Theo Anh chi chi tiết cây đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì

Ý nghĩa của tiếng đàn và ý nghĩa của niêu cơm trong truyện Thạch Sanh được hiểu như thế nào? Tìm hiểu ngay về ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm.

Thạch Sanh là câu chuyện quen thuộc, có sử dụng nhiều yếu tố kỳ ảo như âm thanh tiếng đàn và hình ảnh niêu cơm. Vậy ý nghĩa của hai yếu tố tiếng đàn và hình ảnh niêu cơm là gì? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

Ý nghĩa của tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh

Tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh mang đến sự kỳ lạ bởi nhờ có tiếng đàn mà đã giúp cho công chúa biết nói. Bên cạnh đó tiếng đàn kì ảo này còn vạch trần bộ mặt độc ác, thâm độc của nhân vật Lý Thông. Âm thanh này còn giúp cho Thạch Sanh chiến thắng cái ác đưa chính nghĩa trở về trong lần đánh với 18 nước chư hầu.

Ý nghĩa của tiếng đàn trong truyện Thạch Sanh là gì?

Tiếng đàn này không đơn thuần chỉ là âm thanh bình thường mà còn là âm thanh của chính nghĩa, hòa bình, yêu nước xua tan bọn giặc thù.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

Ý nghĩa của niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

Hình ảnh nổi niêu cơm mang một ý nghĩa tuyệt vời, nó thể hiện tấm lòng nhân đạo, thánh thiện. Cũng như thể hiện một mong muốn được sống trong tự do, độc lập của nhân dân. Chi tiết này trong truyện đồng thời miêu tả sự thông minh, tài năng của nhân vật Thạch Sanh.

Ý nghĩa của tiếng đàn và ý nghĩa của niêu cơm trong truyện Thạch sanh đã được giải thích trong bài viết trên. Hy vọng sẽ giúp các em nắm bắt được kiến thức và nội dung một cách tốt hơn. Chúc các em học tốt.

  • Xem thêm: Tóm tắt truyện và ý nghĩa hình tượng Sơn Tinh Thủy Tinh
Văn Học Lớp 6 -

Đề bài: Em hãy phân tích nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

Mục Lục bài viết:
I. Dàn ý chi tiết
II. Bài văn mẫu

Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh
 

I. Dàn ý Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh [Chuẩn]

1. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện và chi tiết thần kì trong truyện: Truyện cổ tích "Thạch Sanh" không chỉ hấp dẫn bởi những tình huống độc đáo, nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn cuốn hút bởi nhiều chi tiết li kì. Tiếng đàn và niêu cơm thần là những chi tiết đắt giá nhất.

2. Thân bài

*Chi tiết tiếng đàn- Tiếng đàn xuất hiện trong văn bản hai lần

- Tiếng đàn cất lên trong chốn ngục tù tăm tối

  • Là "liều thuốc" chữa căn bệnh câm cho công chúa
  • Thạch Sanh được giải oan và trở thành vị hôn phu của công chúa

>> Xem chi tiết Dàn ý Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh tại đây.
 

II. Bài văn mẫu Phân tích ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh [Chuẩn]

Truyện cổ tích "Thạch Sanh" là câu chuyện quen thuộc trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện không chỉ hấp dẫn bởi những tình huống độc đáo, nội dung tư tưởng sâu sắc mà còn cuốn hút bởi nhiều chi tiết li kì, trong đó, tiếng đàn và niêu cơm thần là những chi tiết đắt giá nhất.

Tiếng đàn xuất hiện trong văn bản hai lần. Lần thứ nhất là khi Thạch Sanh bị hồn chằn tinh và đại bàng quay về báo thù, chàng bị bắt vào tù, trong ngục tù vì buồn bã và cô đơn, Thạch Sanh đem cây đàn ra gảy. Tiếng đàn cất lên trong chốn ngục tù tăm tối là "liều thuốc" chữa căn bệnh câm cho công chúa, nhờ tiếng đàn mà chàng được giải oan và trở thành vị hôn phu của công chúa. Như vậy, tiếng đàn ở đây là tiếng đàn minh oan cũng là tiếng đàn đoàn tụ, là những khát khao của hạnh phúc đôi lứa tốt đẹp. Tiếng đàn còn mang sức mạnh của công lý, đứng về lẽ phải, về phía những người lương thiện. Tiếng đàn được vang lên từ bàn tay của một người có tài năng với tấm lòng thiết tha và lương thiện như một sự ngợi ca chân lý và khát vọng công lý của nhân dân.

Tiếng đàn vang lên lần thứ hai là trước mặt quân xâm lược, bọn quân sĩ của mười tám nước chư hầu. Tiếng đàn khơi gợi nỗi nhớ quê hương da diết, tiếng đàn đánh thức lương tri, lòng nhân ái trong mỗi con người. Là sức mạnh tinh thần lớn lao cảm hoá quân thù. Tiếng đàn ấy làm cho binh sĩ phải bủn rủn tay chân khiến họ phải chấp nhận hàng phục mà không hề phải vung đao đánh trận. Đó là tiếng đàn đại diện cho hoà bình và thể hiện khát khao hoà bình của nhân dân ta.

Chi tiết niêu cơm thần cũng là một chi tiết đặc sắc. Niêu cơm chiêu đãi quân sĩ ăn mãi không hết, ăn xong lại đầy. Niêu cơm ẩn dụ cho sức mạnh to lớn và lòng yêu nước của dân tộc ta mãi mãi vững bền không bao giờ cạn. Nó còn đại diện cho tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhân dân ta.

Mỗi chi tiết đều mang những giá trị to lớn góp phần thể hiện những mong ước và quan niệm của nhân dân. Một lần nữa khẳng định chân lý "ở hiền gặp lành" và mong ước một xã hội công bằng, hoà bình và giàu tình thương.

----------------HẾT-----------------

Cùng với việc tìm hiểu Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh, các em có thể tham khảo thêm: Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh, Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thạch Sanh,Kể lại chiến công bắn giết Đại Bàng của Thạch Sanh, Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời của chú Bọ Hung.

Sự xuất hiện của những chi tiết kì ảo trong truyện Thạch Sanh có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra sức hấp dẫn và truyền tải ý nghĩa cho câu chuyện. Các em hãy cùng phân tích truyện Thạch Sanh để cùng tìm hiểu Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh- 2 chi tiết nghệ thuật đặc sắc nhất trong câu chuyện.

Sơ đồ tư duy truyện Thạch Sanh Phân tích truyện cổ tích Thạch Sanh Kể lại truyện cổ tích Thạch Sanh bằng lời văn của em Phân tích nhân vật Lý thông trong truyện Thạch Sanh Phân tích nhân vật Thạch Sanh Kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời kể của Lý Thông

Chi tiết cây đàn của Thạch Sanh có ý nghĩa gì ?

Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.

Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

TruyệnThạch Sanh có rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảotrong đó có tiếng đàn và niêu cơm đãi chư hầu 18 nước,vậy ý nghĩa của các chi tiết thần kì đó là gì ? qua hướng dẫn sau đây các em sẽ hiểu rõ tác dụng của các chi tiết đó.

Ý nghĩa 2 chi tiết tiếng đàn, niêu cơm truyện Thạch Sanh

– Tiếng đàn

Tiếng đàn Thạch Sanh có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

Xem thêm >>> Soạn bài Ý nghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh

–Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

Qua bài viết trên về ýnghĩa của tiếng đàn và niêu cơm trong truyện Thạch Sanh, mời các bạn xem thêm bài hướng dẫn tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn và hay nhất.

Lớp 6 -

Bài Làm:

Chi tiết tiếng đàn trong câu chuyện này có nhiều ý nghĩa: 

  • Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc.
  • Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

=> Qua đó cho thấy Thạch Sanh là người có vẻ đạp tâm hồn thuần khiết, hình lành, lương thiện 

Video liên quan

Chủ Đề