Thành ngữ nét chữ nết người trong tiếng Anh

[ĐHVO]. Từ bao lâu nay câu “nét chữ, nết người” đã dần trở nên quen thuộc đối với người dân Việt. Phải chăng khi nhìn vào nét chữ của một người ta đoán được ra tính cách của họ?

Từ xưa khi nước ta còn sử dụng chữ Nôm là chữ quốc ngữ, chữ viết không chỉ đơn thuần là công cụ để biểu đạt ý nghĩ, lời nói của con người lên mặt giấy mà còn là tấm gương phản ánh tính cách của người viết chữ. Người xưa luôn đánh giá rất cao về “nét chữ” của một người. Dương Hùng - nhà văn học triết học thời Tây Hán đã nói rằng: “Chữ cũng là tâm người viết. Tâm vẽ ra hình mà có thể phân biệt được người chính hay tà”. Điều này có lẽ là vì vào thời đó, người ta đã coi luyện chữ là một cách để rèn tâm. Chính vì vậy nên chữ viết mới thể hiện tâm tính của người viết. Chính vì quan niệm tính cách được thể hiện qua nét chữ mà thời xưa học trò khi đi học được đặc biệt chú trọng đến việc rèn chữ. Không chỉ vậy, các danh sĩ thời xưa thường phải đi liền với chữ viết. Người có hùng tâm thì nét chữ phải cứng cỏi. Người nhiều mơ mộng thì nét chữ yểu điệu, bay bổng. Nét chữ được viết dứt khoát, nhiều mà không loạn, ít mà không thưa thể hiện con người trầm tính, điềm đạm. Mỗi một thanh chữ đều ẩn chứa những tính cách và cảm xúc khác nhau.

Bạn đang xem: Nét chữ nết người

Nét chữ, nết người [ Ảnh nguồn internet]

Việc đoán tính cách của con người thông qua chữ viết tay còn trở thành một bộ môn khoa học gọi là “Thư bút học” bên cạnh đó, ở phương Tây còn xuất hiện các nhà tâm lý học bút kí, tập trung vào việc phân tích nét bút để đọc được tâm lý của người viết. Trong nghiên cứu bút tích học, mối tương quan giữa chữ viết và tính cách con người được chia ra thành 7 loại phận lớn là lực nén của nét chữ, phương thức kết cấu chữ, kích cỡ nét chữ, trình độ bút pháp, phương chữ và hàng chữ, tốc độ viết chữ và bố cục của một bài viết.

Lực nén của nét chữ phản ánh năng lượng thân thể và tinh thần của người viết. Phương thức kết cấu chữ viết đại biểu thái độ của người viết đối diện với thế giới bên ngoài. Nét chữ to nhỏ là phản ánh ý thức của bản thân. Ngay cả trình độ bút pháp cũng phản ánh tính hài hòa của tư duy và hành vi. Phương hướng chữ và hàng chữ là phản ánh tính tự chủ của con người và quan hệ xã hội. Sự nhanh chậm của tốc độ viết và sự hiểu biết của con người có quan hệ với nhau. Bố cục của toàn bộ bài viết phản ánh thái độ và phương thức nắm bắt của người viết đối với thế giới bên ngoài. Ví dụ như người viết chữ lớn thường là người thẳng thắn, dễ gần. Người có khoảng cách chữ viết rộng là người phóng khoáng, yêu thích sự tự do.

Xem thêm: Quốc Gia Châu Đại Dương Có Bao Nhiêu Nước, Vùng Lãnh Thổ, Châu Đại Dương Gồm Những Nước Nào

