Thế nào là mâu thuẫn theo quan điểm triết học

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Theo quan điểm triết học mâu thuẫn là?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Giáo dục công dân 10 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Theo quan điểm triết học mâu thuẫn là?

A. một tập hợp.

B. một chất.

C. một chỉnh thể.

D. một cấu trúc.

Trả lời:

Đáp án đúng:C. một chỉnh thể.

Theo quan điểm triết học mâu thuẫn là một chỉnh thể.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về triết học nhé!

Kiếm thức tham khảo về Triết học

1. Triết học là gì?

Triết họclà bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản củacon người,thế giới quanvà vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối vớichân lý,sự tồn tại,kiến thức,giá trị,quy luật,ý thức, vàngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những mônkhoa họckhác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.

Trongtiếng Anh, từ "philosophy" [triết học] xuất phát từ tiếngHy Lạp cổ đạiφιλοσοφία [philosophia], có nghĩa là "tình yêuđối với sựthông thái". Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn vớinhà tư tưởngHy LạpPythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa tương phản với một "kẻ ngụy biện" [σοφιστής]. Những "kẻ ngụy biện" hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.

2. Phạm trù và phạm trù triết học

Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau.

Phạm trù triết học là khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy.

Phạm trù triết học có những tính chất sau:

- Tính biện chứng:Được thể hiện ở nội dung mà phạm trù phản ánh luôn phát triển, vận động nên phạm trù cũng vận động, thay đổi liên tục, không đứng im. Phạm trù có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Tính biện chứng của hiện tượng hay sự vật mà phạm trù phản ánh quy định biện chứng của phạm trù. Điều này cho thấy chúng ta cần sử dụng, vận dụng phạm trù hết sức linh hoạt, mềm dẻo, biện chứng và uyển chuyển.

- Tính khách quan:Mặc dù phạm trù chính là kết quả của sự tư duy, tuy nhiên nội dung mà các phạm phù phản ánh lại là khách quan do thiện thực khách quan mà phạm trù phản ánh quy dinh. Có thể giải thích rộng hơn là phạm trù khách quan về cơ sở, về nguồn gốc, về nội dung, còn hình thức thể hiện là phản ánh chủ quan của phạm trù.

3. Các cặp phạm trù của triết học

a. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng

Cái chung là phạm trù triết học chỉ ra những thuộc tính, những mặt giống nhau và được lặp lại trong cái riêng khác.

Phạm trù cái riêng chỉ ra một hiện tượng, một sự vật, một hệ thống hay một quá trình mà sự vật tạo thành chỉnh thể độc lập với các cái riêng khác.

Cái chung chỉ tồn tại ở trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu hiện sự tồn tại của mình. Ví dụ như: Mỗi người là một thể thực riêng biệt, bên trong mỗi người đều có điểm chung như có đầu óc để quan sát và điều khiển hành vi của mình. Có trái tim để cảm nhận thế giới xung quanh.

b. Cặp phạm trù nguyên nhân kết quả

Nguyên nhân là phạm trù được dùng để chỉ tác động qua lại giữa các bộ phận, các mặt và các thuộc tính trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên những biến đổi nhất định.

Kết quả là phạm trù chỉ ra những biến đổi đã xuất hiện do phạm trù nguyên nhân tạo ra.

Nguyên nhân sẽ sinh ra kết quả nên nguyên nhân có trước, kết quả có sau và nguyên nhân như thế nào thì sẽ sinh ra kết quả tương tự như thế đó

c. Cặp phạm trù khả năng và hiện thực

Phạm trù khả năng và hiện thực luôn tồn tại thống nhất, luôn chuyên hóa và không tách rời nhau. Khả năng khi ở trong điều kiện nhất định sẽ biến thành hiện thực. Do đó, trong việc nhận thức về thực tiễn cần dựa vào hiện thực. Để khả năng biến thành hiện thực, con người cần phát huy tối đa tính chủ động của mình trong nhận thức và thực tiễn.

Ví dụ: Trước mắt là bút, giấy và thước kẻ là hiện thực thì khả năng có thể tạo ra được một hộp đựng quà.

Chắc hẳn qua thông tin về 6 cặp phạm trù triết học trên bạn đọc đã có thể nắm rõ được quan điểm triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa các cặp phạm trù, ý nghĩa phương pháp luận được rút ra khi nghiên cứu các phạm trù này

d. Cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên

Phạm trù tất nhiên sẽ vạch ra đường đi cho mình qua rất nhiều cái ngẫu nhiên, tất nhiên sẽ quy định cái ngẫu nhiên đồng thời ngẫu nhiên sẽ bổ sung cho tất nhiên. Do đó trong thực thế mọi việc đều phải căn cứ vào tất nhiên chứ không căn cứ vào phạm trù ngẫu nhiên, nhưng cũng không được bỏ quá ngẫu nhiên, không được tách rời tất nhiên ra khỏi ngẫu nhiên.

e. Cặp phạm trù nội dung và hình thức

Cặp phạm trù này luôn có mối liên hệ thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. Không có một hình thức nào không có nội dung, cũng như không một nội dung nào lại không chứa hình thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức, đồng thời hình thức tác động ngược lại với nội dung. Hình thức phù hợp thúc đẩy nội dung phát triển tốt hơn và ngược lại.

Ví dụ: Nội dung trong một cuốn sách như thế nào sẽ quyết định phải làm bìa như thế đó, nếu nội dung buồn mà lại có cách bố trí tiêu đề và màu bìa là gam màu vui nhộn thì sẽ rất phản cảm, người đọc sẽ không bao giờ quyết định đọc cuốn sách đó.

f. Cặp phạm trù bản chất và hiện tượng

Bản chất là phạm trù chỉ ra tổng hợp các mặt cũng như các mối liên hệ tương đối ổn định trong sự vật, bản chất quy định sự phát triển và vận động của sự vật đó.

Hiện tượng là phạm trù chỉ ra biểu hiện bên ngoài của bản chất.

Hiện tượng là biểu hiện của một bản chất và bản chất bao giờ cũng thể hiện ra thành những hiện tượng nhất định. Bản chất quyết định tới hiện tượng, bản chất thế nào thì hiện tượng sẽ thế đó.

Ví dụ: Nước có bản chất là lỏng thì sẽ thể hiện ra bằng hiện tượng.

Cuộc sống hằng ngày từ mâu thuẫn vẫn thường được nhắc đến, đó có thể là mâu thuẫn quan điểm giữa người này người kia, mâu thuẫn về tư tưởng, sự quyết định… Vậy mâu thuẫn là gì?

Mục lục bài viết

  • 1. Mâu thuẫn là gì
  • 1.1. Mâu thuẫn là gì?
  • 1.2. Mâu thuẫn trong triết học là gì?
  • 1.3. Cho ví dụ về mâu thuẫn
  • 1.4. Giải quyết mâu thuẫn là gì?
  • 2. Phân loại mâu thuẫn thế nào?
  • 3. Quy luật của mâu thuẫn là gì?
  • 4. Tính chất của mâu thuẫn là gì?
  • 5. Vai trò của mâu thuẫn là gì?

1. Mâu thuẫn là gì

1.1. Mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn trong tiếng Anh là Contradiction.

Mâu thuẫn được hiểu là sự thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập.

Do đó, mỗi một mâu thuẫn cũng phải bao gồm hai mặt đối lập, hai mặt này vừa có sự thống nhất với nhau đồng thời giữa hai mặt đó cũng có sự đấu tranh qua lại với nhau.

1.2. Mâu thuẫn trong triết học là gì?

Tương tự về khái niệm mâu thuẫn là gì? nêu trên, mâu thuẫn trong triết học cũng dùng để chỉ:

Sự thống nhất và đấu tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc giữa những sự vật, hiện tượng với nhau.

Mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật là sự khái quát những mặt, những thuộc tính,… phát triển ngược chiều nhau nhưng lại cùng tồn tại trong một sự vật, hiện tượng cụ thể tạo nên sự vật, hiện tượng đó. Đối lập là tổng thể những thuộc tính, khuynh hướng vận động trái ngược nhưng là tiền đề, là điều kiện tồn tại của nhau.

Mâu thuẫn triết học theo quan niệm siêu hình được hiểu như sau:

- Là cái đối lập phản logic;

- Không có sự thống nhất;

- Không có sự chuyển hóa biện chứng giữa các mặt đối lập.

Tóm lại, mâu thuân là 2 mặt đối lập thống nhất với nhau.

1.3. Cho ví dụ về mâu thuẫn

Có thể nêu các ví dụ về mâu thuẫn trong cuộc sống như sau:

- Mâu thuẫn giữa các cá nhân với nhau khi cùng thực hiện một công việc nhưng mỗi người lại một cách thức, phương án riêng. Việc không cùng quan điểm, cách giải quyết dẫn đến tranh cãi, dẫn đến nảy sinh mâu thuẫn về cách giải quyết công việc.

- Mâu thuẫn giữa cá nhân và tập thể khi có sự khác biệt về những lợi ích hay quan điểm. Trong một tập thể, đa phần mọi người đều thống nhất chung 01 quan điểm nhưng lại có một vài cá nhân đưa ra quan điểm khác.

- Khi bàn luận về một vấn đề, nếu xuất hiện quan điểm khác nhau giữa các nhóm, dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn giữa các nhóm.

Ví dụ về mâu thuẫn biện chứng:

- Mâu thuẫn giữa điện tích dương và điện tích âm,

- Mâu thuẫn giữ giữa lực hút và lực đẩy trong vật lý

- Mâu thuẫn giữa đồng hóa và dị hóa trong sinh vật

- Mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột và giai cấp bóc lột trong đời sống kinh tế…

Bên cạnh đó còn có các loại mâu thuẫn về quan niệm lối sống giữa yếu tố tâm linh và vô thần; giữa những người chấp hành pháp luật và tội phạm.

1.4. Giải quyết mâu thuẫn là gì?

Giải quyết mâu thuẫn chính là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập:

- Mâu thuẫn cũ mất đi và mâu thuẫn mới được hình thành

- Sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới

- Quá trình giải quyết mâu thuẫn tạo nên sự vận động và phát triển vô tận của thế giới khách quan.

Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng trong tất cả các giai đoạn phát triển của các sự vật, hiện tượng đó.

Dựa trên quan hệ đối với sự vật được xem xét, có thể phân thành mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài.

Mâu thuẫn bên trong: sự tác động qua lại giữa các mặt, khuynh hướng đối lập nhau của cùng một sự vật.

Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn diễn ra trong mối quan hệ giữa sự vật đó với các sự vật khác.

Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ mang tính sự tương đối và tuỳ thuộc vào phạm vi xem xét. Bời cùng một mâu thuẫn, xét trong mối quan hệ này nó là mâu thuẫn bên ngoài nhưng trong mối quan hệ khác lại là mâu thuẫn bên trong.

Dựa trên ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, có thể chia thành mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản.

Mâu thuẫn cơ bản quy định bản chất của sự vật, sự phát triển trong tất cả các giai đoạn của sự vật, đồng thời tồn tại trong cả quá trình tồn tại của sự vật.

Mâu thuẫn không cơ bản chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, không quy định bản chất của sự vật.

Theo Hồ Chí Minh thì:

Khi việc gì có mâu thuẫn, khi phải tìm cách giải quyết tức là có vấn đề. Khi đã có vấn đề, ta phải nghiên cứu cho rõ cái gốc của mâu thuẫn là vấn đề gì. Phải điều tra, phải nghiên cứu các mâu thuẫn đó. Phải phân tách rõ ràng và có hệ thống, phải biết rõ cái nào là mâu thuẫn chính, cái nào là mâu thuẫn phụ. Phải đề ra cách giải quyết

- Dựa trên vai trò của mâu thuẫn với sự tồn tại, phát triển của sự vật trong 01 giai đoạn nhất định, chia mâu thuẫn thành thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu.

Mâu thuẫn chủ yếu: mâu thuẫn nổi lên hàng đầu của một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật, chi phối các mâu thuẫn khác ở giai đoạn đó.

Mâu thuẫn thứ yếu: mâu thuẫn ra đời và tồn tại trong một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật nhưng không có vai trò chi phối mà bị mâu thuẫn chủ yếu chi phối.

- Dựa trên tính chất của các quan hệ lợi ích, có thể phân loại mâu thuẫn thành mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.

Mâu thuẫn đối kháng: mâu thuẫn giữa những giai cấp những tập đoàn người, có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản....

Mâu thuẫn không đối kháng: mâu thuẫn giữa những lực lượng xã hội có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau, chỉ đối lập về các lợi ích cục bộ, tạm thời.

3. Quy luật của mâu thuẫn là gì?

Quy luật mâu thuẫn là 01 trong những quy luật cơ bản trong phép biện chứng duy vật và biện chứng duy vật lịch sử, có vai trò khẳng định rằng: mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều có sự tồn tại và mâu thuẫn bên trong.

Quy luật mâu thuẫn là quy luật thống nhất và đấu tranh giữa những mặt đối lập.

Hiểu một cách rõ hơn thì mọi sự vật hoặc hiện tượng đều chứa đựng các mặt đối lập, các khuynh hướng khác nhau từ đó tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng đó. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập sẽ tạo ra xung lực của sự vận động, phát triển, kết quả là mất đi cái cũ và thay thế bởi cái mới.

Quy luật mâu thuẫn gồm các nội dung:

Về mặt đối lập

Là những mặt có những thuộc tính, đặc điểm,… có khuynh hướng biến đổi trái ngược và tồn tại khách quan ở trong tự nhiên, tư suy và xã hội.

Về mâu thuẫn biện chứng

Là một trạng thái mà mặt đối lập có liên hệ, tác động qua lại với nhau. Mâu thuẫn biện chứng được tồn tại khách quan, phổ biến ở trong tư duy, xã hội và tự nhiên.

Tư duy có sự phản ánh mâu thuẫn với hiện thực, nguồn gốc phát triển nhận thức trong mâu thuẫn biện chứng.

Sự thống nhất của các mặt đối lập chính là sự tồn tại nhưng không tách rời và là sự nương tựa lẫn nhau, nhưng không tách rời nhau của các mặt đối lập, tạo nên những nhân tố đồng nhất của các mặt đối lập.

Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng tác động ngang nhau, được xem là trạng thái vận động khi có sự diễn ra căn bằng.

Sự đấu tranh của các mặt đối lập chính là sự tác động qua lại với nhau theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa các mặt đó.

Tùy thuộc vào mối quan hệ qua lại của điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh, hình thức đấu tranh giữa mặt đối lập rất phong phú, đa dạng.

Có thể thấy các mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong đời sống, dù nhìn nhận là trái ngược nhau nhưng không thể tách biệt hoàn toàn với nhau mà có những mối liên hệ với nhau. 

4. Tính chất của mâu thuẫn là gì?

Vì mâu thuẫn là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng nên mâu thuẫn có tính khách quan.

Còn theo Ăng-ghen thì:

Nếu bản thân sự di động một cách máy móc đơn giản đã chứa đựng mâu thuẫn, thì tất nhiên những hình thức vận động cao hơn của vật chất và đặc biệt là sự sống hữu cơ và sự phát triển của sự sống hữu cơ đó lại càng phải chứa đựng mâu thuẫn…Sự sống trước hết chính là ở chỗ một sinh vật trong mỗi lúc vừa là nó nhưng vừa là một cái khác. Như vậy, sự sống cũng là một mâu thuẫn tồn tại trong bản thân các sự vật và quá trình, một mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm dứt thì sự sống cũng không còn nữa và cái chết xảy đến. Cũng như chúng ta thấy rằng trong lĩnh vực tư duy, chúng ta không thể thoát khỏi mâu thuẫn; chẳng hạn như mâu thuẫn giữa năng lực nhận thức vô tận ở bên trong của con người với sự tồn tại thực tế của năng lực ấy trong những con người bị hạn chế bởi hoàn cảnh bên ngoài, và bị hạn chế, trong những năng lực nhận thức, mâu thuẫn này được giải quyết trong sự tiếp nối của các thế hệ, sự tiếp nối đó ít ra đối với chúng ta trên thực tiễn, cũng là vô tận, và được giải quyết trong sự vận động đi lên vô tận.

Ngoài ra mâu thuẫn còn có có tính phong phú, đa dạng.

Tính đa dạng, phong phú của mâu thuẫn biểu hiện ở việc mỗi sự vật, hiện tượng, đều có thể có loại mâu thuẫn khác nhau, sự biểu hiện cũng khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; các mâu thuẫn đều vị trí, vai trò khác nhau trong sự tồn tại, vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

Các lĩnh vực khác nhau tồn tại những mâu thuẫn với tính chất khác nhau. Điều đó đã tạo nên tính đa dạng, phong phú trong biểu hiện của mâu thuẫn.

Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng, trong tất cả mọi giai đoạn, mọi quá trình, tồn tại của cả tự nhiên, xã hội, tư duy.

5. Vai trò của mâu thuẫn là gì?

Mâu thuẫn đóng vai trò và có ý nghĩa to lớn. Mâu thuẫn trong xã hội nói chung, mâu thuẫn trong cuộc sống nói riêng là động lực của sự vận động xã hội, giúp thúc đẩy các quá trình hoạt động. Mâu thuẫn còn là động lực, nguồn gốc của sự vận động, biến đổi, phát triển, có tính khách quan phổ biến. Cụ thể:

-  Biến đổi, phát triển chính là quá trình chuyển đổi giữa sự vật này thành sự vật khác, hoặc chuyển đổi giai đoạn này sang giai đoạn khác của một sự vật.

Mỗi sự vật đều tồn tại trong bản thân chúng nhiều mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa bên trong và bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu,… Tuy nhiên giữa các mặt đối lập đó vừa có tính thống nhất lại vừa diễn ra quá trình đấu tranh với nhau.

- Tính chất thống nhất giữa các mặt đối lập trong mâu thuẫn làm cho sự vật ổn định tương đối ở một chất nhất định, chưa biến đổi. Tuy nhiên giữa chúng vừa có sự thống nhất vừa diễn ra sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh này là nguồn gốc của sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.

Sự chuyển hoá này sẽ làm cho sự vật chuyển hoá thành cái khác có thể là sang giai đoạn mới hoặc sự vật mới.

 Do đó, có thể hiểu phát triển chính là cuộc đấu tranh giữa [của] các mặt đối lập.

Bên cạnh mặt lợi ích mà mâu thuẫn mang lại thì mâu thuẫn cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến các chủ thể, vấn đề trong cuộc sống gây bất hòa tranh cãi, thậm chí xảy ra các xung đột nghiêm trọng nếu không có sự thống nhất và giải quyết được.
Trên đây là thông tin giải đáp cho mâu thuẫn là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ 

 19006199 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề