Thiếu máu có nên truyền máu không

1. Chỉ định truyền máu trong những trường hợp nào?

Dưới đây là những trường hợp cần chỉ định truyền máu:

Trường hợp thiếu máu cấp

Bệnh nhân được chỉ định truyền máu khi xảy ra tình trạng thiếu máu cấp ở mức độ nặng hoặc thiếu máu cấp ở mức độ trung bình, nhưng hiện tượng chảy máu vẫn đang tiếp diễn hoặc vẫn còn hiện tượng tán huyết. Cụ thể, thiếu máu cấp được chia thành những mức độ sau:

Mất máu cấp mức độ nhẹ: Bệnh nhân bị mất máu ít hơn 500ml máu được xếp vào tình trạng mất máu nhẹ. Trong khi đó, mạch và huyết áp của bệnh nhân hoàn toàn bình thường, người bệnh tỉnh táo và tiếp xúc tốt.

Khi thực hiện truyền máu và các chế phẩm máu, cần phải thực hiện đúng quy trình

Mất máu cấp tính ở mức độ trung bình: Những trường hợp này bệnh nhân bị mất từ 500 ml đến 1.000ml máu. Đồng thời, mạch của bệnh nhân đập 100 - 120 lần/phút và huyết áp có thể cao hơn 90 mmHg. Tình trạng của bệnh nhân là mệt mỏi, không tỉnh táo và nước tiểu ít hơn bình thường.

Mất máu cấp tính ở mức độ nặng: Là những trường hợp bệnh nhân bị mất máu trên 1.000ml máu. Kèm theo đó là dấu hiệu mạch đập hơn 120 lần/phút, đôi khi không thể bắt mạch và huyết áp có thể bằng 0. Bệnh nhân có biểu hiện choáng, thiểu niệu và thậm chí vô niệu.

Trường hợp thiếu máu mạn tính

Đối với những bệnh nhân mắc phải tình trạng thiếu máu mạn tính thì bác sĩ thường chỉ định truyền máu khi người bệnh ở trạng thái thiếu máu nặng không bù trừ và khi truyền máu chỉ cần nâng Hb lên để bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh, không nâng Hb như mức bình thường. Đối với một số trường hợp huyết sắc tố lớn hơn 7 g% có thể không cần truyền máu.

Các trường hợp truyền máu và an toàn truyền máu

Máu và các chế phẩm của máu được sử dụng rộng rãi trong trị liệu nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác với mục đích bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu, bồi hoàn thành phần thiếu của máu hoặc để hồi sức cho bệnh nhân khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương.

Đặc biệt trong sản khoa, chảy máu khichuyển dạvà khi sinh là một biến chứng thường gặp, rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời xử lý và hồi sức tốt, sản phụ có thể tử vong rất nhanh.

Phản ứng truyền máu tan máu cấp

Khoảng 20 người chết hàng năm ở Mỹ do phản ứng truyền máu tan máu cấp [AHTR]. AHTR thường là kết quả từ kháng thể huyết tương người nhận với các kháng nguyên hồng cầu của người cho. Bất đồng nhóm máu ABO là nguyên nhân phổ biến nhất của AHTR. Các kháng thể chống lại các kháng nguyên nhóm máu khác ngoài ABO cũng có thể gây ra AHTR. Mất nhãn nhóm máu người nhận trên mẫu máu và không đối chiếu với sản phẩm máu của người cho trước khi truyền máu là nguyên nhân thường gặp.

Tan máu nội mạch gây ra hemoglobin niệu với các mức độ suy thận cấp và có thể cả đông máu nội mạch rải rác [DIC]. Mức độ nghiêm trọng của AHTR phụ thuộc vào mức độ không hòa hợp, lượng máu cung cấp, tốc độ truyền và sự toàn vẹn của thận, gan và tim. Giai đoạn cấp tính thường phát triển trong vòng 1 giờ sau khi truyền, nhưng có thể xảy ra muộn hơn trong quá trình truyền máu hoặc ngay sau khi vừa truyền. Khởi phát thường đột ngột. Bệnh nhân có thể phàn nàn về sự khó chịu và lo lắng. Khó thở, sốt, ớn lạnh, đỏ mặt, và đau dữ dội có thể xảy ra, đặc biệt là ở vùng thắt lưng. Có thể tiến triển sốc, mạch nhanh yếu, lạnh, da lạnh ẩm, huyết áp thấp, và buồn nôn và nôn. Có thể vàng da sau khi tan máu cấp.

Nếu AHTR xảy ra trong khi bệnh nhân đang gây mê, triệu chứng duy nhất có thể là hạ huyết áp, chảy máu không kiểm soát được từ chỗ rạch và niêm mạc do DIC, hoặc nước tiểu sẫm màu phản ánh có hemoglobin niệu.