Tuy nhiên, ở thời hiện đại việc dùng nét chữ để đánh giá một con người trong nhiều trường hợp đã không còn chính xác. Bởi lẽ, giáo viên thường là những người có chữ viết đẹp nhưng không phải ai cũng có nhân cách đẹp. Hay bác sĩ vốn nổi tiếng là “chữ xấu” nhưng lại không phải những kẻ cẩu thả. Nguyên nhân của điều này là do xã hội ngày càng phát triển, chữ viết ngàng càng phụ thuộc nhiều vào ngành nghề, công việc của họ. Nghề giáo, đặc biệt là giáo viên tiểu học, thường viết chữ đẹp bởi họ là những người trực tiếp rèn cho học sinh từ nét chữ đầu tiên. Còn nghề y hay các bác sĩ, “chữ xấu” là do họ không đủ thời gian để “nắn nót” cho từng chữ viết khi kê đơn bởi số lượng bệnh nhân của họ quá lớn. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều “lò” luyện chữ đẹp được mở ra và có số lượng học viện vô cùng lớn. Sau khi học xong các khóa học luyện chữ này, thường các học viên sẽ có cách viết và nét chữ giống nhau, khó có thể dựa vào đó để đoán tính cách.

Mặc dù vậy, ta vẫn không thể phủ nhận được sự ảnh hưởng của tính cách con người đến việc viết chữ và chữ viết của họ. Vì thế nên chữ viết vẫn có vai trò phần nào phản ánh tính cách, nội tâm của con người. “Nét chữ, nết người” vẫn là câu nói đúng kể cả trong thời hiện đại.

“Nét chữ nết người” là câu thành ngữ mà ắt hẳn người dân Việt Nam nào cũng biết, cũng thuộc và cũng được nghe ngay từ những ngày đầu tiên làm quen với con chữ, từ lời răn của bà, từ lời khuyên của mẹ, từ lời dạy của cô. Cũng từ những ngày bé xíu ấy, chúng ta luôn được nhắc nhở rằng phải viết thật đẹp, thật sạch mới thành người giỏi giang và tư tưởng này đã luôn được mặc định trong tâm trí mỗi chúng ta ngay từ khi biết cắp sách tới trường. Chúng ta đều dễ dàng đồng ý với nhau rằng, những người viết chữ đẹp luôn mang lại thiện cảm rất tốt cho mọi người xung quanh ngay từ giây phút tiếp xúc đầu tiên với những con chữ ấy. Người ta thường đi theo lối mòn suy nghĩ rằng, chữ viết đẹp đồng nghĩa với người viết chữ cũng “đẹp”. Mà đẹp ở đây là đẹp cả về hình thức lẫn tính cách và tâm hồn của người viết.

Cha ông ta thường nói “Nét chữ nết người”, chính là những kinh nghiệm được đúc kết qua hàng trăm năm khi nhìn vào nét chữ mà đoán định được tâm tính của con người. Tùy vào từng nét thanh, nét đậm của chữ viết mà ta có thể hình dung được tính cách và tâm hồn của người viết. Ngoài việc truyền tải ý nghĩa câu chữ, cách các ký tự được viết ra, từ độ nghiêng, độ sắc nét, đậm nhạt, cũng như khoảng cách mỗi ký tự cũng đều biểu đạt được phần nào tính cách của người đó. Tương truyền rằng, ở thời kỳ phong kiến, rất nhiều vị vua đã dựa vào cách viết chữ để lựa chọn quần thần. Các bậc quân vương tin rằng, những người có nét chữ đậm là những con người của hành động, luôn có ý chí mạnh mẽ, tự tin, có khả năng ảnh hưởng đến người khác, thích hợp nơi chiến trường khốc liệt. Ngược lại, những người viết chữ quá nhạt thường thiếu tự tin, nhạy cảm, thiếu sinh lực bền bỉ, không thích hợp với chốn quan trường.

Trong tư tưởng của người Việt, người có nét chữ đẹp là những người giỏi giang, có trí thức, tính cách thanh cao và chỉn chu trong cuộc sống. Gặp người có nét chữ đẹp, người ta thường trầm trồ ngắm nhìn và buông những câu ngợi khen không tiếc lời. Mỗi người trong chúng ta đều luôn mong muốn có được sự kính trọng của những người trong xã hội, cho dù sự kính trọng đó bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Bởi thế nên, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta cũng mong muốn mình sở hữu một nét chữ thật đẹp. Phong tục khai chữ đầu năm, xin chữ thầy đồ cũng từ đó mà hình thành.

