Thạc sĩ Khoa học dữ liệu Bách Khoa

Sinh viên muốn tiếp tục kiến ​​thức của mình trong một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể muốn tìm kiếm bằng thạc sỹ. Người sử dụng lao động thường có lợi thế về chủ bằng thạc sĩ vì họ thường có trình độ học vấn tốt hơn và có nhiều kinh nghiệm hơn những người có trình độ thấp hơn.

Thạc sĩ về Khoa học Dữ liệu là gì? Những người muốn thu thập, xử lý và phân phối dữ liệu từ những bộ thông tin khổng lồ có thể muốn có được Thạc sĩ về Khoa học Dữ liệu. Chương trình các khóa học tập trung vào cấu trúc phần mềm, chu trình sống và phương pháp luận. Ngoài việc học về các hệ thống mạng và cơ sở dữ liệu, sinh viên hiểu cách thức bảo vệ bản quyền, chính sách bảo mật và công tác đảm bảo chất lượng. Có được một Thạc sĩ Khoa học Dữ liệu có thể cung cấp nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các học giả có bằng đại học.

Bằng cấp cao này có thể dẫn đến mức lương cao hơn, hoặc cung cấp một bước cho những người muốn kiếm được một bằng tiến sĩ.Giáo dục đại học cũng có thể dạy cho sinh viên những kỹ năng cần thiết, chẳng hạn như làm việc với một đội ngũ, truyền thông thích hợp và tổ chức tốt. Những phẩm chất này có thể được sử dụng để cung cấp một đạo đức công việc mạnh mẽ hoặc có thể giúp cải thiện cuộc sống hàng ngày của một người.

Chi phí lấy bằng thạc sĩ có thể thay đổi tùy theo học viện nào mà sinh viên quyết định tham dự và khu vực địa lý đó là nơi nào. Trong một số trường hợp, trường cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp sinh viên tài trợ cho việc học tập.

Các học giả tốt nghiệp bằng Thạc sĩ Khoa học Dữ liệu có thể tìm kiếm sự nghiệp trong nhiều ngành công nghiệp, bao gồm phần mềm máy tính, internet, công nghệ sinh học, nghiên cứu và dược phẩm. Các chuyên gia này có thể thu thập thông tin quan trọng từ các bộ dữ liệu lớn giúp cho lĩnh vực họ đang làm việc. Sinh viên tốt nghiệp khoa học dữ liệu được các công ty lớn muốn làm cơ sở khách hàng của họ và điều hành các công ty thành công.Các chuyên gia này có thể tìm thấy vị trí sinh lợi trong các công ty phần mềm hàng đầu hoặc làm việc tại một trường đại học.

Một số trường đại học cung cấp các chương trình trực tuyến để đơn giản hóa quá trình học tập cho một số sinh viên. Tìm kiếm chương trình của bạn dưới đây và liên hệ trực tiếp với văn phòng tuyển sinh của trường bạn chọn bằng cách điền vào mẫu chính.

Với sự phát triển hiện nay, IT [công nghệ thông tin] có một vai trò cực kỳ quan trọng. Nó có mặt ở hầu hết các lĩnh vực, mỗi lĩnh vực có một vị trí riêng. Trong đó, cần kể tới vai trò của công nghệ thông tin trong kinh tế, y học, giáo dục, an ninh và đời sống. Sự phát triển đó dẫn tới nhu cầu về đảm bảo an toàn các hệ thống máy tính, giao dịch trực tuyến, quản lý thông tin, … tăng cao, dẫn đến nhu cầu nhân sự trong ngành An ninh mạng & Khoa học Dữ liệu cũng tăng cao.

Chương trình Thạc sĩ Chất lượng cao Khoa học Máy tính được triển khai nhằm:

  • Giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp trong lĩnh vực Khoa học Máy tính và Công nghệ thông tin.
  • Cung cấp kiến thức nền tảng về ngành Khoa học Máy tính và cung cấp kỹ năng chuyên sâu về 2 chuyên ngành cụ thể là An ninh mạng và Khoa học Dữ liệu.
  • Khả năng tư duy và các kỹ năng trong nghề nghiệp cũng như trong giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và đạo đức nghề nghiệp đủ để có thể làm việc trong môi trường đa ngành, đa văn hóa.

Thời gian đào tạo: 2 năm
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Học phí: 160.000.000 VNĐ/học viên/khóa
Lệ phí xét tuyển: 1.000.000VNĐ
Giảng viên: Đội ngũ giảng viên trình độ cao, nhiều kinh nghiệm của trường Đại học  Bách khoa; và sự tham gia giảng dạy của các Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ từ các đại học đối tác uy tín trên thế giới.

Em tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại trường khác, em có thể học chương trình thạc sĩ khoa học dữ liệu được không? 

2 trong số 2 đánh giá câu hỏi này hữu ích!

Tên chương trình: Khoa học dữ liệu

Ngành đào tạo: Khoa học máy tính [Computer Science]

Chuyên ngành: Khoa học dữ liệu [Data Science]

Loại hình đào tạo: Chính quy - Hệ tín chỉ

Bằng tốt nghiệp: Thạc sỹ khoa học

1. Mục tiêu chung

• Đào tạo nhân lực chất lượng cao có khả năng tạo ra tri thức, sản phẩm mới, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ xã hội và đất nước.

• Đào tạo thạc sỹ khoa học có kiến thức cơ sở và chuyên môn vững vàng, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có phương pháp tư duy tổng hợp và hệ thống, khả năng tiếp cận, tổ chức và giải quyết tốt những vấn đề khoa học và kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Khoa học máy tinh; có khả năng và phương pháp nghiên cứu khoa học độc lập, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc, có khả năng tự học để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ.

2. Mục tiêu cụ thể - Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục

2.1. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thể của chương trình đào tạo thạc sỹ khoa học Khoa học máy tính [KHMT] là trang bị cho người tốt nghiệp:

• Có kiến thức cơ sở chuyên môn rộng để có khả năng làm việc độc lập và có thể thích ứng tốt với các công việc khác nhau thuộc lĩnh vực chuyên môn rộng của ngành Khoa học máy tính.

• Có kỹ năng nghề nghiệp và cá nhân, tính chuyên nghiệp, kỹ năng về quản lý, kiến thức về xã hội cũng như các cách tiếp cận và giải quyết vấn đề khác nhau phù hợp với các khía cạnh khác nhau của xã hội.

• Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm; kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả để có thể làm việc được trong môi trường đa ngành và môi trường quốc tế.

• Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Có khả năng vận dụng kiến thức chuyên môn và tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để thiết kế phát triển sản phẩm, đề xuất giải pháp cho các vấn đề thực tiễn trong chuyên ngành Khoa học dữ liệu của ngành Khoa học máy tính.

2.2. Chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục: Sau khi tốt nghiệp, Thạc sỹ Khoa học máy tính của Trường ĐHBK Hà Nội phải đạt được chuẩn đầu ra của chương trình Cử nhân Kỹ thuật ngành Khoa học máy tính cùng với các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thạc sỹ theo chuyên ngành Khoa học dữ liệu [KHDL].

1. Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để thích ứng tốt với những công việc khác nhau trong lĩnh vực rộng của ngành Khoa học máy tính, kiến thức nâng cao và chuyên sâu theo chuyên ngành. Có khả năng nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm phần mềm:

1.1 Nắm vững các kiến thức Toán và khoa học cơ bản, toán cho công nghệ thông tin vào giải quyết các bài toán kỹ thuật,

1.2 Khả năng áp dụng các kiến thức cơ sở cốt lõi ngành bao gồm hệ thống máy tính, giải thuật và lập trình, cơ sở dữ liệu, phân tích thiết kế và phát triển phần mềm, an toàn an ninh thông tin, trí tuệ nhân tạo và khai phá dữ liệu, quản lý dự án CNTT… trong nghiên cứu và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.

1.3 Nắm vững và có khả năng áp dụng các kiến thức chuyên ngành, tiếp cận định hướng ứng dụng về KHDL trong xây dựng và phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật Công nghệ thông tin.

1.4 Nắm vững và có khả năng phân tích tổng hợp các kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành KHDL trong nghiên cứu hàn lâm hay nghiên cứu phát triển các hệ thống, sản phẩm, giải pháp thông minh và tiềm năng sử dụng Công nghệ thông tin.

2. Có kỹ năng chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân cần thiết để thành công trong nghề nghiệp:

2.1 Lập luận phân tích và giải quyết vấn đề kỹ thuật, hiểu biết các phương pháp tiếp cận khác nhau của quá trình xây dựng công nghệ, thích hợp với mọi mặt: kinh tế - xã hội, đạo đức nghề nghiệp, luật pháp và an toàn thông tin.

2.2 Có khả năng thử nghiệm, nghiên cứu và khám phá tri thức

2.3 Có tư duy hệ thống và tư duy phê bình

2.4 Có tính năng động, sáng tạo và nghiêm túc

2.5 Có đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp

2.6 Hiểu biết các vấn đề đương đại và ý thức học suốt đời

3. Có kỹ năng xã hội cần thiết để làm việc hiệu quả trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế:

3.1 Có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo và làm việc theo nhóm [đa ngành]

3.2 Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, đàm phán, làm chủ tình huống, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.

3.3 Có kỹ năng sử dụng tiếng Anh hiệu quả trong công việc, đạt chứng chỉ B1.

4. Có khả năng tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học. Khả năng tìm tòi các vấn đề thực tiễn, vận dụng kiến thức chuyên ngành để nghiên cứu, đề xuất và đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường:

4.1 Nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp công nghệ thông tin với các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường trong thế giới toàn cầu hóa

4.2 Nhận biết vấn đề và hình thành ý tưởng giải pháp công nghệ thông tin, tham gia xây dựng dự án công nghệ thông tin

4.3 Tự đào tạo, tự cập nhật kiến thức và nghiên cứu khoa học

4.4 Nghiên cứu và đề xuất giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin

4.5 Có khả năng đánh giá giải pháp kỹ thuật và công nghệ cho các hệ thống, sản phẩm Công nghệ thông tin

Tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức tuyển thẳng.

Video liên quan

Chủ Đề