >>Xem tên mình có hợp phong thủy với năm sinh không

Những tên mà người dùng khác cũng tra cứu

  • Bảo Bảo 19 phút trước

    Tên Bảo Bảo được viết theo tiếng Trung Quốc là: 宝 宝 - Bǎo Bǎo và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: 보 보 - Bo Bo ... Xem đầy đủ

  • Janlea 19 phút trước

    Tên Janlea được viết theo tiếng Trung Quốc là: ... - và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: ... - ... Xem đầy đủ

  • Dương Hồng Khánh 52 phút trước

    Tên Dương Hồng Khánh được viết theo tiếng Trung Quốc là: 杨 红 庆 - Yáng Hóng Qìng và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: 양 홍 강 - Yang Hong Kang ... Xem đầy đủ

  • Nguyễn Duy Tính 3 giờ trước

    Tên Nguyễn Duy Tính được viết theo tiếng Trung Quốc là: ... - và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: ... - ... Xem đầy đủ

  • Nguyễn Thị Bích Trâm 4 giờ trước

    Tên Nguyễn Thị Bích Trâm được viết theo tiếng Trung Quốc là: 阮 氏 碧 簪 - Ruǎn Shì Bì Zān và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: ... - ... Xem đầy đủ

  • NGUYỄN THÙY NHUNG 4 giờ trước

    Tên NGUYỄN THÙY NHUNG được viết theo tiếng Trung Quốc là: ... - và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: ... - ... Xem đầy đủ

  • Lê Thị Thu Thảo 4 giờ trước

    Tên Lê Thị Thu Thảo được viết theo tiếng Trung Quốc là: 黎 氏 秋 草 - Lí Shì Qiū Cǎo và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: 려 이 서 초 - Ryeo Yi Su Cho ... Xem đầy đủ

  • Trần Hoàng Huy 7 giờ trước

    Tên Trần Hoàng Huy được viết theo tiếng Trung Quốc là: 陈 黄 辉 - Chen Huáng Huī và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: 진 황 회 - Jin Hwang Hwi ... Xem đầy đủ

  • Sam 8 giờ trước

    Tên Sam được viết theo tiếng Trung Quốc là: ... - và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: ... - ... Xem đầy đủ

  • Oanh 8 giờ trước

    Tên Oanh được viết theo tiếng Trung Quốc là: 莺 - Yīng và được viết theo tiếng Hàn Quốc là: 앵 - Aeng ... Xem đầy đủ

Có thể bạn quan tâm

  • - Những tên bắt đầu bằng chữ T
  • - Những tên bắt đầu bằng chữ H

Bạn không tìm thấy tên của bạn? Hãy đóng góp tên của bạn vào hệ thống website bằng cách CLICK VÀO ĐÂY để thêm.

Ý nghĩa của từ Tần Thủy Hoàng là gì:

Tần Thủy Hoàng nghĩa là gì? Dưới đây bạn tìm thấy một ý nghĩa cho từ Tần Thủy Hoàng Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa Tần Thủy Hoàng mình


0

  0


Tần Thủy Hoàng [tiếng Hán: 秦始皇] [tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN] , tên thật là Doanh Chính [嬴政], còn có tên khác là Triệu Chính [趙政], l� [..]



>

Tần Thủy Hoàng [[秦始皇 Qínshǐhuáng], tên thật là Doanh Chính sinh ngày 18 tháng 2 năm 259 TCN, mất ngày 10 tháng 9 năm 210 TCN, còn có tên gọi khác là Tần Thủy Võ Hoàng Đế. Ông là vị vua thứ 31 của nước Tần, trong lịch sử Trung Quốc và là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Hoa sau khi mang quân chinh phạt và đánh bại 6 nước chư hầu, chấm dứt thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc tranh hùng bởi các quốc gia nhỏ từ thế kỷ V TCN. 

 Tiểu sử, gia thế của Tần Thủy Hoàng 

Doanh Chính đăng cơ vào năm 13 tuổi, vì còn nhỏ tuổi, nên quần thần thống nhất, quyền nhiếp chính sẽ là nằm trong tay trọng phụ Lã Bất Vi. Chính thức xưng đế vào năm 38 tuổi, trị vì trong 25 năm. Thay vì tiếp tục xưng vương và trở thành vua như những thiên tử thời nhà Thương, nhà Chu trước đó, ông tự xưng là là Tần Thủy Hoàng nghĩa là Vị Hoàng đế đầu tiên. Ông còn quy định những đời con cháu sau này sẽ được theo thứ tự và gắn liền với danh xưng Hoàng đế. 

