Tập luyện võ thuật với côn ngắn

Vừa qua, đài truyền hình An Viên TV đã phối hợp với Võ sư Chu Mạnh Tùng và các môn sinh võ phái Triệt Quyền Đạo Việt Nam để thực hiện phóng sự tìm hiểu về cách sử dụng và tập luyện binh khí Đoản côn trong môn phái Triệt Quyền Đạo.

Côn nhị khúc hay còn gọi là nuchaku vốn được các bạn trẻ yêu thích võ thuật ưa chuộng, nhưng để hiểu về nó một cách cặn kẽ và tìm ra một phương phát tập luyện phù hợp là điều nên làm…

Côn nhị khúc làm bằng sắt, thép – nếu không có phương pháp tập luyện phù hợp thì rất nguy hiểm.

Côn nhị khúc sơ khai là hai thanh tre, gỗ có tiết diện hình tròn hoặc hình chữ nhật, dài bằng nhau và nối với nhau bằng một đoạn dây chắc chắn. Từ dụng cụ sơ khai ban đầu, côn nhị khúc ngày nay có kiểu dáng rất đa dạng với rất nhiều biến thể của hình dạng hai thanh côn: hình tròn, hình nửa tròn, hình lục giác, hình bát giác, hình vuông, hình chữ nhật nhưng thịnh hành nhất là thân côn được tạo các cạnh hình lục giác hoặc bát giác để gia tăng đặc tính sát thương cho vũ khí nhưng vẫn thuận tiện khi sử dụng, không quá sắc cạnh nhưng cũng không quá trơn nhẵn. Hai khúc này thường được làm với chu vi phần đuôi côn [nơi nối dây], nhỏ hơn một chút so với phần đầu côn [nơi cầm trong tay người tập] để khi sử dụng thuận tiện hơn do lực ly tâm không khiến đôi côn tuột văng ra khỏi tay người tập trong những chiêu thức loan côn, múa côn. Chiều dài của mỗi đoạn côn, tùy theo sở thích cá nhân và cấu tạo cơ thể người sử dụng, nhưng thường tối ưu là bằng độ dài cẳng tay người sử dụng tính từ cùi chỏ đến giữa lòng bàn tay [khoảng 25–35 cm]. Đường kính thân côn phần đầu [to nhất] khoảng 2,5 đến 3,5 cm; phần đuôi nơi nối dây khoảng 2 đến 3 cm.

Côn nhị khúc làm bằng gỗ được rao bán rộng rãi trên các trang mạng.

Chất liệu làm hai thanh côn cũng đa dạng hơn, kim loại [để không bị quá nặng thường làm bằng hai ống kim loại], tre, gỗ, nhưng thịnh hành nhất là côn làm bằng gỗ cứng. Đoạn dây nối hai thanh côn có thể làm bằng dây dù chắc hoặc làm bằng xích sắt mềm bằng cách đục lỗ thẳng xuyên tâm trên bề mặt của đuôi côn, luồn dây xuống cố định vào một hoặc hai lỗ xuyên ngang thân phía đầu côn. Theo kinh nghiệm của nhiều người đã từng sử dụng côn nhị khúc, việc luồn dây xuống qua hai lỗ khiến trọng tâm của côn vững vàng hơn và kiểm soát côn dễ hơn là chỉ luồn dây xuống một lỗ xuyên ngang. Khi kéo hai thanh côn thẳng ra, chiều dài đoạn dây còn lại sau khi đã nối côn tối ưu là bằng 1/2 cho đến dài nhất là bằng chu vi của cổ tay người tập. Dây quá ngắn thì đôi côn không linh động, dây quá dài thì tuy lực đánh mạnh hơn, linh hoạt hơn nhưng việc kiểm soát côn rất khó khăn.

Người sử dụng thường cầm sát tay vào thân côn phía đầu, hoặc cách đầu côn khoảng 1–2 cm, đôi khi có thể cầm vào giữa thân côn. Các động tác tập luyện phong phú giúp cho người tập làm chủ đôi côn thành thạo. Do khi cầm một thanh côn và tấn công bằng thanh còn lại, sau khi chạm mục tiêu nhận phản lực thanh côn sẽ bật mạnh về sau, nên để không bị “phản tác dụng” khi sử dụng côn nhị khúc đòi hỏi phải khổ luyện. Khổ luyện là một vấn đề, nhưng mà luyện tập cho thân thể mình phản ứng nhanh nhạy, người và côn phải hoà hợp như một. Phải cảm nhận được sự chuyển động của không khí khi côn đánh vào mục tiêu.

Các kỹ thuật sử dụng nhị khúc do Lý Tiểu Long thực hiện hiệu quả trên phim.

