Tăng cường công tác đánh giá dự báo hội nhập năm 2024

Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030

Người đăng:hotrodoanhnghiep Ngày đăng:13:33 | 21/07 Lượt xem:311

Ngày 05/7/2023, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký ban hành Nghị quyết 93/NQ-CP về nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2023-2030.

Qua kết quả 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-CP cho thấy bên cạnh những thành quả đạt được, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn một số tồn tại, hạn chế nhất định về công tác hoàn thiện pháp luật, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa thực sự gắn kết chặt chẽ với yêu cầu nâng cao chất lượng, hiệu quả và phát triển bền vững của kinh tế,…

Nghị quyết nhấn mạnh trọng tâm của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2030 đó là: Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; nhanh chóng phục hồi kinh tế vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19; chủ động hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả nhằm thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển, tăng cường sự gắn kết lợi ích với các đối tác và nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, bảo đảm an ninh quốc gia.

Tăng cường công tác đánh giá dự báo hội nhập năm 2024

Ảnh minh họa

Nhằm thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách lớn đã đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết đưa ra các giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững như sau:

Cải cách, hoàn thiện thể chế kinh tế

Trong đó cần mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính, tập trung khắc phục kịp thời những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật trong các lĩnh vực thuế, đầu tư, thương mại, môi trường, quản lý thị trường,... cũng như hoàn thiện hành lang pháp lý, tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật với các quy định hiện đại, tiến bộ; tạo cơ sở cho việc triển khai các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử, dịch vụ ngân hàng số, công nghệ tài chính (fintech).

Cắt giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, các thủ tục không cần thiết để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình tra cứu và thực thi.

Xây dựng cơ chế, có chính sách quản lý phát triển kịp thời và phù hợp nhằm thúc đẩy kinh tế số, sáng tạo, khởi nghiệp.

Cải thiện môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh

Trong đó, đưa ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, thực chất hơn để giải quyết triệt để được những vấn đề còn vướng mắc đối với môi trường kinh doanh. Khắc phục tình trạng thiếu kết nối, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đối với từng lĩnh vực phụ trách. Thực hiện thực chất, hiệu quả các quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển ổn định, tăng năng suất, chất lượng, tạo nền tảng, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạo điều kiện phát triển doanh nghiệp tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Tiếp tục xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững; thúc đẩy áp dụng các giải pháp về mã số, mã vạch, truy xuất nguồn gốc để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế.

Tích cực triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, du lịch, xây dựng thương hiệu; phát triển thương mại điện tử để tăng cường khả năng giao dịch, tìm kiếm, mở rộng thị trường.

Tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước hướng tới xây dựng Chính phủ số đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính. Phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ quan quản lý nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn để phục vụ tốt hơn cho các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế.

Thực thi hiệu quả các FTA

Cần rà soát, khắc phục sự chồng chéo giữa các bộ, ngành trong việc triển khai các nhiệm vụ liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; lựa chọn đối tác và xây dựng phương án đàm phán các FTA mới cũng như trong việc tháo gỡ những khó khăn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu. Đẩy mạnh nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến các biện pháp kỹ thuật của các nước cho các doanh nghiệp trong nước và các cơ quan quản lý liên quan để chủ động đối phó với các rào cản kỹ thuật.

Tăng cường các biện pháp hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thương hiệu cho các ngành hàng và doanh nghiệp; tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về mặt chính sách để phát triển nguồn nguyên liệu trong nước giúp doanh nghiệp đáp ứng quy tắc xuất xứ, tận dụng tốt hơn các cơ hội mang lại từ các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới.

Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến về các FTA. Tiếp nhận, vận hành, nâng cấp và phát triển Cổng thông tin điện tử Hiệp định thương mại tự do của Việt Nam (FTAP) nhằm kết nối doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện các FTA.

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hậu COVID-19 và phát triển bền vững

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo đảm thực chất, hiệu quả; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, tăng trưởng xanh trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô.

Triển khai quyết liệt các chương trình đầu tư quy mô lớn; tiếp tục đề xuất và thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, tạo cơ hội việc làm cho nhóm đối tượng dễ bị tổn thương.

Đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Khuyến khích các phương thức đầu tư, mô hình kinh doanh mới, xanh, ít phát thải, có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân, nhất là phát huy hiệu quả mô hình hợp tác công - tư vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển bền vững, xác định rõ và tập trung thực hiện đồng bộ hài hòa các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường.

Hội nhập toàn diện trên các lĩnh vực văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng

Chủ động tham gia xây dựng, định hình các cấu trúc kinh tế - thương mại khu vực và toàn cầu, thực hiện tốt công tác dự báo, phân tích, đánh giá và nhận định đúng, đầy đủ, kịp thời tình hình thế giới và khu vực để có những quyết sách và hành động nhanh chóng, quyết liệt và phù hợp.

Tăng cường nghiên cứu, tìm hiểu các xu thế phát triển, các sáng kiến mới, chính sách và kinh nghiệm của các quốc gia trong quá trình hội nhập, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.