Nói về lai lịch của Tần Thủy Hoàng, nhiều tài liệu lịch sử có ghi lại, Doanh Chính là con ruột của Doanh Dị Nhân, con trai của vua nước Tần được gửi sang nước Triệu làm con tin phục vụ cho mục đích thắt chặt bang giao. Mẹ là Triệu Cơ, dung mạo xinh đẹp, có tài đàn hát - từng là thiếp của Lã Bất Vi - một thương nhân. Lã Bất Vi đồng thời là khách quý của tất cả các nước chư hầu. Nhằm mục đích tiến thân, Lã Bất Vi đã kết thân với công tử nước Tần, ban thiếp của mình là Triệu cơ cho Dị Nhân, sau đó quyết chí tìm mọi cơ hội để phò tá Doanh Dị Nhân lên ngôi Thái tử.

 1.2. Lên ngôi ở tuổi 13, “trọng phụ Lã Bất Vi” làm nhiếp chính 

Theo sử cũ có ghi chép lại, sau khi Tần Hiếu Văn Vương băng hà, Dị nhân lên ngôi vua lấy hiệu là Tần Trang Tương Vương. Thế nhưng, Tần Trang Tương Vương cũng là ông vua đoản mệnh, chỉ trị vì được trong thời gian ngắn ngủi trong vòng 3 năm. Sau khi Tần Trang Tương vương qua đời, Vào năm 248 TCN, Doanh Chính kế vị ở tuổi 13. Khi đó, Triệu Cơ đường hoàng trở thành hoàng thái hậu. Nhưng vì nhà vua còn quá nhỏ, Lã Bất Vi bấy giờ trở thành “trong phụ” dưới một người trên vạn người, phụ trách công việc nhiếp chính. 

Trong giai đoạn này, tướng quốc và Thái hậu càng tỏ ra thân mật, thậm chí, có tài liệu còn ghi lại, hai người còn liếc mắt đưa tình với nhau trước đông đảo quần thần. Điều này không chỉ xảy ra một lần.Với tích này, câu chuyện tương truyền rằng, Doanh Chính [Tần Thủy Hoàng] sau này chính là con ruột của Lã Bất Vi được biết bởi đông đảo hậu thế. 

Lên ngôi ở tuổi 13, “trọng phụ Lã Bất Vi” làm nhiếp chính 

Cũng bởi lý do này, ngay từ thuở nhỏ, vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc đã bị “dính mác” con riêng. Bản thân hận Lã Bất Vi nhưng Doanh Chính chỉ còn cách cố gắng học hành, nuôi mộng trở thành quân vương anh minh uy vũ để sau này lấy lại thiên hạ từ này tay “trọng phụ”. 

1.3. Đích thân nắm quyền bính và ổn định đất nước từ năm 21 tuổi

Năm 21 tuổi, thời điểm chỉ còn một năm nữa chính thức mới nắm quyền bính theo quy định, nhưng với tính cách khẳng khái của Doanh Chính và tình hình đất nước lúc bấy giờ, không điều gì có thể ngăn lại “con mãnh hổ” với tham vọng thâu tóm quyền lực bấy lâu đã bị đè nén dưới trướng của Thái Hậu và Lã Bất Vi. Ngay trong năm đó, Doanh Chính đã phát động cuộc chiến tiêu diệt nghịch phản làm loạn và hạ lệnh giam thái hậu. Chính điều này làm quần thân và trọng phụ Lã Bất Vi phải bất ngờ nhưng cũng không dám trái lời. Những quần thần ra sức khuyên can ông đều bị ném vào vạc dầu sôi và phơi xác trên thành Hàm Dương. 

Bằng tài năng thao lược của mình, từ năm 237 TCN, năm thứ hai nắm trong tay mọi quyền lực, Doanh Chính từ từ ổn định đất nước. Việc đầu tiên chính là loại trừ cái gai trong mắt bao lâu nay là Lã Bất Vi.

 Doanh Chính đuổi trọng phụ khỏi triều đình, bãi bỏ chức tước rồi đuổi đến Lạc Dương. Vẫn chưa thỏa, hai năm sau, ông cho người đến ban thánh chỉ cho Thương nhân họ Lã đi đày ở Tứ Xuyên. Hiểu được tình thế, Lã Bất Vi tự tử. Biết được tình hình, Tần Thủy Hoàng cho tịch thu toàn bộ tài sản và diệt trừ vây cánh của y. Sau khi Lã Bất Vi chết, Tần Thủy Hoàng bắt đầu đi vào củng cố giang sơn. 

2. Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ

Từ thời điểm có Lã Bất Vi nhiếp chính, Tần đã là nước hùng mạnh. Chính bước đệm này càng làm cho khao khát thôn tính các nước chư hầu để thống nhất giang sơn cũng trở nên mạnh mẽ trong Tần Thủy Hoàng. Trong thời điểm diệt trừ xong Lã Bất Vi, triều thần liên tục dâng tấu thư, mưu lược khuyên Doanh Chính thống nhất thiên hạ. Là người trọng hiền tài, Doanh Chính mở cửa chiêu dụ nhân tài. Chẳng mấy khi thành Hàm Dương thành địa chỉ hội tụ người hiền tài.

Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ

 Ông bắt đầu kế hoạch thôn tính các nước lân cận.  Mũi nhọn đầu tiên là tiến quân sang nước Hàn, quốc gia gần nhất và cũng là yếu nhất. Nhanh chóng, quân Tần đã chiếm được nước Hàn vào Tần Vương năm thứ 17. Nước thứ hai sớm nằm trong nanh vuốt của quân Tần chính là nước Triệu - Kẻ thù cũ của nước Tần. Tiếp đến, nước Yên cũng đại bại vào năm 222 TCN. 3 năm sau, nhiều tài liệu sử sách đã chép rằng, quân Tần được xuất binh bởi Doanh Chính ùn ùn phá đê Sông Hoàng Hà chinh phạt nước Ngụy. 

Quân Tần tiến vào thành Đại Lương chiếm đóng, nước Ngụy tan rã. Thắng lợi liên tiếp, nhuệ khí nghĩa sĩ tăng lên, nước Sở và nước Tề chính thức trở thành quận huyện của vua nước Tần. Tần Vương năm thứ 26, một toán binh lính do Vương Bôn - Tướng nước Tần cầm đầu tiến vào nước Ngụy, bắt được Ngụy Vương Giả. Ngụy Vương mất nước. 

Trong vòng 10 năm, dưới sự lãnh đạo của Doanh Chính, Trung Quốc từ lãnh thổ bị phân tranh, cát cứ bởi nhiều quốc gia khác nhau trong vòng mấy trăm năm nay đã thu về một mối. Năm 221 TCN, Doanh Chính tự chọn hai chữ “Hoàng Đế” trong “Tam Hoàng Ngũ Đế” để đặt cho mình để khẳng định rằng, bản thân đã vượt qua mọi thành tựu của những vị vua khác trong thiên hạ. Ông lựa chọn thêm một chữ “Thủy” đặt trước tôn hiệu để nhấn mạnh, mình là vị hoàng đế thứ nhất, con cháu về sau sẽ truyền đến vạn đời. Từ đó, có tên gọi Tần Thủy Hoàng hay Thủy Hoàng Đế. 

3. Một số chính sách cai trị dưới thời Tần Thủy Hoàng

Sau khi bình định được đất nước, Tần Thủy Hoàng tập trung vào trận áp các thế thù địch là nhiệm vụ quan trọng nhất. Trong quá trình thống nhất Trung Nguyên, một bộ tộc có tên Hung Nô ở phía Bắc đánh vào nội địa. Sự đe dọa nhanh chóng được Tần Thủy Hoàng phản kích bằng việc cử Đại tướng Mông Điềm mang 30 vạn tinh binh chống lại.

Một số chính sách cai trị dưới thời Tần Thủy Hoàng

Dù dẹp tan được cuộc tấn công lần 1, song Hung Nô là bộ tộc mạnh, để củng cố được tiềm lực phát triển của đất nước sau hơn 10 năm chinh chiến và ổn định đất nước, Tần Thủy Hoàng lệnh cho các nông phu là những nô lệ, tội nhân các nước khác, nông dân, binh lính vô tội, quan lại phạm lỗi, những học giả không đốt sách Nho... nối và xây dựng 3 bức tường thành cũ được cất lên bởi 3 nước là Yên, Tần, Triệu cùng với đó là xây dựng thêm những bức tường thành mới.

Ước tính có khoảng trên 300.000 người nằm trong lực lượng nông phu xây thành phải làm việc cật lực trên những đồi núi trùng trùng điệp điệp, mùa đông thì nước lạnh buốt, đóng băng, mùa hè thì không khí như thiêu như đốt. Khổ cực không văn sĩ nào có thể ghi lại hết được. Để trở thành biểu tượng rực rỡ cho nền văn minh lâu đời của Trung Hoa, bắt đầu tập trung xây dựng dưới thời Tần Thủy Hoàng và kết thúc vào cuối thời nhà Minh với chiều dài khoảng trên 13.000 dặm, Công trình nhân tạo vĩ đại này đã lấy đi tính mạng của hàng trăm nghìn thậm chí cả triệu người dưới thời nhà Tần. Thậm chí, Vạn Lý Trường thành còn được nhiều sách cổ lại với cái tên “Nghĩa địa dài nhất Trái đất”. 

Ngoài việc cho xây dựng thành để trấn áp các thế lực ngoại bang, hoàng đế nhà Tần cũng thực hiện chính sách dẹp trừ phản nghịch từ trong nội quốc. Ông lệnh cho binh lính tịch thu toàn bộ binh khí trong nhân dân, đúc thành những bức tượng lớn đặt bên ngoài cung Hàm Dương. Cùng với đó là đặt ra nhiều chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo. Dù có công trong việc thống nhất chữ Việt những Tần Thủy Hoàng đồng thời là vị hoàng đế đầu tiên khởi xướng cho nạn “Đốt sách, chôn Nho”.

Công tội của Tần Thủy Hoàng

Trong sử cũ có ghi lại, Vua Tần ra lệnh “Không được học theo sách cổ mà chê bai thời nay, làm mê loạn bọn đầu đen” cùng với đó là ra lệnh đốt sách, giết chết hàng trăm nho sinh. Bằng việc đặt ra hàng loạt những chính sách cai trị để thâu tóm quyền lực vào tay mình, trí thông minh, tài thao lược, những chính sách cải tiến về kinh tế, phân chia lãnh thổ, văn hóa...Tần Thủy Hoàng đã tạo ra một bộ mặt đất nước thịnh trị và là bước đệm quan trọng để hậu thế tiếp nối và gây dựng Trung Quốc trên lãnh thổ rộng lớn. Tuy nhiên, chính tham vọng thống trị và bản tính độc đoán, tàn bạo của mình, hào khí ngất trời của vị hoàng đế nhà Tần không thể bỏ qua được thuật trường sinh. 

Vào cuối đời, Tần Thủy Hoàng thường xuyên bị ám ảnh bởi cảnh bị ám sát. Do vậy, chỉ muốn bào chế phương thuốc bất tử.  Ông mê muội đến mức cử đến hàng trăm thái Y bào chế thuốc bất tử và có đến 37 lần đi tuần du để tìm ra phương thuốc này. Theo nhiều điển tích có tới 480 thái y và các học giả bị chôn sống chỉ vì không thể bào chế ra thuốc bất tử. 

4. Những ngày cuối đời của Tần Thủy Hoàng

Năm 210 TCN, trên đường đi chu du lần cuối, Tần Thủy Hoàng ngã bệnh,  đi đến đoạn Sa Khâu thì qua đời, hưởng thọ 50 tuổi. Trong lúc trọng bệnh, biết mình không thể về đến kinh đô Hàm Dương, ông lệnh cho một tướng của mình là Triệu Cao truyền thánh chỉ cho con trưởng của mình là Phù Tô bấy giờ đang ở biên cương về kinh chịu tang và nhận ngôi báu. Song khi chưa có thư hồi âm, hoàng đế nhà Tần đã băng hà. 

Sau khi mất, Tần Thủy Hoàng được chôn cất tại khu phức hợp lăng mộ nằm ở phía Bắc tỉnh Lý Sơn, Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Khu lăng mộ này có chiều cao 76 mét và rộng hơn 350 m2. Đây là một khối kiến trúc chìm dưới mặt đất theo mô hình của Kim tự tháp phản ánh cuộc sống của hậu cung nhà Tần sau khi chết. Theo nhiều tài liệu, khoảng hơn 700.000 người là những nghệ nhân, nông phu đã bị thiệt mạng trong quá trình xây dựng khu lăng mộ kéo dài trong 38 năm này. Phần lớn, họ bị vùi xác và chôn sống sau khi “tòa lâu đài cho vua Tần trị vì thế giới bên kia” hoàn thiện, vì nhiều lo sợ những người này sẽ tiết lộ bí mật về khu lăng mộ. Với kết cấu phức tạp, điệu nghệ, hiện nay, khu lăng mộ Tần Thủy Hoàng đang nằm trong tốp 8 kỳ quan thế giới hút được quan tâm đông đảo của giới yêu khảo cổ. 

Những ngày cuối đời của Tần Thủy Hoàng

Sau 15 năm thống trị, sự qua đời của Tần Thủy Hoàng và những chính sách cai trị tàn bạo của mình, nhà Tần chính thức diệt vong vào năm 206 TCN, bởi cuộc khởi nghĩa nông dân của Trần Thăng và Ngô Quảng. 

Trên đây là một số thông tin nổi bật kiến giải giúp bạn về tiểu sử, cuộc đời của vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc - Tần Thủy Hoàng. Dù thời gian tại ngôi chỉ 15 năm, thế nhưng với những công trạng của mình Tần Thủy Hoàng mãi được lưu danh hậu thế với tư cách vị hoàng đế thông minh, mưu lược và tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Quốc. Mong rằng, những thông tin này thực sự thú vị cho bạn và bồi đắp thêm cho bạn thêm tình yêu với bộ môn lịch sử nhé. 

Bên cạnh Tần Thủy Hoàng, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những thông tin thú vị khác về vị vua nước Nam giành lại độc lập và mở ra kỷ nguyên phát triển cho dân tộc sau hơn 1000 năm sống dưới trước của phương Bắc qua bài viết sau nhé. 

Tiểu sử Ngô Quyền

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề