Tên lửa đất đối không là gì năm 2024

I-Derby ER là tên lửa không đối không tầm xa được phát triển bởi tập đoàn Rafael Advanced Defense Systems của Israel.

Đây là phiên bản mới nhất và tiên tiến nhất trong dòng tên lửa không đối không điện từ của nhà thầu quốc phòng này.

Được trang bị khả năng động học vượt trội, I-Derby ER là phiên bản tầm xa của tên lửa Derby hiện đang được sử dụng trên toàn cầu.

Theo Rafael, I-Derby ER có tầm bắn lên tới 100km nhờ trang bị động cơ xung kép và có hình dạng cũng như kích thước y hệt tên lửa Derby. Tên lửa này có chiều dài 3,62m, đường kính 0,16m và có trọng lượng 118kg. Nó có thể bay với tốc độ tối đa Mach 4. Tên lửa hạng nhẹ này được trang bị đầu dò radar chủ động có độ nhạy cao giúp cải thiện khả năng tấn công của tiêm kích cũng như trực thăng chiến đấu.

Điểm độc đáo của I-Derby ER so với các loại tên lửa khác là nó được thiết kế cho các nhiệm vụ không chiến trong tầm nhìn lẫn ngoài tầm nhìn, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và khả năng kháng nhiễu điện tử cao.

Khả năng “bắn và quên” của tên lửa cho phép đánh chặn đồng thời nhiều mục tiêu. Nó có thể dễ dàng tích hợp trên nhiều loại máy bay chiến đấu hiện đại như F-15, F-18, Typhoon, Su-30, Mirage-2000 và Gripen.

Phiên bản phòng không trên mặt đất I-Derby ER GBAD có thể được tích hợp vào các hệ thống phòng không như hệ thống tên lửa đất đối không SPYDER của Rafael có tầm hoạt động từ 20km đến 60km. Rafael đã hoàn tất việc phát triển phiên bản này vào tháng 2 năm 2021.

Rafael hy vọng tên lửa I-Derby ER sẽ sớm được đưa vào phục vụ trong lực lượng Không quân Israel và xuất khẩu trong những năm tới.

CHUNG ANH (theo Airforce Technology)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Quân sự thế giới để tiếp tục cập nhật, xem các tin, bài về vũ khí, trang bị, khí tài và hoạt động tác chiến của các nước trên thế giới.

Tên lửa đất đối không là gì năm 2024

Ptitselov – Hệ thống tên lửa phòng không đáng gờm của Nga

Ptitselov là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do tập đoàn vũ khí Rostec của Nga phát triển.

Tên lửa đất đối không là gì năm 2024

Xe bọc thép hạng nhẹ đa năng GAZ Tigr của Nga có gì đặc biệt?

GAZ Tigr là xe bọc thép hạng nhẹ đa năng do Công ty công nghiệp quân sự Nga VPK, trực thuộc Tập đoàn GAZ sản xuất.

Tên lửa đất đối không là gì năm 2024

Tìm hiểu về lớp tàu quét mìn Alexandrite của Nga

Tàu quét mìn trong Dự án 12700 Alexandrite được phát triển bởi Cục Thiết kế Hàng hải Trung ương Almaz và chế tạo ở nhà máy đóng tàu Sredni-Nevsky thuộc Tổng công ty đóng tàu thống nhất Nga.

Theo thống kê, hiện trên thế giới có gần 600 loại tên lửa có tính năng, công dụng khác nhau. Dựa trên sự khác nhau của căn cứ phóng tên lửa và vị trí mục tiêu tấn công, có thể chia tên lửa thành mấy loại sau.

1. Tên lửa không đối không: Là loại tên lửa được gắn trên máy bay tiêm kích, tiêm kích ném bom và máy bay trực thăng vũ trang, dùng để tấn công các mục tiêu bay. Người ta phân loại tên lửa theo tầm bắn gồm tên lửa ngăn chặn ở cự ly xa (100-200 km), tên lửa ngăn chặn ở cự ly trung bình (40-100 km), tên lửa đánh chặn ở cự ly gần (8-30 km), tên lửa tấn công hạng nhẹ (5-10 km)... Phương thức dẫn đường của các loại tên lửa này thường là sử dụng tia hồng ngoại, radar bán tự động, radar tự động hoàn toàn..., xác suất bắn trúng thường đạt trên 80%.