Lực đánh của côn nhị khúc rất mạnh ở phía đầu côn do được hỗ trợ bởi lực ly tâm và phản lực trong nhiều đòn thế mà người sử dụng cầm một thanh côn và đánh văng thanh còn lại vào các mục tiêu hiểm trên người đối phương như đầu, mặt, gáy, tay, chân. Tuy nhiên, ngoài những dạng thức dùng côn nhị khúc được tập luyện và sử dụng trong thực chiến rất đa dạng: có thể một tay cầm vào phía đầu một thanh côn, một tay cầm phía đuôi thanh còn lại, giữ thẳng 2 thân côn và tấn công bằng đầu thanh côn phía trên vào các yếu điểm như huyệt đạo, hoặc đỡ, gạt, đập; có thể cầm chập cả hai thanh côn và đánh, đâm, đỡ gạt; có thể hai tay cầm hai thanh côn và dùng đoạn dây ở giữa để xiết cổ, khóa tay, chặn chân đối phương v.v. Tuy nhiên, dù bằng bất cứ hình thức nào, để sử dụng thành thạo côn nhị khúc rất cần khổ luyện bằng các kỹ thuật loan [quay] côn, thu côn, và tập đánh côn trực tiếp lên các dụng cụ cứng như trụ cây, bao cát.

Côn nhị khúc là một dụng cụ luyện tập vô cùng thú vị. Thế nhưng tùy vào mục đích khác nhau, cũng sẽ cần có những yêu cầu khác nhau. Việc dùng côn nhị khúc tập luyện để thực chiến cũng tương tự. Dưới đây là những vấn đề bạn nên biết khi dùng côn mục đích thực chiến.

Luyện tập biểu diễn và thực chiến có điểm gì khác nhau?

Thông thường, người ta thường nghĩ rằng các kỹ thuật côn nhị khúc khi thực chiến và biểu diễn là tương tự như nhau. Thế nhưng trên thực tế điều này lại hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt này chủ yếu là do trường hợp sử dụng hai kỹ thuật trên. Các kỹ thuật khi biểu diễn thường thiên vào những kỹ thuật đẹp mắt, với những đường côn dài. Thế nhưng, ngược lại với biểu diễn, khi thực chiến cần những đòn đánh mạnh, ngắn gọn không cần hoa mỹ.

Kỹ thuật côn nhị khúc biểu diễn và thực chiến luôn có sự khác nhau

Côn nhị khúc tập luyện thực chiến nên chọn loại côn như thế nào?

Vì yêu cầu kỹ thuật khi dùng côn nhị khúc tập luyện thực chiến có những đặc thù riêng. Thế nên, khi lựa chọn côn, anh em cũng cần phải có những lưu ý nhất định. Khác với những loại côn biểu diễn, thông thường các loại côn này thường tương đối nặng. Điều này để tạo sức mạnh và tập trung lực hơn cho người dùng. Anh em nên chọn những loại côn có độ nặng từ 350gram trở lên. Thế nhưng, cũng đừng nên chọn loại côn quá nặng vì khi luyện tập sẽ tốn rất nhiều sức lực và rất khó để điều khiển được đường côn.

Một số loại côn thực chiến mà mọi người có thể sử dụng để luyện tập có thể kể đến như: Côn nhị khúc chiến, côn nhị khúc inox trúc, ghép gậy hay côn rút gọn. Những loại côn này đều đặc biệt phù hợp và giúp anh em phát huy kỹ thuật rất tốt khi luyện tập. Ngoài ra, nhiều anh em thường nhầm lẫn giữa côn biểu diễn và côn thực chiến. Thế nhưng, ngay từ bây giờ anh em hãy nhớ rằng, hai loại này là hoàn toàn khác nhau đấy nhé! 

Có thể mua côn nhị khúc tập luyện thực chiến ở đâu?

Với các loại côn này  hầu hết đều có mặt ở các shop bán côn nhị khúc. Anh em có thể dễ dàng tìm mua một cây côn loại này. Có rất nhiều các shop truyền thống và online mà anh em có thể tìm mua. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng, mọi người nên chọn những shop bán côn uy tín trên thị trường.

Có thể mách nhỏ cho anh em một số shop như:  KAN shop, Song Long ở Hồ Chí Minh, Võ thuật Tây Sơn ở Hà Nôi,… Các shop này đều là những shop có uy tín và được các anh em đánh giá khá cao về uy tín và chất lượng của côn.

Mất bao lâu để luyện tập côn nhị khúc thực chiến?

Câu hỏi này, đảm bảo là một câu hỏi mà ai muốn tập côn thực chiến đều sẽ đặt ra. Bởi chúng ta cần phải có những cái mốc cụ thể để biết mình đang phấn đấu và tiến bộ như thế nào. Thế nhưng, anh em đừng sốt ruột nhé. Bởi luyện tập thực chiến phải mất một thời gian rất dài. Và trước khi luyện tập thực chiến anh em cần phải tốn một khoảng thời gian để luyện tập trước những kỹ thuật căn bản. Do đó, anh em cần phải tìm hiểu kỹ điều này. 

Những chấn thương nào có thể gặp phải khi tập luyện côn nhị khúc thực chiến

Chấn thương là một điều không thể tránh khỏi khi tập côn. Đặc biệt khi tập côn nhị khúc tập luyện thực chiến thì chấn thương lại càng dễ xảy ra. Do mọi người thường hay nhầm lẫn giữa các kỹ thuật và lựa chọn loại côn không phù hợp. Vì vậy, anh em nên cần tìm hiểu trước để tránh các sai lầm thường dẫn đến chấn thương khi luyện tập nhé!

Chủ Đề