Nếu nghi ngờ AHTR, một trong những bước đầu tiên là kiểm tra lại mẫu và xác định bệnh nhân. Chẩn đoán xác định bằng xét nghiệm kháng globulin trực tiếp dương tính, định lượng Hb niệu, LDH huyết thanh, bilirubin, và haptoglobin. Tan máu nội mạch tạo ra Hb tự do trong huyết tương và nước tiểu; nồng độ haptoglobin rất thấp. Có thể tăng bilirubin.

Sau giai đoạn cấp tính, mức độ tổn thương thận cấp tính có giá trị tiên lượng. Tiểu nhiều và giảm BUN thường báo hiệu phục hồi. Suy thận kéo dài là không bình thường. Thiểu niệu kéo dài và sốc là dấu hiệu tiên lượng xấu.

Nếu nghi ngờ AHTR, nên ngừng truyền máu và bắt đầu điều trị hỗ trợ. Mục tiêu của điều trị ban đầu là đạt được và duy trì huyết áp và lưu lượng máu qua thận hợp lý với dung dịch muối IV 0,9% và furosemide. Truyền muối để duy trì lượng nước tiểu là 100 mL / h trong 24 giờ. Liều furosemide ban đầu là 40-80 mg [1-2 mg / kg ở trẻ em], với liều sau điều trị để duy trì dòng nước tiểu > 100 mL / h trong ngày đầu tiên.

Thận trọng khi điều trị thuốc hạ áp. Chống chỉ định thuốc co mạch do làm giảm lưu lượng máu của thận [vd., epinephrine, norepinephrine, liều cao dopamine]. Trong trường hợp cần thiết, thường sử dụng dopamine 2 đến 5 mcg / kg / phút.

Cần mời hội chẩn bác sỹ chuyên khoa thận sớm, đặc biệt nếu không có đáp ứng thuốc lợi tiểu trong vòng 2-3 giờ sau khi bắt đầu điều trị, có thể do hoại tử ống cấp tính. Có thể chống chỉ định truyền dịch và lợi tiểu, có thể cần thẩm phân thận sớm.

Lịch sử

Bệnh sử

  • Các yếu tố nguy cơ đặc biệt của thiếu máu

  • Triệu chứng của thiếu máu

  • Các triệu chứng phản ánh rối loạn gây thiếu máu

Yếu tố nguy cơ thiếu máu

Thiếu máu có nhiều yếu tố nguy cơ. Ví dụ, một chế độ ăn chay hay gây thiếu máu do thiếu vitamin B12, trong khi đó chứng nghiện rượu làm tăng nguy cơ thiếu máu do thiếu folate. Một số bệnh huyết sắc tố di truyền, và một số loại thuốc có thể gây tan máu. Ung thư, thấp khớp, và các chứng viêm mạn tính có thể ức chế hoạt động của tủy xương hoặc làm to lách.

Triệu chứng thiếu máu

Các triệu chứng thiếu máu không đặc trưng cho từng loại thiếu máu do đó khó phân biệt từng loại Các triệu chứng phản ánh sự đáp ứng còn bù với thiếu oxy mô và thường tăng lên khi lượng Hb giảm xuống dưới mức cơ bản. Các triệu chứng nhìn chung rõ rệt hơn ở những bệnh nhân có chức năng tim phổi hạn chế hoặc nếu thiếu máu tốc độ rất nhanh

Các triệu chứng như yếu, mệt mỏi, buồn ngủ, đau thắt ngực, ngất và khó thở khi gắng sức có thể cho thấy thiếu máu. Có thể có biểu hiện chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu, ù tai rụng tóc, mất kinh, mất ham muốn tình dục. Suy tim hoặc sốc có thể xẩy ra ở những bệnh nhân bị thiếu oxy mô nghiêm trọng hoặc giảm thể tích tuần hoàn.

Các triệu chứng gợi ý nguyên nhân gây thiếu máu

Một số triệu chứng có thể gợi ý nguyên nhân của thiếu máu. Ví dụ, phân đen, chảy máu mũi, chảy máu trực tràng, nôn ra máu hoặc rong kinh cho thấy nguyên nhân do chảy máu. Vàng da và nước tiểu sẫm màu, khi không có bệnh gan, cho thấy nguyên nhân do tan máu. Sụt cân có thể nghĩ đến ung thư. Tổn thương xương, hoặc đau ngực có thể gặp ở bệnh hồng cầu hình liềm, co giật gặp khi thiếu vitamin B12

Tìm hiểu về chỉ định truyền máu

CN. Nguyễn Kim Oanh
K. Xét nghiệm – BV Từ Dũ

Máu và các chế phẩm của máu được sử dụng rộng rãi trong trị liệu nội, ngoại, sản, nhi và các chuyên khoa khác với mục đích bồi hoàn thể tích tuần hoàn máu, bồi hoàn thành phần thiếu của máu hoặc để hồi sức cho bệnh nhân khi dùng thuốc hóa trị có ảnh hưởng đến tủy xương. Đặc biệt trong sản khoa, chảy máu khi chuyển dạ và khi sinh là một biến chứng thường gặp, rất nguy hiểm. Nếu không kịp thời xử lý và hồi sức tốt, sản phụ có thể tử vong rất nhanh.