2. Tên lửa không đối đất và tên lửa không đối hạm: Là loại vũ khí trang bị cho máy bay, được trang bị trên các máy bay tác chiến hiện đại, như máy bay ném bom, máy bay tiêm kích ném bom, máy bay cường kích, máy bay trực thăng vũ trang và máy bay tuần tra chống ngầm. Loại này được dùng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trên mặt biển hoặc tàu ngầm chạy dưới nước.

Bộ phận đầu nổ của các loại tên lửa này đa phần sử dụng thuốc nổ thường, một số ít cũng sử dụng đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, tầm bắn từ 6 đến 60 km, lớn nhất có thể đạt tới 450 km. Phương thức dẫn đường của tên lửa không đối đất khá phong phú, như: sử dụng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang, vô tuyến truyền hình, radar sóng milimet và ảnh hồng ngoại.

3. Tên lửa đất đối đất, tên lửa đất đối hạm, tên lửa hạm đối hạm: Tên lửa đất đối đất được phóng đi từ đất liền, dùng để tấn công các mục tiêu trên đất liền, như nơi đóng quân, đoàn xe bọc thép, sở chỉ huy mặt đất, trận địa phòng không, sân bay, kho tàng, nhất là xe tăng... Căn cứ theo tầm bắn, tên lửa được phân loại thành loại tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm trung (30-100 km), tầm gần (4-30 km), sử dụng nhiều phương thức dẫn hướng như bằng tia hồng ngoại, tia lade, sợi quang và radar bán tự động...

Tên lửa hạm đối hạm được phân loại theo tầm bắn gồm tầm xa (200-500 km), tầm trung (40-200 km), tầm gần (dưới 40 km). Tên lửa hạm đối hạm áp dụng hai phương thức là dẫn bằng radar tự động và radar bán tự động. Chúng thường bay với tốc độ dưới âm thanh, một số ít có tốc độ siêu âm.

4. Tên lửa đối không (bao gồm tên lửa đất đối không và tên lửa hạm đối không) có thể đánh chặn máy bay và địch tập kích, tên lửa hành trình, tên lửa không đối đất, đất đối đất trên đường bay. Tầm bắn cũng được chia thành 3 loại bao gồm: tầm xa (từ 100 km trở lên), tầm trung (30-100 km), tầm thấp, rất thấp (4-30 km). Phương thức dẫn của loại tên lửa này phần lớn là sử dụng radar bán tự động, vô tuyến điện, tia hồng ngoại và tia lade...

Nhìn chung, tên lửa loại nào có ưu điểm của loại đó, phát huy được bản lĩnh riêng trên các chiến trường khác nhau.

Tên lửa và rocket khác nhau như thế nào?

Loại thứ nhất là rocket (đôi khi được phiên sang tiếng Việt là rốc két), dùng nhiên liệu rắn và thường không có điều khiển, do đó được gọi là "tên lửa (không có điều khiển)". Loại thứ hai là missile, có thể dùng nhiên liệu rắn hoặc lỏng và có hệ điều khiển, do đó được gọi là "tên lửa có điều khiển".

Tên lửa đất đối hải là gì?

Tên lửa chống tàu (tên lửa đối hạm) là một loại tên lửa được thiết kế để chống lại các tàu trên mặt biển của hải quân. Hầu hết các tên lửa chống tàu là loại bay thấp với tốc độ cận âm hay siêu âm, được dẫn đường và phát hiện mục tiêu bằng hệ thống kết hợp giữa hệ dẫn quán tính với ra đa/hồng ngoại/quang hình.

Động cơ tên lửa hoạt động như thế nào?

Động cơ tên lửa hoạt động nhờ nguyên tắc phản lực: khi nhiên liệu cháy trong buồng đốt, nó tạo ra áp suất lên thành buồng đốt cân bằng về mọi hướng. Ở vị trí ống phụt, áp suất bị sụt giảm, vì thế, áp suất (mất cân bằng) ở phía đối diện sẽ đẩy tên lửa tiến về phía trước.

Tên lửa còn được gọi là gì?

Tên lửa hay hỏa tiễn là một khí cụ bay, có hoặc không có điều khiển, chỉ sử dụng một lần hoặc nhiều lần,chuyển động nhờ sức đẩy theo nguyên tắc phản lực do khí phụt ra từ động cơ tên lửa (xem thêm Định luật 3 Newton).