Thế nào là văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

VĂN HÓA ỨNG PHÓ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI. TÍNH DUNG HỢP

Cơ sở văn hóa Việt Nam Gs Trần Ngọc Thêm

6.1. Văn hóa ứng phó với môi trường xã hội: quân sự, ngoại giao

Do những hoàn cảnh địa lí lịch sử đặc biệt. Việt Nam thường xuyên hứng chịu những cuộc chiến tranh xâm lược dai dẳng. Và tàn khốc của Trung Hoa, Mông Cổ, rồi Pháp, Mĩ. Người ta lấy làm ngạc nhiên. Rằng tại sao Việt Nam nhỏ bé đã không bị đồng hóa lại còn luôn chiến thắng. Người ta còn đồn đại những huyền thoại về sức mạnh quân sự của Việt Nam.

6.1.1. Đặc trưng của văn hóa nông nghiệp. Là sống trọng tình. Cho nên người nông nghiệp thường kém về đầu óc tổ chức và yếu về quân sự. Nét nổi bật nhất của Việt Nam. Một nền văn hóa nông nghiệp điển hình trong việc ứng phó với môi trường xã hội là tính hiếu hòa.

Trong ứng phó với môi trường xã hội, truyền thống Việt Nam. Là tránh đối đầu, tránh chiến tranh. Qua IV-§3.3 [tr. 162], §4.4 [tr. 175] ta đã biết rằng trong lịch sử văn chương và nghệ thuật hình khối Việt Nam. Không có loại tác phẩm anh hùng ca ca ngợi chiến tranh, tác phẩm hội họa và điêu khắc về đề tài chiến tranh với cảnh đầu rơi máu chảy rùng rợn. Người Việt Nam coi trọng học văn hơn học võ. Nhà nước phong kiến Việt Nam không quan tâm đến việc thi võ bằng thi văn.

Khi bất đắc dĩ phải chiến đấu để tự vệ. Người Việt Nam chỉ mong giành lại cuộc sống yên bình. Cho nên rất độ lượng và không hiếu thắng. Do hiếu hòa mà An Dương Vương đã mắc mưu gả con gái Mị Châu cho con trai tướng giặc. Cũng do hiếu hòa mà năm 1077. Sau khi đánh cho quân Tống đại bại trên phòng tuyến sông Cầu. Lí Thường Kiệt đã dừng lại chủ động điều đình để mở lối thoát cho địch trong danh dự.

Do hiếu hòa và độ lượng. Sau chiến thắng quân Nguyên lần thứ ba năm 1288, khi xét thưởng cho những người có công. Vua Trần Nhân Tông cũng đồng thời sai đem đốt hết thư từ của những kẻ phản bội liên lạc đầu hàng giặc. Sau khi đánh tan 10 vạn quân Minh tại Chi Lăng năm 1427. Lê Lợi chấp nhận cho Vương Thông giảng hòa rút quân về nước.

Không những cho địch hòa. Ta còn cấp lương thực cùng thuyền, ngựa cho chúng đi đường. Nguyễn Trãi nói rõ trong Bình Ngô đại cáo. Mã Kì, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền, ra đến bể chưa thôi trống ngực. Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa, về đến Tàu còn do mồ hôi. Chúng đã sợ chết mà thực bụng cầu hòa. Ta cốt giữ toàn quan để dân yên nghỉ.

Việc tha cho kẻ thù bại trận để giữ hòa hiếu cũng là chuyện thường xảy ra thời chống Pháp, Mĩ. Nguyên toàn quyền Pháp Paul Dumer từng nói với Hoàng Thị Thế, con gái lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Yên Thế Hoàng Hoa Thám: Galieni với tôi đã bị Đề Thám bắt. Trong tay lại không có vũ khí. Vậy mà Đề Thám đã tha mạng cho chúng tôi. Qua hai cuộc chiến tranh chống Pháp và Mĩ. Người phương Tây nhận xét rằng ngoài Việt Nam ra. Không thấy nước nào có chính sách tù binh độ lượng và nhân nghĩa độc đáo như vậy. Ngay trong chiến tranh. Dám thả về đồn địch hàng trăm tù binh mạnh khỏe sau khi đã giải thích, giáo dục.

Trong kháng chiến chống Mĩ. Có nhiều câu chuyện rất cảm động về lòng khoan dung độ lượng đặc biệt của người Việt Nam. Chẳng hạn. Trở lại Việt Nam năm 1995, W. A. Robinson [phi công Mĩ bị bắt tại Hương Khê [Hà Tĩnh] ngày 20-9-1965. Nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng O du kích nhỏ] xúc động nhớ lại rằng thời đó. Một gia đình với bà cụ già đã nhường chiếc phản duy nhất cho anh nằm. Còn dân làng thì đã nhịn ăn nấu cháo gà cho anh.

