Theo em hòa bình hữu nghị và hợp tác có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Độc lập dân tộc gắn chặt với bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước là tư tưởng chủ đạo, chi phối toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng lớn này đã được thể hiện rõ trong Tuyên ngôn Độc lập mà cách đây 73 năm, ngày 2/9/1945, Người đã thông báo trước thế giới: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập ngảy 2/9/1945 [Ảnh: tư liệu]

Độc lập dân tộc - tư tưởng chủ đạo

Chủ tịch Hồ Chí Minh bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng trong bối cảnh nước mất, nhà tan. Tận mắt chứng kiến sự áp bức, thống trị tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc, Người kết luận: Thế giới dù vô cùng bao la, nhân loại dù vô cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ có hai giống người: Đi bóc lột và bị bóc lột.

Trong suốt sự nghiệp đấu tranh cách mạng, Hồ Chí Minh luôn thể hiện quan điểm đấu tranh giành độc lập dân tộc. Năm 1941, chủ trì Hội nghị Trung ương 8 của Đảng, Người khẳng định rõ: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy”. Thể hiện mãnh liệt ý chí, quyết tâm đối với cuộc vệ quốc vĩ đại trước sự xâm lăng tàn bạo của kẻ thù, Hồ Chí Minh nói: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo quân - dân ta đánh đuổi thực dân, đế quốc; giành độc lập, thống nhất đất nước [ Trong ảnh: Đoàn xe tăng quân giải phóng tiến vào dinh Độc lập. Ảnh tư liệu]

Khi tiếng súng kháng chiến của nhân dân Nam Bộ vang lên, trái tim của vị lãnh tụ, người cha đẻ của cách mạng Việt Nam đầy âu lo, trăn trở. Để động viên nhân dân miền Nam và tỏ rõ quan điểm của Chính phủ cách mạng, Người tuyên bố với toàn thể dân tộc: “Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam”.

Tính thống nhất lâu đời và bền vững của dân tộc Việt Nam đã ăn sâu trong máu thịt của Hồ Chí Minh, được thể hiện rõ ràng, nhất quán trong các tuyên bố của Người trước thế giới. Người đã từng nói rõ: “Trung, Nam, Bắc đều là đất nước Việt Nam. Chúng ta đều chung một tổ tiên, dòng họ, đều là ruột thịt, anh em… Cũng như nước Pháp có Noóc-măng-đi, Prô-văng-xơ, Bô-xơ. Không ai có thể chia rẽ con một nhà, không ai có thể chia rẽ nước Pháp thì không ai có thể chia rẽ nước Việt Nam”.

Chính ý thức độc lập dân tộc, sự vẹn toàn của một đất nước thống nhất đã giúp cho Người tỉnh táo, sáng suốt lãnh đạo Đảng ta, khơi dậy tư tưởng, tình cảm, ý thức dân tộc của nhân dân ta, vượt qua các cuộc trường chinh gian khổ, giành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc.

Bảo vệ toàn vẹn chủ quyền là nguyên tắc bất biến

Trong nhiều thập kỷ qua, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta với tầm nhìn chiến lược đã có nhiều quyết sách quan trọng nhằm giữ vững chủ quyền, lãnh thổ đất nước và giữ hòa hiếu với các nước láng giềng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: Biên giới quốc gia là địa bàn chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam, gắn liền với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập, cùng phát triển, biên giới vừa là vị trí hiểm yếu, phên dậu bảo vệ của một quốc gia, vừa bảo đảm lưu thông hàng hóa, phát triển kinh tế, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác với các nước bạn.

Tuy nhiên, biên giới luôn là nơi mà kẻ thù thường xuyên để mắt nhòm ngó. Vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi việc chỉ đạo bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của công cuộc xây dựng đất nước. Nhiều lần Người căn dặn, nhắc nhở các địa phương, các lực lượng quân đội, công an phải luôn coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Bác Hồ về thăm bà con Pác Bó [Hà Quảng, Cao Bằng] tháng 2/1961.[ Ảnh tư liệu]

Tháng 2/1961, Người trở lại thăm tỉnh Cao Bằng, nơi 20 năm trước, Người đã đặt chân lên cột mốc 108 của Tổ quốc. Bồi hồi, xúc động, Người căn dặn: “Đây là mảnh đất tuyến đầu biên giới, qua cuộc đấu tranh vô cùng gian khổ nhưng rất anh dũng mới có độc lập, hòa bình, nên phải xây dựng và bảo vệ cho tốt”.

Nhiều lần đến thăm các đơn vị, địa phương vùng biên giới, Người luôn nhắc nhở phải nâng cao cảnh giác, đề phòng. Người nói: “Giữ nhà phải cảnh giác, phải có cửa, có khóa để ngăn ngừa bọn trộm cắp. Giữ nước càng phải cảnh giác để ngăn ngừa bọn đế quốc và bè lũ tay sai phá hoại thành quả của cách mạng”.

Bất luận lúc nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng luôn coi trọng đoàn kết quốc tế, giữ vững mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị là nguyên tắc bất di bất dịch.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trân trọng mối tình đoàn kết, hữu nghị, sự cưu mang, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đối với nhân dân ta. Đặc biệt, đối với nhân dân các nước láng giềng, cùng chung biên giới, có mối quan hệ mật thiết từ lâu đời, Người càng coi trọng, căn dặn quân và dân ta phải hết lòng vun đắp, giữ gìn mối quan hệ hữu hảo, bền lâu.

Lịch sử quan hệ ngoại giao, nhất là với các nước láng giềng không phải không có những khúc quanh, những suối ngầm, thác dữ. Song, tuân theo di huấn của Bác Hồ, Đảng, Nhà nước, nhân dân ta luôn trung thành với truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, nghiêm chỉnh chấp hành các công ước, hiệp định của quốc tế về biên giới nhằm duy trì mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác; giữ vững độc lập, chủ quyền, lãnh thổ quốc gia trong mọi hoàn cảnh.

Theo baohatinh.vn

PGS.TS DƯƠNG VĂN QUẢNG: HỢP TÁC VỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIÚP TĂNG CƯỜNG TÌNH ĐOÀN KẾT GIỮA HAI DÂN TỘC VIỆT - LÀO ANH EM

25/07/2022 08:16

Năm 2022 là Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước. Chia sẻ về sự kiện ý nghĩa này, PGS. TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO khẳng định, thành quả đạt được trong hợp tác về đào tạo và giáo dục đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước Lào, đồng thời còn đóng vai trò tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Lào: Không ngừng vun đắp quan hệ hai quốc hội tương xứng với quan hệ hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào

Quan hệ hữu nghị Việt – Làolà mốiquan hệ hữu nghịtruyền thống, đoàn kết đặc biệt vàhợp tác toàn diện, được tiếp nối từ truyền thống lịch sử và đang mở ra những cơ hội phát triển mới cho cả hai nước trong tương lai. Mối quan hệ nàyluôn có vị trí ưu tiên hàng đầu trong đường lối, chính sách đối ngoại của hai nước.Năm 2022 làNăm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào, kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước. Việt Nam và Lào đang không ngừng củng cố, làm sâu sắc hơn nữa trụ cột quan hệ chính trị để tiếp tục giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể quan hệ hợp tác, tiếp tục thúc đẩy hợp tácngày càng chặt chẽ để góp phần quan trọng giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, mở rộng và nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, kết nối kinh tế, cơ sở hạ tầng nhằm củng cố nền tảng lâu dài, vững chắc cho quan hệ hai nước.

Bên cạnh đó, hướng về tương lai, Việt Nam và Lào tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả nội lực của hai nước và các nguồn lực bên ngoài cho hợp tác và kết nối kinh tế Việt Nam-Lào cả về hạ tầng cứng và hạ tầng mềm, ưu tiên cao cho tăng cường kết nối hạ tầng đường bộ, đường sắt, năng lượng, viễn thông, kinh tế số... Quan tâm đến mối quan hệ truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện này,PGS. TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Lào làtrường hợp đặc biệt có một không hai trong lịch sử quan hệ quốc tế đương đại, đồng thời nhấn mạnh,thành quả đạt được trong hợp tác về đào tạo và giáo dục đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước Lào, đồng thời còn đóng vai trò tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam anh em.

PGS. TS. Dương Văn Quảng, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Singapore và UNESCO

Phóng viên: Trải qua 60 năm kể từ khi chính thức thiết lập, mối quan hệ Việt Nam – Lào ngày càng đoàn kết, gắn bó, keo sơn được chứng minh suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. Ông có nhận định gì về sự phát triển của mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp này?

PGS.TS Dương Văn Quảng: Có thể nói quan hệ Việt Nam –Lào trong 60 năm qua là trường hợp đặc biệt có một không hai trong lịch sử quan hệ quốc tế đương đại. Đúng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá trong Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao [5/9/1962 – 5/9/2022], 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác giữa hai nước [18/7/1977- 18/7/2022]:quan hệ hai nước Việt Nam – Lào “không chỉ là hai nước láng giếng, mà là hai nước anh em ruột thịt, đồng chí”, quan hệ đặc biệt Việt - Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong trực tiếp đặt nền móng, được dày công gây dựng, giữ gìn, vun đắp bằng mồ hôi, công sức và cả xương máu của các thế hệ quân và dân hai nước thực sự trở thành tài sản vô giá được thế hệ trẻ ngày nay nhận thức và hiểu rõ ý nghĩa quan hệ hai nước; đồng thời ý thức được trách nhiệm của thế hệ trẻ trong giữ gìn và vun đắp quan hệ hai nước. Trong bối cảnh quốc tế phức tạp với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa bảo hộ, mối quan hệ mẫu mực, vô cùng trong sáng, hết mực thuỷ chung giữa hai Đảng, hai Nhà nước và Nhân dân hai nước Việt Nam và Lào là một điều đáng tự hào cho mỗi người dân hai nước.

Nhân dân Việt Nam mãi mãi ghi nhớ và trân trọng sự giúp đỡ quý báu của nhân dân Lào dành cho nhân dân Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam luôn coi việc gìn giữ và phát triển mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào là trách nhiệm và cũng là mệnh lệnh từ trái tim mình. Trong suốt quá trình xây dựng, trưởng thành, Đảng, Nhà nước và Quốc hội Việt Nam đã luôn dành cho Lào sự hỗ trợ to lớn trong công cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước trước đây và trong xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. Tòa nhà Quốc hội Lào – món quà của Đảng, Nhà nước Quốc hội Việt Nam đã trở thành biểu tượng nổi bật, thể hiện cho quan hệ hữu nghị đặc biệt hai nước.

Những thành tựu nổi bật trong suốt những chặng đường lịch sử song hành 60 năm qua là nền tảng để hai nước Việt Nam – Lào cùng nhau mãi mãi gìn giữ mối quan hệ thuỷ chung, son sắt, trong sáng - một tài sản vô giá của hai dân tộc - cho muôn đời sau.

Phóng viên: Năm 2022 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam và Lào, khi hàng loạt hoạt động có ý nghĩa đã, đang và sẽ được tổ chức nhằm kỷ niệm 60 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm ký kết Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác. Ông có chia sẻ gì về các hoạt động này?

PGS.TS Dương Văn Quảng: Năm 2022 được chọn là Năm Đoàn kết Hữu nghị Việt Nam – Lào. Theo dõi các hoạt động ngoại giao, tôi nhận thấy hai bên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho sự kiện nhiều ý nghĩa này, các hoạt động ngoại giao song phương giữa hai nước đã diễn ra sôi động trên nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau ở mọi cấp từ địa phương đến trung ương.

Ngay từ cuối năm 2021, Chủ tịch Quốc hội Xaysomphone Phomvihane và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Đáng chú ý, Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của đồng chí Xaysomphone Phomvihane trên cương vị Chủ tịch Quốc hội Lào, cũng là chuyến thăm trực tiếp đầu tiên của một lãnh đạo Quốc hội nước ngoài đến Việt Nam kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV. Qua chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Lào, lãnh đạo Quốc hội hai nước một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, mối quan hệ thủy chung và đặc biệt hiếm có trên thế giới, di sản vô giá của cả hai dân tộc cần tiếp tục gìn giữ và phát triển. Tiếp đón Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định: “Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đang phát triển hết sức nhanh chóng, phức tạp và khó lường, tình cảm thủy chung, son sắt giữa hai đất nước, hai dân tộc Việt - Lào không bao giờ thay đổi và ngày càng được củng cố, ăn sâu, bám rễ trong mỗi tầng lớp Nhân dân.”

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane

Chỉ vài tháng sau sự kiện này, Tháng 5/2022, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Lào. Đây cũng là đoàn đại biểu cấp cao cơ quan lập pháp nước ngoài đầu tiên sang thăm và làm việc tại Lào kể từ khi Lào tổ chức thành công bầu cử quốc hội khóa IX. Trong hội đàm Chủ tịch Quốc hội hai nước đã nhất trí đẩy mạnh trao đổi đoàn, tiếp xúc giữa Lãnh đạo Quốc hội và giữa các Ủy ban của Quốc hội hai nước; phối hợp tổ chức các hội nghị, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động của Quốc hội cũng như trong xử lý các vấn đề nhằm bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và xây dựng các khuôn khổ pháp luật chuyên ngành nhằm hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế; hợp tác chặt chẽ trong việc giám sát, thúc đẩy thực hiện hiệu quả về thực hiện Thỏa thuận, Kế hoạch hợp tác giữa hai Chính phủ. Đặc biệt, hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào giai đoạn 2022-2026, làm cơ sở pháp lý tiếp tục thúc đẩy hợp tác hiệu quả và thiết thực giữa các cơ quan của Quốc hội, tăng cường trao đổi, hợp tác trên các diễn đàn nghị viện khu vực và thế giới.

Trong tháng 7/2022, Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sommad Pholsena cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Lào Sounthone Xayachak cũng lần lượt thăm Việt Nam, hội đàm và gặp gỡ lãnh đạo Quốc hội Việt Nam, các Ủy ban của Quốc hội, thăm một số địa phương, ban ngành, thảo luận nhiều vấn đề quan trọng nhằm cụ thể hóa và thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Quốc hội, tăng cường hợp tác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trao đổi kinh nghiệm giải quyết các vấn đề nóng trong phục hồi kinh tế sau đại dịch giữa bối cảnh quốc tế phức tạp. Các chuyến thăm này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện sự tin cậy chính trị của Đảng, Nhà nước và Quốc hội hai nước trong Năm Đoàn kết – Hữu nghị Việt Nam – Lào 2022; đồng thời làm sâu sắc thêm kết quả những chuyến thăm chính thức tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane và tại Lào của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Nhiều hoạt động ngoại giao diễn ra liên tục và sôi động, nhưng điều ấn tượng nhất đối với tôi là lễ kỷ niệm 60 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và 45 năm Ngày ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam – Lào vừa được tổ chức tại Hà Nội. Tại buổi lễ này, Phó Chủ tịch nước Lào Bounthong Chitmany đã trao Huân chương Vàng quốc gia - huân chương cao quý nhất của Nhà nước Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào - cho Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Đây là sự trân trọng, ghi nhận xứng đáng của Nhà nước Lào anh em, tiếp tục củng cố tăng cường mối quan hệ hai nước, cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, hỗ trợ lẫn nhau xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, hiệu quả.

Phóng viên: Đảng, Nhà nước Việt Nam và Lào đều xác định đào tạo và giáo dục là lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước để hướng tới tương lai phát triển bền vững. Ông nhận định gì về những hợp tác của hai nước trên lĩnh vực này?

PGS.TS Dương Văn Quảng: Trước hết, cần khẳng định rằng yếu tố con người luôn có ý nghĩa quyết định thành bại đối vớisự nghiệp cách mạng của mỗi nước. Chính vì vậy các thế hệ lãnh đạohai nước qua các thời kỳ đềunhấn mạnh hợp tác về đào tạo và giáo dục là trọng tâm của trọng tâm trong quan hệ hai nước.Những thành quả đạt được trong hợp tác về đào tạo và giáo dục đã góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước Lào, đồng thờicòn đóng vai trò tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa hai dân tộc Lào - Việt Nam anh em. Trong những năm tháng chiến tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam không chỉ giúp Lào thiết lập và mở rộng toàn diện giáo dục tại những vùng giải phóng của Lào, mà còn thành lập các trường tại Việt Nam để đào tạo đội ngũ cán bộ cho Lào và tiếp nhận lưu học sinh Lào sang học.

Trong suốt hơn 6 thập niên qua, Việt Nam đã giúp đào tạo cho Lào hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên ở mọi lĩnh vực từ chính trị, hành chính, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, đến sư phạm , khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, tài chính, ngân hàng … Nhiều người trong số này đã trở thành những cán bộ cốt cán, đóng vai trò chủ chốt trong thời kỳ đấu tranh cách mạng cũng như trong các giai đoạn bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước cho đến tận ngày nay. Ở chiều ngược lại, Chính phủ Lào cũng đã hỗ trợ đào tạo hàng ngàn cán bộ, sinh viên cho Việt Nam để xây dựng đội ngũ chuyên gia Việt Nam về Lào, qua đó góp phần vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Lào - Việt Nam ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.

Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục càng trở nên cần thiết, giúp hai nước nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển mọi mặt.

Tôi được biết, đầu năm 2022, Chính phủ Lào đã cấp 60 suất học bổng cho cán bộ và sinh viên Việt Nam sang theo học các chương trình đào tạo ngắn hạn, đại học và thạc sỹ tại các trường đại học của Lào. Ở chiều ngược lại, Chính phủ Việt Nam cũng đã cấp 1.100 suất học bổng cho cán bộ, học sinh Lào theo các chương trình phổ thông, đại học và đào tạo ngắn hạn. Hai nước cũng có kế hoạch nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2030.

Trong năm 2022, hai bên ưu tiên đầu tư vật tư, trang thiết bị trang bị cho các học viện thể dục thể thao. Hai bên cũng có kế hoạch nâng cấp trường phổ thông dân tộc nội trú ở tỉnh Sekong và tỉnh Champasak, Nam Lào. Ngoài ra, Việt Nam và Lào hướng tới mục tiêu cải thiện hệ thống quản lý chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Thể thao trong giai đoạn 2021-2030 và thúc đẩy hợp tác đào tạo nghề ở tất cả các cấp, từ trung ương đến địa phương. Với những hoạt động thiết thực, cụ thể như vậy, tôi hy vọng mối quan hệ hợp tác về đào tạo và giáo dục giữa hai nước sẽ đạt được những thành tựu lớn, trở thành biểu tượng cho mối quan hệ gắn bó máu thịt Việt – Lào, mở ra tương lai phát triển bền vững cho cả hai nước, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hồ Hương

Video liên quan

Chủ Đề