Thay đổi tem xe bị phạt bao nhiêu tiền năm 2024

Mình thấy vẫn có nhiều anh em đang thắc mắc rằng nếu như dán tem xe máy hoặc thay đổi màu sơn có bi phạt không và phạt bao nhiêu tiền? Mình cũng có tìm hiểu qua và chia sẻ với anh em về vấn đề này một chút. Nếu như có gì sai sót anh em bổ sung thêm cho mình nha.

Về cơ bản khi anh em dán tem hoặc đổi màu xe máy sẽ vi phạm luật và mức phạt của nó là:

  • 100.000 - 200.000 đồng với xe cá nhân, thường là bị phạt 150.000 đồng.
  • 200.000 - 400.000 đồng với xe của tổ chức, lấy trung bình khoảng 300.000 đồng.

Mình nhớ có một lần mình chạy đi Vũng Tàu với chiếc Winner full đen trong khi giấy tờ lại là màu đỏ-đen. Mình đợt đó đã bị phạt 200.000 đồng cho lỗi đó, lúc ấy mình có thắc mắc thì anh công an nói rằng: "Giấy tờ đỏ-đen, em kiếm một chi tiết nào có màu đỏ anh sẽ cho em đi 😔 ". Vậy nên khi anh em có dán tem mà thiếu hoặc sai màu so với cavet xe sẽ bị phạt. Còn thêm một điều nữa, những chi tiết như số hiệu, tên xe, hãng xe anh em cũng cần phải có đủ nếu không muốn bị phạt. Ví dụ như trên xe Honda Winner 150 thì xe sẽ phải có logo Honda, tên xe Winner và số cc là 150.

Chiếc Kawasaki Ninja ZX-6R đã dán tem mới nhưng vẫn giữ màu chủ đạo và tên xe, tên hãng ​

Vậy nên nếu như anh em muốn an tâm khi mà dán tem cũng như sơn lại xe có thể để ý tới màu trên giấy tờ xe của mình. Cứ đè những màu đó mà dán tem cũng như sơn xe là ok, anh em giao thông không khó khăn tới mức săm soi những màu khác đâu. Mà nếu anh em dán tem 7 sắc cầu vồng thì mình không chắc nha 😁. Ví dụ như giấy tờ màu vàng-đen, anh em chỉ cần dán decal hoặc sơn thế nào mà màu vàng-đen vẫn chiếm tỉ lệ lớn trên xe là được. Nhớ phải gắn logo với tên xe lên nữa nha anh em.

Còn với những anh em nào mà muốn thay đổi màu sơn khác có thể đi làm dịch vụ để đổi giấy tờ xe. Giá chi phí để đổi khoảng 50.000 đồng, tuy nhiên có thể phát sinh thêm nhiều thứ lúc anh em làm. Chi phí thì không cao nhưng anh em sẽ mất thời gian cho việc đổi màu xe đó. Còn với xe mới, trước khi ra cavet anh em cũng có thể đổi màu cho cửa hàng hỗ trợ đổi giấy tờ xe cũng được.

Luật gia Đặng Thu Hiền trả lời: Khoản 2 Điều 55 Luật giao thông đường bộ quy định: Chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra, Điều 33 Nghị định 34/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng quy định nêu rõ:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với chủ xe mô tô [xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô] tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với chủ xe mô tô [xe gắn máy và các loại xe tương tự mô tô] vi phạm một trong các hành vi sau đây:

  1. Tự ý đục lại số khung, số máy;
  2. Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
  3. Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước của xe;"

Xe bác không dán nhãn hiệu thông số xe có nguy cơ bị phạt vì không có thông tin trùng với giấy đăng kí xe

Dán decal lên xe máy là dùng 1 lớp decal [nilon], hoặc chất liệu keo tương tự để dán lên lớp sơn mới của vỏ xe. Mục đích đi theo cũng đa dạng, như che đi chỗ trầy xước.

Mục đích chính của lớp tem dán xe máy là bảo vệ lớp sơn gốc của xe, che đi phần vết trầy xước trước đó hoặc giúp trang trí, làm đẹp cho xe. Hiện trên thị trường có rất nhiều mẫu mã đa dạng về các loại tem để dán decal xe máy.

Chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải [Công ty Luật TNHH Thái Hà] cho biết, điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

"Do đó, vẫn có thể dán decal xe máy, nhưng phải đảm bảo không thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo được phê duyệt" - ông Hải nói.

Cụ thể, nếu việc dán decal xe máy chỉ dừng lại ở tem trong, dán tem logo, tem xương cá, tem vành... thì không bị phạt. Nếu dán decal thay đổi màu toàn bộ thì sẽ bị xử lý theo chế tài căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Theo đó, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với Giấy đăng ký xe.

Mức phạt tiền khi tự ý thay đổi màu sơn của xe máy không đúng với giấy phép đăng ký xe có thể lên đến 200.000 đồng đối với chủ xe là cá nhân và 400.000 đồng đối với chủ xe là tổ chức.

Nếu có nhu cầu thay đổi màu sắc nguyên bản, chủ xe phải đến cơ quan quản lý làm thủ tục đổi màu sơn xe. Dán decal xe máy cũng phải trùng với màu sơn đăng ký, có thể bằng tem trong hoặc nilon không màu.

Không dán tem phạt bao nhiêu?

  1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Theo đó, đối với hành vi không dán tem thuốc lá nhập khẩu thì có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng tùy vào giá trị của thuốc lá nhập khẩu.

Dàn xe phạt bao nhiêu?

Mức phạt đối với lái xe dán decal xe ôtô sai cáchPhạt tiền từ 300.000-400.000 đồng đối với cá nhân. Phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng đối với tổ chức.

Thay đổi màu sơn xe bị phạt bao nhiêu?

– Đối với cá nhân: Mức phạt từ 100.000 – 200.000 đồng với lỗi đổi màu xe máy và thay đổi nhãn hiệu ghi trong Giấy đăng ký xe. – Đối với tổ chức: Mức phạt từ 200.000 – 400.000 đồng với lỗi thay đổi màu sơn xe máy khác thông tin trên Giấy đăng ký xe.

Dán decal xe máy như thế nào để không bị phạt?

Cụ thể, nếu việc dán decal xe máy chỉ dừng lại ở tem trong, dán tem logo, tem xương cá, tem vành... thì không bị phạt. Nếu dán decal thay đổi màu toàn bộ thì sẽ bị xử lý theo chế tài căn cứ tại khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.

Chủ Đề