Không chỉ tiếp nhận giảng hòa, do hoàn cảnh của mình. Việt Nam còn thường khiêm nhường chấp nhận một sự lệ thuộc hình thức để giữ gìn một nền độc lập trên thực tế. Các vua chúa phong kiến Việt Nam. Từ nhà Ngô [thế kỉ X] đến nhà Nguyễn sau này. Thường duy trì một nếp là sau khi chiến thắng kẻ thù liền phái sứ thần sang cống nạp dưới dạng biếu, tặng. Và nhận tước phong của triều đình Trung Hoa. Tỏ ý thần phục theo thể thức của một nước chư hầu. Tuy nhiên. Mỗi khi kẻ thù có ý định vượt quá ranh giới hư quyền, đưa quân xâm lược để chiếm đất đai thì người Việt Nam luôn kiên quyết chống lại. Và luôn chiến thắng.

Vậy thì. Do đâu mà một dân tộc nông nghiệp vốn trọng tình và hiếu hòa, kém về tổ chức và yếu về quân sự, với đất đai không rộng, người không đông. Mà vẫn luôn chiến thắng giặc ngoại xâm với tiềm lực quân sự và kinh tế lớn hơn nhiều lần? . Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng suy cho cùng thì. Ngoài tinh thần yêu nước là sản phẩm của ý thức quốc gia có nguồn gốc từ tính tự trị làng xã [xem III-§2.1.3]. Lí do chủ yếu nằm ở hai trong số những đặc trưng cơ bản nhất của truyền thống văn hóa đó là. Tính tổng hợp và tính linh hoạt.

6.1.2. Tính tổng hợp trong văn hóa ứng phó với môi trường xã hội trước hết thể hiện ở truyền thống toàn dân đều tham gia đánh giặc. Khác với ở các nền văn hóa thiên về tư duy phân tích, chiến tranh hoàn toàn là việc của quân đội, đàn ông. Thuật ngữ quân sự Việt Nam gọi hiện tượng này là chiến tranh nhân dân.

Tham gia đánh giặc ở Việt Nam là tất cả từ cụ già đến trẻ nhỏ, cả đàn ông lẫn đàn bà. Tục ngữ có câu Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Trong chiến tranh chống ngoại xâm ở Việt Nam, mọi người dân đều thành chiến sĩ, mọi vật vô tri đều có thể dùng làm vũ khí. Thời Lí-Trần. Nhà nước khái quát thành chính sách ngụ bình ư nông [gửi binh trong nông] và toàn dân vi binh.

Tính tổng hợp trong văn hóa ứng phó với môi trường xã hội. Còn thể hiện ở việc phối hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh khác nhau. Đánh địch ngoài chiến trường [đấu tranh quân sự] kết hợp với công tác địch vận, giải thích, tuyên truyền cho đối phương [đấu tranh chính trị] và kiên trì đàm phán với địch để sớm kết thúc chiến tranh [đấu tranh ngoại giao].

Trong cuộc chống Mĩ. Lối kết hợp này được gọi là chiến thuật ba mũi giáp công. Trên mặt trận ngoại giao. Biện pháp kết hợp vừa đánh vừa đàm luôn tỏ ra rất hữu hiệu. Thời Lí, Lí Thường Kiệt vừa chỉ huy đánh địch, vừa dùng biện sĩ để bàn hòa. Khi chống Minh. Công tác ngoại giao và địch vận do Nguyễn Trãi chỉ huy đã khiến cho 7 trong 10 thành lớn của giặc mở cửa đầu hàng.

Trong kháng chiến chống Pháp. Hội nghị Genève diễn ra song song với chiến sự ở Đông Dương. Và chỉ kết thúc sau khi quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lòng kiên trì vừa đánh vừa đàm đạt đến đỉnh cao trong kháng chiến chống Mĩ với cuộc Hội nghị bốn bên kéo dài suốt 5 năm liền tại Paris [1968-1973].

6.1.3. Đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với môi trường xã hội, bên cạnh tính tổng hợp là tính linh hoạt.

Nếu ở phương Tây. Lối ứng xử nguyên tắc tạo nên truyền thống hoạt động quân sự một cách bài bả. Thì ở Việt Nam. Lối tư duy biện chứng và cách ứng xử linh hoạt là cơ sở cho việc hình thành chiến thuật chiến tranh du kích. Đó là một cuộc chiến tranh đầy nhũng bất ngờ mà đối phương không thể dự đoán trước được. Lúc địch mạnh thì ta làm vườn không nhà trống. Mà rút về nông thôn, miền núi, nhưng cũng có lúc lại chủ động tấn công trước để tự vệ [như Lí Thường Kiệt tập kích thành Ung Châu năm 1076].

Địch từ xa đến muốn đánh nhanh thắng nhanh thì ta tiến hành kháng chiến trường kì. Nhưng cũng nhiều khi ta lợi dụng địa hình rừng núi và sông nước mà tổ chức mai phục đánh ngay khi chúng vừa đặt chân đến. Dùng lối đánh du kích, người Việt Nam hoàn toàn không coi trọng vai trò của thành lũy như ở Trung Quốc và phương Tây. Chiến tranh du kích cho phép ta luôn nắm quyền chủ động, linh hoạt bất ngờ, khiến kẻ thù luôn bị động.

