Tăng acid uric là gì

Axit uric [acid uric] máu tăng cao là mối nguy hiểm cho sức khỏe, “mầm mống” của những cơn đau dữ dội cho người bị bệnh gout. Vậy nguyên nhân tăng axit uric máu là gì và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ đem tới câu trả lời.

Axit uric là hợp chất được tạo thành trong cơ thể do quá trình thoái giáng các nhân purin và sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài chủ yếu thông qua đường nước tiểu.

Axit uric máu có nguồn gốc nội sinh và ngoại sinh. Nguồn gốc nội sinh là khi các tế bào chết đi, nhân của chúng bị phá hủy và chuyển hóa thành acid uric. Nguồn gốc ngoại sinh là khi axit uric được tạo thành từ sự chuyển hóa thức ăn hoặc các con đường chuyển hóa khác.

Ở người bình thường, quá trình tổng hợp và đào thải luôn được cân bằng để giữ lượng acid uric trong máu ở mức an toàn cho cơ thể. Khi sự cân bằng này bị mất đi, hàm lượng axit uric trong máu sẽ không còn ở mức cho phép.

Để xác định nồng độ axit uric máu cần tiến hành xét nghiệm máu. Axit uric tăng cao khi nồng độ vượt 420 micromol/lít ở nam và 360 micromol/lít ở nữ.

Xét nghiệm máu để xác định nồng độ axit uric

Có khoảng 2/3 số người bị tăng axit uric máu biểu hiện triệu chứng. Tăng axit uric máu kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Và người bệnh nhận biết việc acid uric máu tăng cao thông qua các triệu chứng của các căn bệnh này.

Tăng axit uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp trên lâm sàng. Cơn gout cấp xuất hiện sau một bữa ăn nhiều đạm hoặc uống nhiều bia rượu, khởi phát vào nửa đêm. Cơn gout cấp gây đau dữ dội ở một khớp, hay gặp nhất là ngón chân cái.

Nếu người bệnh bị tăng axit uric máu trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn tới gout mạn tính với các biểu hiện là:

– Hạt tophi: xuất hiện do lắng đọng muối urat trong các mô liên kết. Hạt tophi thường gặp ở mỏm khuỷu, vành tai, cạnh các khớp, có thể nhìn thấy màu trắng bên trong. Khi hạt tophi vỡ sẽ chảy ra chất não trắng.

– Sưng đau, biến dạng các khớp.

Tăng axit uric máu thường biểu hiện thành các cơn gout cấp

>> Xem thêm: 5 cách cắt cơn đau gút cấp cực nhanh, cực hiệu quả

Các tinh thể acid uric có thể làm tích tụ sỏi trong thận với các triệu chứng cơ bản bao gồm: đau lưng dưới, buồn nôn, đau khi đi tiểu, có thể tiểu ra máu. Nếu bị nhiễm trùng thận, bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh.

Các tinh thể axit uric có thể làm tích tụ sỏi trong thận

Bên cạnh đó, axit uric máu tăng cao còn dẫn tới các bệnh như: đa u tủy xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu,… Đối với người cao tuổi, khi acid uric lắng đọng ở tim mạch sẽ gây viêm mạch máu, xơ vỡ động mạch, đột quỵ, thiểu năng mạch vành, viêm màng ngoài tim.

Tình trạng rối loạn chuyển hóa không rõ nguyên nhân xảy ra khi cơ thể vẫn tự tổng hợp lượng lớn axit uric dù người bệnh đang duy trì một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Tình trạng này chiếm tới 85% các trường hợp, có tính chất gia đình và di truyền.

Mỗi ngày, lượng axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể khoảng 80% qua đường nước tiểu, còn lại là qua đường tiêu hóa và mồ hôi. Nếu đào thải acid uric giảm sẽ khiến axit uric tồn tại trong máu với lượng lớn, vượt ngưỡng cho phép.