Thời kỳ phong kiến, phàm những người có chữ thường là người có gia cảnh khá giả hoặc là người hiếu học, ham mê con chữ mà lấy đó làm nghiệp tiến thân. Xưa muốn xin chữ, người ta chuẩn bị một lễ nhỏ [cau trầu, chè rượu] đến nhà thầy đồ xin chữ. Thầy đồ dựa trên sự thông hiểu của mình, dựa trên nguyện vọng của người cầu chữ mà ban chữ. Một chữ đó thôi cũng gắn với ước vọng cả năm của người được nhận. Nói thì không khó nhưng việc cầu được con chữ là điều rất gian nan. Người viết phải dùng cả Thần – Trí – Lực của mình để họa ra chữ nên yêu và giữ chữ mình vô cùng. Người xin chữ cũng vì mến mộ, trọng chữ mà đến xin. Được hay không đều do duyên phận cả. Bởi thế cho nên nhà nào có chữ của thầy đồ nổi tiếng treo trong nhà, câu đối treo hai bên bàn thờ dịp tết đến xuân về là nở mày nở mặt với mọi người, là vận may cả năm coi như ùn ùn tới.

Thời bây giờ, xin chữ đầu năm không còn là phong tục phổ biến đối với nhiều gia đình hiện đại nữa. Ngay cả tục lệ khai bút cũng dần bị mai một. Việc xin chữ cũng trở nên dễ dãi hơn. Hay nói chính xác hơn, là ngày nay người ta đi “mua chữ”. Trải qua một thời kỳ bát nháo, khi số lượng thầy đồ biến tướng, chuyện cho chữ đầu năm trở thành kinh doanh. Người cho chữ có những thời điểm còn không hiểu hết ý nghĩa của con chữ, người mua chữ về cũng chỉ vì a dua mong may mắn đến bản thân mà không coi trọng con chữ được cho. Người ta kháo nhau rằng, có một cậu bé học sinh năm lớp 12 rủ bạn bè đi xin chữ lấy may để thi Đại Học. Sau bao nỗ lực chen lấn, cậu cũng xin được chữ Đậu viết trên giấy đỏ lồng trong khung kính treo trước bàn học làm động lực và bùa may cho kỳ khoa cử sắp tới. Cho đến tận vài năm sau cậu mới nhận ra chữ Đậu cậu treo là chữ Đậu từ thực vật chứ phải Đậu – Đỗ Đạt như cậu mong muốn. Câu chuyện vui về sự cảnh giác này là thực trạng của những năm người người đổ xô làm thầy và bán chữ ngoài văn miếu. Người bán chữ đã không đủ khả năng cho chữ, người mua chữ cũng không hiểu chữ mình nhận được. Phần nhiều các bạn trẻ đi xin chữ đầu năm để lấy “lộc chữ” mà không hiểu nhiều về con chữ. Cũng có một phần khác là vì yêu kính một nét chữ cổ mà hòa vào dòng người.

Thời gian gần đây, khi xã hội phát triển văn minh và hiện đại hơn, những tưởng các phong tục tập quán cũ của dân tộc cũng sẽ bị mai một theo thời gian nhưng nhờ tinh thần hiếu lễ, tôn sư trọng đạo, ham học hỏi mà tục lệ khai bút đầu Xuân, và xin chữ cầu may năm mới lại được nở rộ và phát triển mạnh mẽ trở lại. Phong tục này đã quay trở lại và được định hình một cách tốt đẹp trong lòng người dân. Thế hệ trẻ sau khi trải qua giai đoạn quá độ cũng bắt đầu hưởng ứng và chú trọng hơn đến nét đẹp này. Việc xin chữ không còn chỉ là nhu cầu thể hiện mà còn là sự gìn giữ, bảo tồn và duy trì một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các hình ảnh ông Đồ ngày Tết lại được hiện hữu rộn ràng chứ không chỉ còn trong sách vở và những trang báo cũ.■

Trần Dương Anh 

Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong tiếng Việt là cách thể hiện văn hóa, phong tục của người Việt : đó cũng là cách suy nghĩ thông thường khi một vấn đề nào đó xảy đến bất ngờ trong cuộc sống. Thành ngữ trong tiếng Anh giúp hiểu thêm về ngôn ngữ này và thêm yêu con người với lối sống cởi mở và phóng khoáng châu Âu. Bởi vậy mới có câu: “Biết thêm một ngoại ngữ, giống như là bạn có thêm một tâm hồn thứ hai”.