Trên lĩnh vực ngoại giao. Phương châm dĩ bất biến, ứng vạn biến mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu ra đã phản ánh chính xác cách ứng phó hết sức cơ động, linh hoạt trên cơ sở nắm vững mục tiêu và kiên trì những nguyên tắc cơ bản của mình.

Với chiến lược chiến tranh nhân dân và chiến thuật chiến tranh du kích. Người Việt Nam đã luôn thực hiện được chủ trương lấy ít địch nhiều. Lấy yếu thắng mạnh mà Nguyễn Trãi từng tổng kết. Điều đáng chú ý là tính tổng hợp và tính linh hoạt trong ứng phó với môi trường xã hội ở Việt Nam luôn gắn bó mật thiết với nhau. Việc tổng hợp được tiến hành một cách linh hoạt. Và sự ứng xử linh hoạt lại tạo ra một sức mạnh tổng hợp.

6.2. Dung hợp và dung hợp văn hóa khu vực: Tam giáo

Sự kết hợp chặt chẽ giữa tính tổng hợp và linh hoạt tạo nên tính dung hợp . Đó là sự tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau lại và biến đổi một cách linh hoạt để tạo nên cái mới. Dung hợp là một dạng tiếp biến văn hóa đặc biệt. Ở trên, ta đã thấy biểu hiện của tính dung hợp trong lĩnh vực ứng phó với môi trường xã hội. Dưới đây, ta xem xét lĩnh vực tận dụng môi trường xã hội để thấy nó ở một tầm cao hơn.

6.2.1. Trước hết. Ta gặp sự dung hợp giữa từng hiện tượng văn hóa ngoại sinh với văn hóa bản địa. Sự dung hợp giữa Phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên sinh ra Tứ pháp thờ Mây- Mưa-Sấm-Chớp [IV-§1.2]. Lối cấu trúc chùa chiền theo kiểu tiền Phật hậu Thần, chất nữ tính của Phật giáo Việt Nam [VI-§2.3]. Nho giáo vào Việt Nam cũng bị truyền thống coi trọng làng và nước, tinh thần dân chủ, v.v làm cho biến đổi [VI-§3.3.4].

Còn Đạo giáo thì. Do vốn gần gũi với tín ngưỡng cổ truyền nên khi vào Việt Nam. Nó bị hòa lẫn đến mức nhiều khi hầu như không nhận ra sự tồn tại của nó [VI-§4]. Truyền thống hoà hợp với tự nhiên. Thờ các vị thần tự nhiên, tôn sùng phụ nữ, còn làm biến đổi cả những tôn giáo cứng rắn như Bàlamôn giáo, Hồi giáo [VI-§1.4] và Kitô giáo [VI-§5.2.1].

6.2.2. Ở mức độ cao hơn là sự dung hợp giữa các hiện tượng văn hóa ngoại sinh [đã được bản địa hóa] với nhau.

Sự dung hợp giữa Phật giáo với Đạo giáo là mối quan hệ bền chặt và lâu đời nhất. Ngay từ giai đoạn chống Bắc thuộc. Hai tôn giáo này đã hòa quyện với nhau trong cuộc sống của người bình dân. Có những nơi. Như đến Ngọc Sơn ở Hà Nội, lúc là chùa [Phật giáo] lúc là đền [Đạo giáo].

Khá nhiều chùa [Phật giáo] thờ các thần của Đạo giáo như Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Quan Công Thời Đinh-Lê-Lí-Trần, nhiều nhà sư đồng thời là đạo sĩ. Triều đình thì trọng dụng cả đạo sĩ lẫn nhà sư. Thiền Phái Trúc Lâm dung hợp tư tưởng Phật với triết lí sống tìm về thiên nhiên của Lão-Trang.

Phật giáo và Nho giáo cũng có quan hệ khá lâu đời. Do ảnh hưởng Phật giáo từ Trung Hoa đã dần dần thay thế cho việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn Độ. Cho nên các nhà sư muốn đọc kinh Phật phải biết chữ Hán, do vậy dễ hiểu là có không ít nhà sư khá tinh thông Nho học.

Thời Đinh-Lê-Lí-Trần. Nhiều trường hợp tài đối đáp cùng vốn tri thức uyên thâm của các nhà sư Việt Nam đã khiến các sứ thần Trung Hoa trọng nể. Thiền phái Thảo Đường dung hợp triết lí Phật giáo với tư tưởng Nho gia, không phải ngẫu nhiên mà phái này có nhiều vua quan đương nhiệm quy y hơn cả [xem VI-§3.1].

6.2.3. Sự chi phối mạnh mẽ của tính dung hợp truyền thống đã khiến cho tôn giáo vào trước mở rộng cửa đón nhận tôn giáo vào sau. Tạo nên một sự hòa hợp rộng rãi. Ngay từ đầu Công nguyên. Phật giáo đã được tín ngưỡng cổ truyền tiếp nhận.

Liền đó Phật giáo cùng tín ngưỡng cổ truyền vui vẻ tiếp nhận Đạo giáo. Rồi tất cả cùng tiếp nhận Nho giáo. Tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên [ba tôn giáo cùng phát nguyên từ một gốc] và Tam giáo đồng quy [ba tôn giáo cùng quy về một đích]. Sự dung hòa Tam giáo là một thực thể hình thành một cách tự nhiên trong tình cảm và việc làm của người dân. Và đến thời Lí- Trần thì được chính quyền công nhận rộng rãi. Triều định tổ chức những kì thi Tam giáo để tìm những người thông thạo cả ba giáo lí ra giúp nước [vào các năm 1195 và 1247].

Người Việt Nam nhận ra rằng Tam giáo mới trông thì khác nhau nhưng nhìn kỹ thì thấy nhiều khi chỉ là những cách diễn đạt khác nhau về cùng một khái niệm. Vua Trần Thái Tông [1218-1277. Ở ngôi 1225-1258] từng chỉ ra rằng. Để khuyến khích con người làm điều thiện. Sách Nho thì dạy thi nhân bố đức. Kính Đạo dạy yêu vật, quý sự sống. Còn Phật thì chủ trương giữ giới, cấm sát sinh.

Hoặc có khi là những phạm trù khác nhau, những biện pháp khác nhau nhằm đến cùng một đích, những cái dụng khác nhau của cùng một thể. Cái khác nhau ấy không mâu thuẫn đối chọi nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Nho giáo lo tổ chức xã hội sao cho quy củ. Đạo giáo lo thể xác con người sao cho mạnh khỏe. Phật giáo lo cho tâm linh con người sao cho thoát khổ.

Bởi vậy mà người dân cần đến cả ba tôn giáo. Họ sử dụng kết hợp chúng theo giới tính, theo các giai đoạn trong cuộc đời. Phụ nữ âm tính hơn thiên về Phật. Đàn ông dương tính hơn thiên về Nho. Cùng một người Việt Nam, khi trai trẻ thì học Nho để ra giúp nước. Khi khổ ải trầm luân thì cầu khấn Phật Trời phù hộ. Khi ốm đau già yếu thì mời đạo sĩ trị bệnh trừ tà hoặc tập luyện dưỡng khí an thần.

Không chỉ trong một đời. Mà ngay trong một ngày cũng có thể gặp biểu hiện của ba tôn giáo nơi một con người. Ở ngay vào thời kì Nho giáo độc tôn. Mà Lê Thánh Tông cũng chỉ bộc lộ chất Nho vào buổi sáng thiết triều, còn buổi chiều thì đi thăm chùa với tâm linh Phật tử, rồi gặp một cô tiên xinh đẹp tài hoa, vua bèn xướng họa rồi cho dựng Vọng Tiên Quán nơi cô bay lên trời để tướng nhớ với tâm hồn của một đạo sĩ. Vua Trần Thái Tông khẳng định. Khi chưa tỏ thì người đời còn lầm lẫn phân biệt Tam Giáo, chừng đạt tới gốc rồi thì cùng ngộ một tâm.

Thời Nguyễn. Nho giáo lại giành địa vị thống trị. Nhưng tinh thần Tam Giáo không phải vì thế mà suy giảm. Số chùa chiền được xây dựng ở các tỉnh phía Nam trong giai đoạn Đại Nam khá nhiều. Nhiều quan lại quý tộc ưa sống cuộc đời ẩn dật gần gũi với thiên nhiên của một đạo sĩ.

Trong những tác phẩm như Truyền Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu đều miêu tả những cảnh đời, những nhân vật chứa đựng một sự hòa quyện Tam giáo sâu sắc. Kiều có người thân như Kim Trọng, Vương Quan đi học rồi làm quan [Nho], luôn bị Đạm Tiên ám ảnh [Đạo], và khi lâm nguy thì được vãi Giác Duyên cứu vớt [Phật]. Lục Vân Tiên xuất thân là Nho sinh, khi gặp nạn thì nương nhờ cửa Phật, và được ông tiên [Đạo] cho thuốc chữa mắt sáng lại.

Thứ tự sắp xếp tam giáo cũng là một cách ứng xử rất tổng hợp và linh hoạt. Trong tên gọi thì Nho giáo đứng đầu với thứ tự Nho-Phật-Đạo. Còn trên hình ảnh [xem, chẳng hạn, hình 6.26] thì bao giờ cũng là Phật Thích Ca ở vị trí trung tâm trang trọng. Lão Tử là bên trái [trái = phương đông- nam: tinh thần nông nghiệp tự nhiên] và Khổng Tử bên phải [phải = phương tây-bắc = tinh thần du mục xã hội]. Hình ảnh đó in sâu vào tâm thức người Việt Nam.

6.2.4. Hơn thế nữa. Người bình dân cũng chẳng cần biết đến Nho giáo.Gần gũi đối với họ trước hết là tín ngưỡng bản địa quen thuộc của cư dân nông nghiệp với truyền thống trọng phụ nữ đạo Thánh Mẫu. Sau nữa là Phật giáo và Đạo giáo. Thế là hình thành một thứ Tam Giáo bình dân. Hòa quyện Đạo Phật, Đạo Lão và Đạo Thánh mẫu [xem bìa 4]. Như vậy. Sự dung hợp diễn ra không chỉ giữa từng tôn giáo ngoại sinh với tín ngưỡng bản địa, giữa các tôn giáo ngoại sinh đã được bản địa hóa với nhau. Mà ở mức độ cao hơn, người Việt Nam đã hòa chung tất cả với nhau thành một khối.

Từ giai đoạn Đại Nam. Tinh thần dung hợp không chỉ giới hạn trong phạm vi truyền thống văn hóa bản địa và Tam Giáo. Mà còn được mở rộng ra để tiếp nhận thêm văn hóa phương Tây.

6.3. Dung hợp văn hóa Đông Tây: Từ lăng Khải Định đến đạo Cao Đài

6.3.1. Trên lĩnh vực văn hóa vật chất. Ta đã thấy sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống dân tộc kín đáo dịu dàng và chất phương Tây táo bạo trong tà áo dài tân thời [V-§2.2]. Sự kết hợp khá hài hòa giữa kiến trúc cổ truyền với kiến trúc hiện đại phương Tây trong nhiều tòa nhà được xây dựng vào thời Pháp [VI-§5.2]. Lăng Khải Định [Huế] có thể xem như một ví dụ khác về tinh thần dung hợp Đông-Tây này.

Về tổng quan [hình 6.27] thì lăng dựa vào thế núi đằng sau và dòng suối uốn lượn quanh co phía trước theo quan niệm phong thủy cổ truyền. Nhưng có xu hướng đặt cao kiểu phương Tây chứ không ở dưới thấp theo truyền thống. Kiến trúc lăng phân chia thành từng khu kế tiếp nhau theo lối truyền thống. Nhưng không trải ra theo bề rộng để hòa mình vào thiên nhiên [như lăng Tự Đức, Minh Mạng]. Mà gói gọn trong một khu nối nhau bằng hệ thống tam cấp lên cao tổng cộng hàng trăm bậc. Kết hợp với kĩ thuật hiện đại như bê tông cốt thép, cột thu lôi, đèn điện tạo nên một tổng thể kiến trúc oai phong bề thế.

Về trang trí nội thất thì. Với chất liệu sành sứ thủy tinh phong phú và sinh động. Các đồ án trang trí từ ngoài vào trong đánh dấu khá rõ ba giai đoạn phát triển ý thức trong một đời người. Phía ngoài là những đồ án mang tính chất trang trí cung đình [Nho] như tứ linh, tứ bình, nhật nguyệt, rồng mây. Vào chính điện. Những môtip trang trí lấy từ bộ bát bửu của đạo Lão xuất hiện mỗi lúc một nhiều lên, thay thế các môtip Nho vắng dần và vầng mặt trời [= thiên tử, Nho] đang lặn xuống.

Hậu điện. Nơi thờ bài vị nhà vua, được trang trí bằng hơn 400 chữ vạn thể hiện mong ước được siêu thoát trong cõi Niết bàn. Đan xen vào kết hợp Tam giáo đó một mặt là hình trang trí những con vật nuôi gần gũi [gà, chuột, chó, mèo] và mặt khác là những vật dụng đại biểu cho văn minh phương Tây như chiếc đồng hồ, cây vợt tennis, li rượu sâm banh, chiếc kính lúp, hộp đựng thuốc lá, cây đèn hoa kì

Không xuất phát từ tư duy tổng hợp tinh thần dung hợp truyền thống, khó có thể chấp nhận được lăng Khải Định [người ta thường đánh giá lăng này là lai căng kệch cỡm], và càng không thể hiểu được một hiện tượng văn hóa khác như đạo Cao Đài

6.3.2. Đạo Cao Đài. Tên gọi đầy đủ là Đại Đạo tam kì phổ độ. Là một tôn giáo dân tộc hình thành vào những năm 20, khi mà hàng loạt phong trào yêu nước lần lượt bị đàn áp, các tôn giáo đã có không đủ lấp chỗ trống trong lòng người. Đạo Cao Đài xuất hiện như một tôn giáo mới trên cơ sở tổng hợp các tôn giáo đã có. Giáo lí Cao Đài giải thích rằng từ xưa. Thượng Đế đã hai lần phổ độ chúng sinh, lập nên các tôn giáo khác nhau phù hợp với phong tục tập quán từng vùng.

Các tôn giáo này tuy đều xuất phát từ cùng một gốc [Thượng đế] và có cùng một mục đích [cứu rỗi chúng sinh] nhưng vì tồn tại riêng rẽ nên dần dần sinh ra mâu thuẫn, tranh giành, xung đột lẫn nhau. Nay điều kiện giao lưu đã dễ dàng, đức Ngọc Hoàng quyết định lập ra tôn giáo mới này để phổ độ lần thứ ba. Đạo Cao Đài không chỉ dung hợp Tam Giáo. Mà còn hướng tới sự dung hợp hết thảy vạn giáo bằng tôn chỉ Van báo nhất xí và Thiên nhân hợp nhất.

Tại kì ba này. Theo giáo lí Cao Đài. Đích thân Thượng Đế làm giáo chủ với danh hiệu Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ-tát Ma-ha-tát. Tự thân danh hiệu này đã là sự tổng hợp của ba tôn giáo cơ bản: Nho [Cao Đài]. Đạo [Tiên Ông]. Phật [Đại Bồ-tát Ma-ha-tát]. Phương tiện liên lạc giữa Cao Đài và các tiên thánh giúp việc Người với các đệ tử là cơ bút [xem VI-§4.2.3]. Đệ tử đầu tiên được đức Cao Đài lựa chọn trao nhiệm vụ chuẩn bị cho việc thành lập đầu là ông Ngô Văn Chiêu [1878-1932]. Thường được biết tới qua đạo hiệu Ngô Minh Chiêu.

Ngày 7-10-1926. 28 tín đồ đại diện kí tên công bố một bản tuyên ngôn thành lập đạo [gọi là Tờ khai đạo]. Lễ ra mắt của Đạo được tổ chức ngày 18-11-1926 tại chùa Từ Lâm ở Gò Kén [Tây Ninh]. Tây Ninh trở thành thủ đô của đạo Cao Đài. Với tòa thánh thật khang trang cùng hàng loạt công trình khác được xây dựng trong các năm 1933-1947 tại một khu vực rộng 10ha với cách quy hoạch khá quy mô. Đạo phát triển nhanh ra Trung Kì, Bắc Kì, Cămpuchia, có văn phòng đại diện tại Paris và đại diện tại Hội Tâm linh học thế giới.

Trong quá trình phát triển. Đạo Cao Đài phân hóa thành nhiều chi phái. Theo số liệu của Ban tôn giáo [1993] thì tới nay có hơn 20 tổ chức với khoảng trên 2 triệu tín đồ. Đạo Cao Đài gồm hai pháp môn: vô vi và phổ độ. Pháp môn phổ độ mang tính phổ thông, dễ theo, mở rộng cửa cho tất cả mọi người. Pháp môn vô vi cao siêu, dành cho một số tín đồ chọn lọc. Phổ độ chủ trì phần xác, vô vi chủ trì phần hồn. Môn đệ phần vô vi không quan tâm đến hình thức thờ cúng ồn ào, không quan tâm đến chức tước phẩm vị.

Đạo Cao Đài rất chú trọng đến các giá trị biểu trưng truyền thống. Số 3 [tam tài] là con số nổi bật hơn cả. Trong số các đạo thì Tam Giáo là cốt lõi. Trong Tam Giáo thì có Tinh Khí Thần. Trong đạo Nho thì Tinh-Khí-Thần là tam cương. Trong đạo Phật là tam bảo. Trong Đạo giáo là tam thanh. Trên bàn thờ luôn có ba thứ: hoa tượng trưng cho tinh, rượu cho khí, trà cho thần.

Trong các thánh thất Cao Đài. Có thể gặp hệ thống tranh tượng thờ mà trên cao nhất là Tam Giáo tổ sư. Tiếp dưới là Tam trấn oai nghiêm với Phật Bà Quan âm đại diện cho Phật đạo. Lí Thái Bạch [nhà thơ đời Đường, được tôn là Thái Bạch Kim Tinh] đại diện cho Lão giáo [Tiên đạo]. Quan Thánh [Quan Vân Trường, được tôn là Hiệp Thiên Đại Đế Quan Thánh Đế Quân] đại diện cho Nho giáo [Nhân đạo]. Ba vị này thay mặt Tam Giáo giúp đức Cao Đài phổ độ chúng sinh.

Các chức sắc trong Cao Đài chia thành 3 phái Ngọc-Thượng-Thái ứng với Tam giáo Nho-Đạo-Phật. Mặc đạo phục 3 màu đỏ-xanh-vàng. Phương pháp tu hành của đạo Cao Đài là tam công [hành đạo giúp đời bằng quả. Rèn luyện bản thân bằng công trình. Tiến hóa tâm linh bằng công phu].

Trong đạo Cao Đài. Tam giáo còn được dung hợp với các tôn giáo Đông-Tây khác. Dưới Tam giáo tổ sư và Tam trấn oai nghiêm. Có Giêsu đại diện cho Thánh đạo và Khương Thái Công [thái sư Khương Tử Nha trong truyện Phong thần] đại diện cho Thần đạo. Phật đạo, Nhân đạo, Tiên đạo, Thánh đạo, Thần đạo đó là Ngũ chi đại đạo [hình 6.28].

Tinh thần tổng hợp Đông-Tây còn bộc lộ qua việc trưng ở đại sảnh tòa thánh Tây Ninh. Bức tranh Tam thánh vẽ nhà tiên tri Việt Nam danh tiếng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng hai đệ tử là nhà thơ Pháp Victor Hugo và nhà cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên. Cả ba vị thánh này [với hào quang trên đầu] cùng hướng tới Thượng Đế mà đồng tâm nói lên ước vọng chung của nhân loại về Lòng nhân ái Tình yêu Lẽ phải viết bằng chữ Hán và chữ Pháp [hình 6.29].

Tuy nhiên, đối với tượng thờ chủ yếu và trên hết của tín đồ Cao Đài là hình mắt trái [hình 6.30]. Bên trái là thái dương [= trời] => mắt trái tượng trưng cho mắt trời, nên được gọi là Thiên nhãn, đặt trên quả cầu vũ trụ [càn khôn]. Biểu tượng cho tâm linh vô hình [tâm tại nhãn], mắt Trời là thống nhất tề khắp mọi nơi, là sản phẩm của tinh thần tổng hợp vạn giáo. Mặt trời soi xét tất cả, không việc gì không biết. Tín đồ nhìn vào Thiên Nhãn thấy như đang nhìn vào chính cõi tâm linh của mình.

Đạo Cao Đài cũng bộc lộ truyền thống âm tính, trọng phụ nữ của văn hóa dân tộc. Bài Thánh ngôn giảng ngày 17-7-1926 có đoạn: Phần các con truyền đạo bao nhiêu nam tức bấy nhiêu nữ. Nam biết thành Tiên Phật chớ nữ lại không sao? Thầy đã nói Bạch ngọc kinh có cả nam cả nữ, mà có phần nữ lấn quyền thế hơn nam nhiều. Bên cạnh Tòa Thánh Tây Ninh là nơi thờ đức Cao Đài [= Thầy, Cha] có Báo Ân Từ là điện thờ Phật Mẫu [= Mẹ = Cửu Thiên Huyền Nữ [Bà Trời] = Diêu Trì Kim Mẫu].

Vùng ngoại ô Tòa Thánh có 60 thánh thất thì cũng có 60 điện thờ Phật Mẫu. Đạo Cao Đài phân bố hai ngày lễ lớn nhất trong năm cho Cha và Mẹ, ông và Bà đó là ngày lễ Đức Chí Tôn 9- 1 [Mồng chín vía Trời, mồng mười vía Đất và ngày lễ Đức Bà 15-8 [Hội yến Diêu Trì]. Lối tư duy Việt Nam truyền thống hướng tới sự hài hòa âm dương lại có dịp được bộc lộ.

Như vậy. Đạo Cao Đài đã xây dựng trên tinh thần dung hợp khá rộng rãi. Đó là sự tổng hợp các tôn giáo. Từ Nho-Phật-Đạo đến cả các tôn giáo phương Tây. Tổng hợp các truyền thống văn hóa dân tộc. Từ việc cầu tiên giáng bút đến lối tư duy bằng các con số biểu trưng, hướng tới sư hài hòa âm dương Chính nhờ sự tổng hợp tạo nên ấn tượng vừa lạ vừa quen ấy mà. Vào thời điểm ra đời đạo Cao Đài đã thu hút được nhiều người [vốn từng là hoặc đang là tín đồ của những tôn giáo khác] tin theo và nhanh chóng phát triển.

6.4. Tích hợp văn hóa Đông Tây với lí tưởng cộng sản: Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh

Tuy nhiên. Sự dung hợp văn hóa Đông -Tây thể hiện qua những hiện tượng vừa nêu còn thiên về hình thức. Tổng hợp ở mức độ nhuần nhuyễn trên cơ sở của một cái nền vững chắc = đó là tích hợp. Điển hình cho một sự tích hợp như thế. Phải kể đến anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh [1890-1969].

Suốt cuộc đời bôn ba năm châu bốn biển. Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh vẫn giữ trọn được những giá trị truyền thống của dân tộc. Tính rộng đồng [đi xa mà vẫn giữ nguyên tình cảm quê hương], gia tộc. Vẫn không quên giọng quê xứ Nghệ. Trở về Kim Liên sau hơn nửa thế kỉ vẫn nhận ra người bạn cùng câu cá thuở ấu thơ]. Lối sống hài hòa thiên về âm tính. Trọng tình [kính già mến trẻ, quý trọng phụ nữ, chung thủy với bạn bè, chan hòa với thiên nhiên, năng khiếu thơ ca].

Hồ Chí Minh mang dấu ấn của cả Nho Phật Đạo. Xuất thân từ một gia đình Nho giáo. Nguyễn Ái Quốc đã học hỏi được rất nhiều ở Nho gia. Trong những bài nói và viết của Người. Có hàng nghìn câu trích dẫn hoặc vận dụng những cách nói của Khổng Tử. Tinh thần nhân ái từ bi của lối sống coi nhẹ hình thức của Lão giáo cũng thể hiện rất rõ trong con người Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh.

Nói chuyện với các nhà báo tháng 1 1946. Người bộc lộ ước mơ rất Việt Nam và rất Lão-Trang của mình. Riêng phần tôi thì làm một các nhà nho nhỏ. Nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với danh lợi. Cuộc sống thanh đạm của Người ở ngôi nhà sàn trong vườn cây, bên ao cá là sự hiện thực hóa một phần ước muốn đó.

Tích hợp được truyền thống phương Đông. Nguyễn ái Quốc Hồ Chí Minh luôn bộc lộ khuynh hướng tư duy tổng hợp, hoài hão tìm kiếm sự thống nhất của vũ trụ. Người rất thích tóm gọn phép ứng xử trong một vài từ: đường lối đoàn kết; cách sống cần kiệm liêm chính; chủ trương dĩ bất biến ứng vạn biến; mục tiêu Độc lập Tự do Hạnh phúc mà Người rút từ chủ nghĩa Tam Dân

Lăn lộn ở trời Tây. Nguyễn ái Quốc đã kết hợp lối tư duy tổng hợp dựa trên cảm tính của truyền thống văn hóa phương Đông. Với phương pháp tư duy phân tích dựa trên lí tính của truyền thống văn hóa phương Tây. Tạo nên một phong cách điều tra tỉ mỉ. Và cách trình bày chặt chẽ đầy sức thuyết phục trong hàng loạt những bài phóng sự, tiểu phẩm, truyện kí của Người.

Không chỉ tổng hợp lối tư duy. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh đã phối hợp cả lối sống cộng đồng coi trọng tập thể của truyền thống Viết Nam với lối sống phương Tây coi trọng cá nhân.

Không chỉ dừng lại ở sự tổng hợp Đông-Tây. Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh còn là người Việt Nam đầu tiên tích hợp các giá tri văn hóa Đông-Tây với tinh hoa của chủ nghĩa Mác. Hồ Chí Minh từng nói với một nhà báo.

Học thuyết Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.

Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.

Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó. Là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao? . Họ đều muốn mở hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên đời này. Nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mĩ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy.

Chính nhờ sức tích hợp tri thức Đông-Tây. Khả năng dung hợp nhuần nhuyễn. Mà Hồ Chí Minh có được một tầm nhìn rộng lớn. Đề ra và giải quyết nhiều vấn đề vượt trước thời đại. Người thấu hiểu vai trò của trí thức, đã trân trọng mời nhiều trí thức Việt kiều về xây dựng đất nước ngay năm 1946. Việc diệt trừ giặc dốt được Người nói đến sau khi tuyên bố độc lập một ngày. Ngày 4- 10-1945. Người phát động phong trào Bình dân học vụ nhằm chống nạn thất học [trong khi UNESCO gần đây mới đặt ra vấn đề xóa nạn mù chữ].

Từ năm 1960. Người đã phát động Tết trồng cây, phong trào trồng cây gây rừng để bảo vệ môi sinh [trong khi UNESCO mãi gần đây mới đề ra chương trình này].

Trên tinh thần dung hợp truyền thống. Trong Sách lược vắn tắt công bố năm 1930. Nguyễn Ái Quốc đã đề ra đường lối đoàn kết rộng rãi toàn dân và xác định phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông để kéo họ đi về phía vô sản giai cấp.

Lúc đó không phải ai cũng hiểu được Người. Có những đồng chí thậm chí đã lên tiếng phê phán Nguyễn Ái Quốc là hữu khuynh. Song thực tiễn cách mạng đã cho thấy. Với Mặt trận Việt Minh. Ta đã giành được độc lập từ tay thực dân Pháp và phát-xít Nhật năm 1945. Mở đầu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Với Chính phủ liên hiệp do Người thành lập năm 1946. Nước Việt Nam non trẻ đã một mình vượt qua hiểm nguy. Đứng vững và tiến hành kháng chiến chống Pháp thành công.

Thực chất. Người đã đi một chặng đường dài từ Ái Quốc đến Chí Minh. Từ một người yêu nước trở thành một người cộng sản sáng suốt. Chính vì sáng suốt cho nên quốc tế rồi mà vẫn rất dân tộc. Tiếp thu văn minh phương Tây rồi mà vẫn phát huy được truyền thống văn hóa phương Đông. Lĩnh hội được lối tư duy lí trí rồi mà vẫn sống rất tình cảm. Viết truyện kí mà vẫn không bỏ thơ ca. Hành động kiên quyết mà vẫn mang một tâm hồn vô cùng lãng mạn. Sau khi tiếp xúc với nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn ái Quốc. Ngay từ năm 1923 nhà báo Nga O. Mandelstamm đã nhận xét: Nguyễn ái Quốc thấm đượm chất văn hóa không phải thứ văn hóa châu Âu, có lẽ đấy là nền văn hóa của tương lai.

Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã trở thành biểu tượng của phong trào giải phóng dân tộc. Cũng không phải ngẫu nhiên. Mà Đại hội đồng UNESCO họp năm 1990 quyết định công nhận Người là Anh hùng giải phóng dân tộc. Và Danh nhân văn hóa. Nghị quyết UNESCO ghi rõ. sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa,giáo dục và nghệ thuật. Là kết tinh truyền thống văn hóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam. Và những tư tưởng của Người là hiện thân những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình.

Trong số ra ngày 13-4- 1998. Tuần báo Mỹ nổi tiếng Time đã bình chọn Hồ Chí Minh. Là một trong số tập 20 nhà lãnh đạo và hoạt động cách mạng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX. Bài giới thiệu tiểu sử Người đăng ở đây có nhan đề. Hồ Chí Minh người kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa cộng sản. Và hoàn thiện nghệ thuật chiến tranh du kích đã nêu lên đúng hai đặc trưng vào loại quan trọng nhất của văn hóa Việt Nam đã hội tụ ở Hồ Chí Minh là tính tổng hợp và tính linh hoạt.

Video liên quan

Chủ Đề