Đối với bệnh nhân gout đã tuân thủ việc uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ mà vẫn tăng axit uric máu rất có thể là do nhờn thuốc. Khi cơ thể không đáp ứng với thuốc, việc sử dụng đúng liều lượng, thời gian quy định cũng không đem lại hiệu quả.

Nhiều bệnh lý như: suy thận, nhược giáp, nhiễm độc chì mạn tính, nhiễm độc thai nghén, bệnh vẩy nến, ung thư máu dòng bạch cầu,… cũng là nguyên nhân khiến chỉ số acid uric cao. Muốn hạ chỉ số axit uric phải điều trị các bệnh này.

Có một số loại thuốc khi nạp vào cơ thể sẽ làm tăng axit uric. Cụ thể là: Thuốc lợi tiểu, thuốc ngủ nhóm barbiturate, thuốc giảm đau nhóm salicylate liều thấp,…

Ít vận động, không tập luyện thể dục thể thao thường xuyên khiến năng lượng không được tiêu hao. Điều này dẫn đến nguy cơ gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, làm tăng acid uric.

Những loại thực phẩm chứa nhiều nhân purin – tiền chất chuyển hóa thành axit uric, là: nội tạng động vật, hải sản, các loại đậu hạt, nấm,… Việc ăn nhiều loại thực phẩm này làm axit uric máu tăng cao. Bên cạnh đó, uống nhiều nhiều bia, rượu cũng thúc đẩy axit uric máu tăng.

Ăn nhiều hải sản làm tăng axit uric máu

Khoảng 80% lượng axit uric được đào thải ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Việc uống không đủ nước, nhịn tiểu là nguyên nhân khiến acid uric không được đào thải mà sẽ lắng đọng ngược trở lại.

Để có thể đưa ra phương pháp thích hợp nhất điều trị axit uric cao cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.

– Nếu tăng acid uric do đang sử dụng các loại thuốc khác hoặc nhờn thuốc, người bệnh cần thông báo với bác sỹ để điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

– Nếu nguyên nhân đến từ các loại bệnh lý, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị kết hợp chữa bệnh với thuốc điều trị hạ axit uric, liệu pháp dự phòng tăng axit uric máu.

Lưu ý, người bệnh phải dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, không được tự ý dừng thuốc hoặc tự mua thuốc về uống khi thấy axit uric cao.

Để acid uric máu không tăng cao, người bệnh cần giữ chế độ dinh dưỡng khoa học.

– Cắt giảm những thực phẩm chứa nhiều nhân purin trong thực đơn như: các loại thịt đỏ [thịt bò, thịt bê, thịt dê, thịt cừu] cá biển, sò, nấm, nội tạng động vật,…

– Bạn cũng nên kiêng bia, rượu, các thức uống có cồn vì chúng gây ra tình trạng rối loạn sản sinh và chuyển hóa purin.

– Các loại thực phẩm được khuyến khích sử dụng là: rau cần, xúp lơ, cải xanh, chuối, ổi, táo, nho, củ cải,…

Đây là cách đơn giản để giảm acid uric trong máu thông qua việc tăng khả năng đào thải của thận. Người bệnh nên uống 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước ép trái cây, sữa không đường, nước khoáng kiềm.

Uống đủ nước là cách đơn giản để giảm axit uric trong máu

Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để tạo nên một cơ thể khỏe mạnh, đủ sức chống lại bệnh tật.

Nghiên cứu cho thấy những người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tăng axit uric máu. Do đó, người bệnh nên lựa chọn các biện pháp khoa học để giảm cân bền vững.

Trên đây là một số nguyên nhân có thể làm tăng axit uric máu. Một người có chỉ số axit uric cao có thể do một vài hoặc tất cả các nguyên nhân kể trên. Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế để xác định chính xác tình trạng bệnh và có phương pháp xử lý hiệu quả. Nếu cần tư vấn hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline 0865 344 349.

Viên gout Tâm Bình

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Axit uric trong máu là một trong những chỉ số xét nghiệm về máu được quan tâm nhiều nhất hiện nay, bởi những mối nguy hiểm rình rập quanh nó là rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ hơn axit uric là gì? Chỉ số axit uric trong máu cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?

Axit uric là gì?

Acid uric [công thức hóa học là C5H4N4O3] là một hợp chất dị vòng của cacbon, oxi, hidro và nitơ và là một sản phẩm chuyển hóa các chất đạm có nhân purin. Chất này thường được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như phủ tạng động vật, cá biển, đậu Hà Lan hoặc đồ uống như bia, rượu…

Nói một cách dễ hiểu, acid uric là một hợp chất được tạo ra ở trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Sau đó, chúng được hòa tan vào trong máu, rồi đưa đến thận và được đào thải ra ngoài qua đường nước tiểu.

Ở người bình thường, lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở mức dưới 7,0 mg/dl [420 micromol/l] và được giữ ở mức độ hằng định do sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và đào thải chất này. Theo đó, giới hạn bình thường của axit uric trong máu ở các đối tượng cụ thể như sau:

  • Nam: 2.5-8 mg/dL
  • Nữ: 1.9–7.5 mg/dL
  • Trẻ em: 3-4 mg/dL.

Nồng độ axit uric trong cơ thể còn phụ thuộc vào chiều cao, cân nặng, huyết áp, chức năng của thận, dinh dưỡng, tình trạng sử dụng bia rượu…

Bất kỳ nguyên nhân nào làm mất cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải chất này đều gây ảnh hưởng đến chỉ số này đó là tăng hoặc giảm acid uric trong máu và đều có thể dẫn tới hậu quả xấu cho cơ thể.

Chỉ số axit uric trong máu cảnh báo gì về tình trạng sức khỏe?

Có một thực tế hiện nay là rất nhiều người khi đi khám bệnh chỉ quan tâm đến chỉ số acid uric trong máu có cao hay không? Đặc biệt, cứ tăng acid uric máu là mắc bệnh gout và điều trị luôn. Đây là quan niệm sai lầm. Bởi vốn dĩ, chỉ số acid uric trong máu quá cao hay quá thấp đều cảnh báo những nguy cơ sức khỏe xấu cho cơ thể, không chỉ riêng bệnh Gout. Vì thế, để các bạn nắm rõ hơn về điều này, chúng tôi sẽ chia mức độ cảnh báo thành 2 dạng là: chỉ số axit uric cao và chỉ số axit uric thấp.

Chỉ số acid uric cao liên quan đến những bệnh gì?

Thống kê cho thấy, phần lớn những bệnh nhân đến xét nghiệm chỉ số acid uric trong máu đi khám đều ở mức cao [ở nam trên 7mg/dl [420 µmol/L], ở nữ trên 6mg/dl [360 µmol/L]. Điều này như một “hồi chuông báo động” đối với vấn đề sinh hoạt và ăn uống của người dân Việt Nam. Hãy xem chỉ số acid uric cao có liên quan đến những căn bệnh gì nhé.

Bệnh gout

Đúng như các bạn nghĩ, tăng acid uric máu là một trong những yếu tố nguy cơ rõ ràng cho sự hình thành bệnh gout. Tuy nhiên, đây không phải tiêu chuẩn duy nhất để chẩn đoán bệnh gout, còn các dấu hiệu đi kèm khác đó là sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.

Suy thận mạn tính

Một trong những đặc điểm cơ bản của hầu hết các bệnh nhân suy thận mạn tính đó chính là nồng độ axit uric trong máu luôn ở mức cao.

Bệnh sỏi thận

Đây cũng được coi là một biến chứng của bệnh Gout - bệnh sỏi uric. Bệnh thường có biểu hiện bằng cơn đau quặn thận, đau ở hông lưng lan xuống bẹn, cơ quan sinh dục, có thể tiểu máu… 

Một số bệnh di truyền

Tăng nồng độ acid uric máu cũng liên quan đến một số căn bệnh di truyền. Điển hình là hội chứng Lesch-Nyhan, gây ra do thiếu hụt enzyme trong chuyển hóa purin, dẫn đến sự đột biến liên quan đến nhiễm sắc thể X, làm tăng đột ngột quá trình tổng hợp purin nội sinh.

Ngoài ra, tăng acid uric còn liên quan đến bệnh Gipke gây ra sự rối loạn trong quá trình giải phóng enzyme glucose 6 phosphatase vào gan. Do thiếu hụt enzyme này đã khiến quá trình tổng hợp acid uric tăng lên và giảm sự đào thải chất này ở thận….

Các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức: lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,..

Nghiên cứu cũng chỉ ra, việc tăng acid uric có liên quan đến các bệnh lý làm phá hủy tế bào quá mức như lơ xê mi, các bệnh lý ác tính, vẩy nến,…

Chỉ số acid uric quá thấp liên quan đến những bệnh gì?

Nếu như chỉ số axit uric trong máu tăng gây ra những căn bệnh nguy hiểm thì ngược lại, axit uric thấp hơn giới hạn bình thường cũng không hề tốt. Thậm chí, đó có thể là biểu hiện của một số bệnh lý của cơ thể, bao gồm:

  • Hội chứng SIADH gây ra do rối loạn hormone tuyến thượng thận, gây tiểu nhiều và hạ natri máu.
  • Bệnh Xanthin niệu là dạng rối loạn di truyền chuyển hoá do thiếu xanthine oxidase là enzym xúc tác oxy hóa xanthin thành acid uric.
  • Bệnh Wilson một rối loạn di truyền do đồng tích tụ trong cơ thể.
  • Hội chứng Fanconi chủ yếu do di truyền, thường gặp ở những trẻ mới sinh uống nước nhiều, tiểu nhiều…
  • Bệnh to đầu chi [Acromegaly] có đặc điểm tiết quá mức hormone tăng trưởng GH, thường do u tuyến yên.
  • Bệnh ruột non bất dung nạp gluten [bệnh Celiac] xảy ra khi cơ thể nhạy cảm với gluten, ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày.

Phòng trừ các bệnh lý liên quan đến chỉ số acid uric trong máu

Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học

Một chế độ ăn uống và sinh hoạt đảm bảo là một yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu giúp quá trình tổng hợp và đào thải axit uric trong cơ thể, giúp cho thận hoạt động tốt hơn.

Cụ thể, bạn nên tăng cường rau xanh trong các bữa ăn, uống nhiều nước, không ăn nhiều chất đạm, đồ chiên rán, nướng, hun khói, đồ ăn nhanh… Đặc biệt là hạn chế tối đa sử dụng rượu bia - nguyên nhân phổ biến làm tăng nồng độ axit uric trong máu.

Tăng cường vận động thể dục thể thao điều độ

Để có được một sức khỏe dẻo dai, chống lại bệnh tật, không thể thiếu thói quen lành mạnh là rèn luyện thể dục. Nó không chỉ giúp cơ thể chuyển hóa và đào thải các chất xấu nhanh hơn mà còn giúp phòng tránh rất nhiều bệnh tật, trong đó có các bệnh liên quan đến chỉ số axit uric trong máu.

Tập thể dục là một cách phòng các bệnh liên quan đến tăng/giảm acid uric trong máu.

Ổn định tâm lý

Đối với các bệnh nhân Gout nói riêng và tất cả các bệnh nhân liên quan đến nồng độ axit uric nói chung rất cần đến yếu tố ổn định tâm lý, tránh căng thẳng công việc, tránh gắng sức và đi ngủ đúng giờ… Việc đó không chỉ giúp cho người bệnh trấn an tâm lý ổn định giúp cho việc điều trị bệnh, đồng thời có cuộc sống vui vẻ hơn.

Nhờ đến các máy móc hỗ trợ tiên tiến

Bên cạnh những yếu tố hỗ trợ điều trị bệnh như thuốc, vấn đề sinh hoạt, tập thể dục… thì một loại dụng cụ rất hữu ích cho bạn trong việc phòng và điều trị bệnh đó chính là các loại máy móc giúp hỗ trợ kiểm tra và phát hiện bệnh như các loại máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, máy đo nồng độ oxy, nhịp tim… Đây là cách tốt nhất để theo dõi các chỉ số sức khỏe quan trọng tại nhà, từ đó giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống cho phù hợp, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí tới phòng khám, bệnh viện.

Hiện nay, trên thị trường có bán các sản phẩm máy đo chỉ số sức khỏe đa năng cho phép người dùng kiểm tra nhiều chỉ số sức khỏe trên cùng 1 máy, điển hình với đó là dòng máy đo đường huyết 3 trong 1 tích hợp 3 chức năng đo lượng mỡ, lượng đường và axit uric toàn phần trong máu giúp bạn sử dụng ngay tại nhà, thay vì thường xuyên phải đến bệnh viện để kiểm tra.

Một số những sản phẩm tiêu biểu của dòng máy này được khách hàng sử dụng và có phản hồi tốt có thể kể tới như: 

Máy đo đường huyết Rossmax Easy Touch GCU ET322 - Giá bán: 1.150.000đ

Máy đo đường huyết Rossmax Easy Touch GCU ET322 là thiết bị tổng hợp 3 trong 1 các chức năng đo đường huyết, mỡ máu, gout để bạn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên, tiện lợi hơn, cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Thiết bị này có kích thước nhỏ gọn, có túi đựng và đầy đủ các thiết bị đi kèm bao gồm bút và kim lấy máu, que thử 3 loại, pin AA theo máy, bạn có thể sử dụng ở khắp mọi nơi, mang theo khi đi du lịch, công tác.

>> Thông tin sản phẩm: 

  • Bộ nhớ: 50 kết quả đo
  • Khoảng đo: Acid Uric [179 - 1190 mmol/L [3 - 20 mg/dL]]; Cholesterol [2.6 - 10.4 mmol/L [100 - 400 mg/dL]]; Glucose [1.1 - 33.3 mmol/L [20 - 600 mg/dL]]
  • Thời gian đo: 10 giây
  • Thương hiệu: Mỹ
  • Sản xuất tại: Đài Loan
  • Bảo hành: 9 năm

Máy đo đường huyết FaCare TD-4216&FC-M168 - Giá bán: 750.000đ

Máy đo đường huyết FaCare TD-4216&FC-M168 sở hữu tới 5 chức năng đo: Đo tiểu đường Glucose - Ketone - Cholesterol - Uric Acid - Que thử Lactate, cho kết quả chính xác và nhanh chóng trong thời gian ngắn. Máy còn được trang bị công nghệ kết nối bluetooth với phần mềm FaCare trên điện thoại, máy tính bảng,... để theo dõi và lưu trữ kết quả đo không hạn chế. Bộ sản phẩm máy đo đường huyết FaCare TD-4216&FC-M168 không bao gồm que thử, bạn có thể mua các sản phẩm que thử tương ứng của hãng, phù hợp với nhu cầu đo của gia đình. 

>> Thông tin sản phẩm: 

  • Bộ nhớ: 1.000 kết quả đo
  • Khoảng đo: Glucose [10 - 800 mg/dL [0.56 - 44.4 mmol/L]]
  • Thời gian đo: 5 giây
  • Thương hiệu: Việt Nam
  • Sản xuất tại: Đài Loan
  • Bảo hành: Trọn đời

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cơ bản xung quanh chỉ số acid uric trong máu và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe. Hi vọng có thể  giúp bạn vận dụng tốt vào trong đời sống và sinh hoạt, có được cuộc sống khỏe mạnh hơn.

META.vn là một địa chỉ uy tín cung cấp rất nhiều sản phẩm thiết bị y tế chính hãng dùng để theo dõi sức khỏe. Bạn có thể liên hệ ngay tới số hotline dưới đây để được tư vấn thêm về sản phẩm:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

>> Tham khảo một số bài viết liên quan dưới đây:

Gửi bình luận

Video liên quan

Chủ Đề