  • Danh ngôn tiếng Anh về công việc
  • Châm ngôn bằng tiếng Anh ý nghĩa

Những câu thành ngữ trong tiếng Anh quen thuộc nhất với người Việt Nam

Thành ngữ trong tiếng Anh có nhiều câu mang ý nghĩa tương đồng với thành ngữ người Việt hay dùng nên khi tìm hiểu, bạn sẽ cảm thấy thật gần gũi.

  1. Grasp all, lose all: Tham thì thâm.
  2. Easy come, easy go: Của thiên trả địa.
  3. Cut your coat according your clothes: Liệu cơm gắp mắm. [Ý nói về sự khôn khéo, nên biết chọn lựa điều gì là cần thiết, là phù hợp nhất với muc đích ban đầu. ]
  4. Doing nothing is doing ill: Nhàn cư vi bất thiện.
  5. Empty vessels make a greatest sound: Sai một li đi một dặm.
  6. Hand some is as handsome does: Cái nết đánh chết cái đẹp./ Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
  7. One swallow does not make a summer: Một cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân.
  8. Habit cures habit: Lấy độc trị độc.
  9. A good name is sooner lost than won: Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.
  10. A flow will have an ebb: Sông có khúc, người có lúc.
  11. A bad compromise is better than a good lawsuit: Dĩ hòa vi quý.
  12. A blessing in disguise : Trong cái rủi có cái may.
  13. Where the life, there’s hope: Còn nước, còn tát.
  14. One scabby sheep is enough to spoil the whole flock: Con sâu làm rầu nồi canh.
  15. Rats desert a falling house: Cháy nhà mới ra mặt chuột.
  16. New one in, old one out: Có mới nới cũ.
  17. Don’t count your chickens before they hatch: Đếm cua trong lỗ.
  18. Love me, love my dog: Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng.
  19. Man proposes, God dispose: Mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên.
  20. Empty vessels make the most sound: Thùng rỗng kêu to.
  21. When he blood sheds, the heart aches: Máu chảy ruột mềm.
  22. Diamond cut diamond: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.
  23. A rolling stone gathers no moss: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.
  24. Live on the fat of the land: Ngồi mát ăn bát vàng.
  25. Everything is good in its season: Răng mọc có lứa, con người có thì.
  26. He who laughs today may weep tomorrow: Cười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười.
  27. Together we an change the world: Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nhiều câu sát với nghĩa tiếng việt có thể tiện cho việc sử dụng trong giao tiếp hằng ngày:

  1. Make your enemy your friend: Hóa thù thành bạn.
  2. Silence is golden: Im lặng là vàng.
  3. The higher you climb, the greater you fall: Trèo cao, ngã đau.
  4. Cross the stream where it is shallowest: Làm người phải đắn đo, phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu.
  5. Honesty is the best policy: Thật thà là thượng sách.
  6. Too much knowledge makes the head bald: Biết nhiêu chóng già.
  7. Lucky at cards, unlucky in love: Đen tình, đỏ bạc.
  8. An eye for an eye, a tooth for a tooth: Gậy ông đập lưng ông./ Ăn miếng trả miếng.
  9. Blood is thicker than water: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
  10. Words are but wind: Lời nói gió bay.
  11. There no smoke without fine: Không có lửa sao có khói.

Các câu thanh ngu trong tieng anh mang nhiều nét tương đồng về ngữ nghĩa và cách áp dụng chúng trong cuộc sống. Sử dụng các câu thành ngữ giúp bạn linh hoạt hơn trong giao tiếp. Chúc bạn học tiếng Anh vui vẻ!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề