Thế nào là phương châm về quan hệ

An: - Cậu có biết bơi không?

Ba: - Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa

An: - Cậu học bơi ở đâu vậy ?

Ba: - Dĩ nhiên là học bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu.

- Phân tích ngữ liệu:

[1] An hỏi Ba học bơi ở đâu mục đích muốn biết An học bơi ở chỗ nào [sông, hồ, bể bơi cụ thể nào đó…], tức nơi mà Ba học bơi.

[2] Câu trả lời của An không đánh trúng ý muốn mục đích Ba hỏi vì đương nhiên ai cũng biết học bơi thì phải học dưới nước chứ không thể nào học được trên bờ. Cách trả lời của An thừa, không cần thiết

-  Nhận xét:

+ An vi phạm phương châm về lượng [ tức nói bị thừa thông tin không cần thiết

2. Ngữ liệu 2

Mẹ : 

- Cô giáo cho con bài tập trong sách bài tập nào thế?

Nam: 

- Cô giáo con cho làm bài tập trong sách bài tập ạ!

- Phân tích ngữ liệu

[1]

   Mẹ hỏi với mục đích muốn biết con được làm bài tập trong sách bài tập nào [ tên sách bài tập cụ thể] , Trong khi người con không trả lời cụ thể tên sách. Việc trả lời trên chưa đáp ứng được mục đích hỏi của mẹ 

=> Nam cũng vi phạm phương châm về lượng [ trả lời thiếu nội dung thông tin]

3. Nhận xét

- Phương châm về lượng là cách nói đủ thông tin , không thừa không thiếu.

- Trong giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng được đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu.

II. Phương châm về chất

1. Xét ngữ liệu và phân tích

* Ngữ liệu 1

QUẢ BÍ KHỔNG LỒ

Hai chàng đi qua một khu vườn trồng bí. Một anh thấy một quả bí to, kêu lên:

- Chà ! Quả bí kia to thật!

Anh bạn có tính hay nói khoác, cười mà bảo rằng:

- Thế thì đã lấy làm gì to. Tôi đã từng thấy những quả bí to hơn nhiều. Có một lần, tôi tận mắt trông thấy một quả bí to bằng cả cái nhà đằng kia kìa.

Anh kia nói ngay:

- Thế thì đã lấy gì làm lạ. Tôi còn nhớ, một bận tôi trông thấy một cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng ta.

Anh nói khoác ngạc nhiên hỏi:

- Cái nồi ấy dùng để làm gì mà to vậy ?

Anh kia giải thích:

- Cái nồi ấy dùng để luộc quả bí anh vừa nói ấy mà.

Anh nói khoác biết bạn chế nhạo mình bèn nói sang chuyện khác

                                                            [ Theo Truyện cười dân gian Việt Nam]

[1] Tại sao câu chuyện trên lại gây cười? Thông tin mà hai anh nói: "quả bí to bằng cả cái nhà và cái nồi đồng to bằng cả cái đình làng" được cho là vô lí, thiếu tính xác thực. 

=>phê phán tính ba hoa, nói khoác

2. Nhận xét

- Phương châm về chất là khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực

III. Phương châm quan hệ

1. Ngữ liệu và phân tích

Lan:

- Tôi thích Sơn Tùng MTT vì nhạc của anh í chất
Hoa: - Đúng vậy nhạc cách mạng rất hay, mình cũng rất thích.

[1] Lan thích Sơn Tùng là ca sĩ nhạc trẻ .Hoa lại nói sang nhạc cách mạng là không cùng chủ đề.  Hoa không hiểu dòng nhạc và không hiểu ca sĩ mà Lan đang nói đến. Nếu muốn nói đến nhạc cách mạng thì Hoa phải dẫn dắt thêm chuyển sang chủ đề khác cho hợp lí.

=> Tình trạng "ông nói gà bà nói vịt", ông nói một đằng, bà nói môt nèo, không hiểu ý lẫn nhau trong quá trình giao tiếp làm giao tiếp khó đạt hiệu quả.

2. Nhận xét

-  Phương châm quan hệ là khi giao tiếp cần phải nói đúng đề tài, tránh lạc đề.

IV. Phương châm lịch sự

1. Ngữ liệu

[1] Đi thưa về gửi

[2] Gọi dạ bảo vâng

[3] Một người đi đường vào một nhà dân hỏi : Xin lỗi bác cho tôi hỏi đường đi đến chợ trung tâm như thế nào ạ?

- Ta thấy người đi đường không có lỗi gì với nhà người dân. Tuy nhiên khi hỏi vẫn nói “ xin lỗi” ở đầu câu, đây không phải xin tha lỗi mà là xin lỗi do làm phiền. Nó thể hiện sự tôn trọng, lịch sự đối với người bị nhờ vả. 

=> Người đi đường đã tuân thủ phương châm  lịch sự trong giao tiếp

- Nhận xét: Dùù địa vị xã hội và hoàn cảnh của người giao tiếp như thế nào thì vẫn phải giữ được thái độ lịch sự, tôn trọng với người trong cuộc giao tiếp

V. Phương châm cách thức

1. Ngữ liệu

* Ngữ liệu 1 : Giải thích ý nghĩa của câu thành ngữ sau:

[1] Dây cà ra dây muống

[2] Lắp bắp như gà mắc tóc

[3] Lúng búng như ngậm hột thị

=> [1]:chỉ cách nói rườm rà, dài dòng

     [2]và [3] : chỉ cách nói ấp úng, lắp bắp, mãi không diễn đạt được rõ ý muốn nói

* Ngữ liệu 2: Tôi tán thành với nhận định về bài hát của cô ấy

Hai cách hiểu :

+ "Tôi" tán thành với nhận định của cô ấy về một bài hát nào đó
+ "Tôi" tán thành với nhận định của một ai đó về bài hát của cô ấy

=> Cách nói trên làm cho người đọc sẽ hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau [đa nghĩa] => vi phạm phương châm cách thức.

2. Nhận xét

- Phương châm cách thức là trong khi giao tiếp cần phải diễn đạt trong sáng, dễ hiểu, tránh để hiểu theo nhiều ý.

Tìm hiểu về phương châm quan hệ là gì trong hội thoại

Akina Bridal » Thắc mắc » Tìm hiểu về phương châm quan hệ là gì trong hội thoại

Phương châm quan hệ là gì? Phương châm quan hệ có ý nghĩa gì trong hội thoại? Cùng chúng tôi tìm hiểu về định nghĩa và ý nghĩa của phương châm quan hệ trong hội thoại ở bài viết dưới đây.

Phương châm quan hệ là gì?

Phương châm quan hệ là gì?

Phương châm quan hệ trong giao tiếp có nghĩa là nói chuyện đúng đề tài, đúng trọng tâm câu chuyện. Không nói chuyện lạc đề, không nói chuyện bóng gió.

Ví dụ về phương châm quan hệ:

Cô giáo hỏi bài

Cô giáo: Các em có cảm nhận như thế nào về chiến tranh thế giới lần thứ 2?

Học sinh: Em cảm thấy đây là một chiến khốc liệt và vô nghĩa. Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ II được các nhà sử gia nhận xét là cuộc chiến lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá thế giới nặng nề nhất trong lịch sử. Trong cuộc chiến này đã có đến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. Thiệt hại vật chất trong cuộc chiến này thậm chí gấp 10 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I. Mức độ tàn phá của cuộc chiến này bằng tất cả cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại với nhau. Sau khi kết thúc, cuộc chiến này cũng đã dẫn đến rất nhiều biến đổi trên thế giới. Cuộc chiến tranh thế giới thứ II được đánh giá là cuộc đối đầu, đụng độ và thử thách quyết liệt, toàn diện giữa thế lực tiến bộ và thế lực phản động trên toàn thế giới. Cuộc chiến đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử của toàn thế giới.

Phương châm là gì trong hội thoại

Phương châm là gì trong hội thoại

Phương châm hội thoại là các quy định, nguyên tắc mà người tham gia hội thoại cần phải tuân thủ, làm theo. Những cuộc hội thoại đáp ứng được các yêu cầu của phương châm hội thoại mới được xem là một cuộc hội thoại, giao tiếp thành công, có ý nghĩa.

Để có thể giao tiếp, thuyết phục người khác nghe theo một chủ đề, luận điểm của mình thì người tham gia hội thoại cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tính tham khảo: Những thông tin tham khảo được nêu ra trong cuộc hội thoại cần phải có chọn lọc. Những thông tin được nêu ra cũng cần có tính khái quát và đúng trọng tâm của vấn đề. Người nói cũng không cần nêu toàn bộ thông tin theo kiểu dàn trải mà cần cô đọng thông tin trước khi nói.
  • Tính thời sự: Người nói cần nêu ra được tính thời sự, hiện trạng của vấn đề. Họ cũng cần giúp cho người khác nhận thấy được tầm quan trọng, sự cấp thiết và mức độ cần thiết của vấn đề này, cho họ thấy rằng vấn đề này cần được nhận định ngay, giải quyết ngay.
  • Tính phản biện: Trong các cuộc hội thoại luôn có những ý kiến đồng tình và phản bác. Bạn cần phải biết cách để chứng minh lập luận của mình là đúng. Cần biết cách phản bác những ý kiến của người khác trong một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, những luận điểm phản biện của bạn cũng cần có ý nghĩa, có dẫn chứng và có lý luận cụ thể không thể nói mơ hồ không rõ ràng.
  • Tính đề xuất: Người nói cần đưa ra được những đề xuất, giải pháp và các phương pháp cụ thể để giải quyết vấn đề, giả thiết được đề ra trước đó. Những đề xuất này cần có dẫn chứng cụ thể và có tính thuyết phục. Để đề xuất được chấp nhận thì người đưa đề xuất cũng cần nêu lên được các luận điểm, luận cứ, giải pháp hợp lý, thuyết phục được người nghe.

Vi phạm phương châm quan hệ là gì

Vi phạm phương châm quan hệ là khi một người nói chuyện không lạc đề, không đúng chủ đề đã được nêu ra trước đó. Người tham gia trong hội thoại nói chuyện lạc đề hoặc cố ý nói lạc đề khiến người khác không hiểu được ý mình muốn nói hay chủ đề câu chuyện đã đề ra.

Ví dụ về vi phạm phương châm quan hệ:

Ví dụ 1: Ông nói gà bà nói vịt

Một người nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh trẻ em đến một gia đình giới thiệu sản phẩm nói chuyện với người vợ trong nhà:

  • Tôi biết ông là ai, đến đây làm gì, tôi đang chờ ông đây xin ông tự nhiên.
  • Thật vậy sao, hôm nay tôi có chương trình giảm giá đặc biệt, sản phẩm trẻ em là nghề của tôi, đảm bảo không vừa ý không tính tiền bà.
  • Thế tốt, đó là điều vợ chồng tôi mong muốn. Xin ông cho biết mình sẽ làm việc ở đâu?
  • Bà cứ yên tâm, theo kinh nghiệm của tôi, phải làm hai cái trong bồn tắm, trên bàn ăn, dưới bếp, sau đó có thể bò càng dưới sàn nhà.
  • Trong bồn tắm ? Dưới sàn nhà ? Chồng tôi chưa bao giờ làm như thế, hèn gì…
  • Thưa bà nghề chúng tôi không bảo đảm làm đâu trúng đó, tôi phải thử 5, 7 kiểu, mỗi vị trí một hai cái, càng nhiều góc cạnh khác nhau càng hy vọng mang lại kết quả tốt.
  • Chồng tôi xưa nay chỉ có một chỗ, làm hoài một kiểu hèn chi… Nếu vậy, xin ông làm liền, tôi nóng lòng lắm rồi.
  • Thưa bà, nghề này không cho phép chúng tôi vội vã, mặc dầu chỉ cần 5 đến 10 phút, nhưng thiếu chuẩn bị kết quả sẽ không làm bà thỏa mãn.
  • Phải rồi, chồng tôi không có kinh nghiệm, ông ấy vội vội vàng vàng, phụp một cái là xong, đem đi rửa [hình], hèn chi …
  • Thưa bà, tôi không dám chê ông nhà, nhưng hành nghề như vậy hèn gì trong nhà bà không có một sản phẩm nào ra hồn.
  • Phải rồi, chúng tôi cũng muốn có hình ảnh con cháu cho đỡ buồn.

Ví dụ 2: Hỏi xoáy đáp xoay

  1. Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Trả lời: Đừng tưởng tượng nữa.

  1. Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Khi đó trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra chỗ con đười ươi. Con vật hung tợn ấy nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Trả lời: Nó cầm dao và đấm vào ngực nó [đười ươi hay làm thế].

Quy định về các phương châm khác trong hội thoại

Phương châm về lượng là gì

Phương châm về lượng là gì

Phương châm về lượng trong giao tiếp mang ý nghĩa rằng trong các câu hội thoại cần có nội dung. Trong đó, nội dung của câu nói phải đáp ứng các yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa cũng không thiếu. Lượng ở đây là số lượng nội dung không thừa, không thiếu vừa đủ nghĩa giúp người khác hiểu vấn đề mà mình trình bày. Những điều cần lưu ý bao gồm:

  • Nội dung dài và ngắn không quan trọng nhưng cần phải đầy đủ nội dung cần truyền đạt.
  • Lời nói đưa ra phải có đủ thông tin, phân tích và lập luận chính xác.

Phương châm cách thức là gì

Trong quá trình giao tiếp, người nói cần chú ý đảm bảo sự mạch lạc của câu. Cách thức nói chuyện, truyền đạt được xây dựng mạch lạc. Nên nói ngắn gọn, xúc tích, tránh nói dài, mơ hồ và đầy đủ nội dung.

Ví dụ về phương châm cách thức:

Tuần trước, cô giáo có giao cho lớp 9A một bài tập làm văn và hạn nộp là thứ hai tuần này. Cuối tiết học, cô hỏi:

  • Cả lớp đã làm xong bài văn cô giao chưa?
  • Rồi ạ! Cả lớp đồng thanh đáp.

[Trong trường hợp này, các bạn học sinh đã trả lời đúng trọng tâm câu hỏi của cô giáo vô cùng ngắn gọn, xúc tích].

Phương châm lịch sự là gì

Trong quá trình giao tiếp, người giao tiếp cần thể hiện sự tôn trọng đối với người đối diện. Đặc biệt là tôn trọng người có vai vế cao hơn, khiêm tốn đối với người bằng và có vai vế thấp hơn. Từ đó đảm bảo yếu tố tôn trọng khi tham gia giao tiếp.

Trên đây là tổng hợp thông tin về phương châm quan hệ là gì cùng những vấn đề liên quan đến phương châm quan hệ. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về phương châm quan hệ cùng các quy định về những phương châm khác trong hội thoại.

Xem thêm: Nail box là gì? Những điều bạn cần biết về nail box

  • Tuyển tập thơ tình Nguyễn Bính đặc sắc và ý nghĩa nhất
  • PCS là gì? Giải nghĩa cụm từ viết tắt “PCS” chính xác nhất
  • Gợi ý 666+ những lời chúc mừng sinh nhật cô giáo cảm động nhất
  • 111 là gì? Tổng hợp những thông tin liên quan đến con số 111
  • Giải mã ý nghĩa của thành ngữ thành kính phân ưu là gì?
  • Phương châm về chất là gì? Ví dụ về phương châm về chất
  • Thành phần bản thân hiện nay là gì? Những điều bạn cần biết
  • Mở bài gián tiếp là gì? Ví dụ mở bài gián tiếp

Thắc mắc -
  • Nail box là gì? Những điều bạn cần biết về nail box

  • Payslip là gì? Những vấn đề bạn cần biết về Payslip

  • Tổng hợp thông tin bảo vệ an ninh quốc gia là gì

  • Ngôn ngữ bậc cao là gì? Tổng hợp thông tin

  • Mất khứu giác là gì? Tổng hợp thông tin về mất khứu giác

  • Con ếch tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về các loài vật

  • Bare infinitive là gì? Cách sử dụng, bài tập về bare infinitive

Video liên quan

Chủ Đề