Ảnh do tác giả cung cấp.

Trường hợp nào cần truyền máu?
1. Thiếu máu cấp

- Chỉ định truyền máu khi thiếu máu cấp ở mức độ nặng và mức độ trung bình nhưng vẫn còn chảy máu hoặc còn tán huyết.

- Thiếu máu cấp được chia theo mức độ sau:

Mất máu nhẹ: - < 500ml máu.
- Mạch và huyết áp bình thường.
- Bệnh nhân tỉnh và tiếp xúc tốt.

Mất máu trung bình: - 500 – 1000ml.
- Mạch:100-120lần/phút, huyết áp > 90mmHg.
- Bệnh nhân mệt, lơ mơ, nước tiểu giảm.

Mất máu nặng: - > 1000ml máu.
- Mạch > 120lần/phút hoặc không bắt được, huyết áp có thể bằng 0.
- Bệnh nhân choáng, thiểu niệu hoặc vô niệu.

2. Thiếu máu mãn
Chỉ định truyền máu khi bệnh nhân thiếu máu nặng không bù trừ, chỉ cần nâng Hb lên để cải thiện lâm sàng, không nâng lên đủ như bình thường. Khi huyết sắc tố >7 g% thì không cần truyền máu.

Chỉ định truyền máu hợp lý với các chế phẩm của máu
1. Máu toàn phần
- Một đơn vị máu toàn phần có 250ml, gồm 200ml máu và 50ml chất chống đông.
- Truyền 1 đơn vị máu nâng Hct thêm 2%
- Truyền máu phải được tiến hành trong vòng 30 phút từ khi lấy ra khỏi tủ lạnh.

  • Chỉ định
    - Những trường hợp mất máu cấp có tụt huyết áp.
    - Truyền thay máu.
    - Thiếu máu tán huyết ở trẻ sơ sinh.

2. Hồng cầu lắng
- Một đơn vị hồng cầu lắng có 125ml hồng cầu, không có huyết tương.
- Truyền 1 đơn vị hồng cầu lắng cho người 60kg sẽ tăng thêm Hct từ 3-4 %.

  • Chỉ định
- Cần bù lượng hồng cầu cho bệnh nhân, không cần nâng thể tích máu.
- Bệnh nhân thiếu máu nhưng dễ có nguy cơ tuần hoàn quá mức: người già, trẻ em, bệnh tim phổi mãn tính.

3. Tiểu cầu đậm đặc
- Lấy từ túi máu người cho,1 đơn vị tiểu cầu chứa 30ml tiểu cầu, 6 đơn vị tạo thành một cúp tiểu cầu.
- Liều lượng: 1 đơn vị tiểu cầu đậm đặc / 10kg.

  • Chỉ định
Điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu, giảm chức năng tiểu cầu.

4. Huyết tương đông lạnh
- Được lấy trong vòng 6 giờ sau khi rút máu người cho và làm đông lạnh.
- Trước khi sử dụng phải rã đông ở nhiệt độ 30-37oC, nếu vượt quá 37oC sẽ làm hủy các yếu tố đông máu và các protein.
- Liều lượng: 15ml/kg.

  • Chỉ định
- Suy gan.
- Thiếu các yếu tố đông máu.
- Đông máu nội mạch lan tỏa.

5. Kết tủa lạnh.
Tách từ huyết tương tươi đông lạnh, chứa ½ hàm lượng yếu tố VIII và fibrinogen của người cho.

  • Chỉ định
- Thiếu yếu tố VIII.
- Bệnh Von Willebrand.
- Thiếu yếu tố XIII, fibrinogen.

Tiêu chuẩn đối với người muốn cho máu

Ảnh do tác giả cung cấp.

- Nam: Tuổi từ 18 – 60, nặng > 45 kg.
- Nữ : Tuổi từ 18 – 55, nặng > 42 kg.
- Người cho máu phải hoàn toàn tự nguyện và khỏe mạnh.
- Mạch: 60 nhịp < Mạch 110g/l, tốt nhất > 125g/l.
- Có kết quả xét nghiệm âm tính đối với 5 loại bệnh: HIV/AIDS, viêm gan B, viêm gan C, sốt rét và giang mai.

Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Huyết học, bộ môn xét nhiệm, ĐH Y Dược TP.HCM [2005].
2. Lâm sàng huyết học, chủ biên: PGS TrầnVăn Bé, nhà xuất bản Y học.

Video liên quan

Chủ Đề