Thi hương thi hội thi đình tiếng anh là gì

Theo sách “Khoa mục chí” trong bộ “Lịch triều hiến chương loại chí” của nhà bác học Phan Huy Chú, đến năm 1721, tức năm Bảo Thái thứ 2 đời vua Lê Dụ Tông, nhà Lê trung hưng mới định phép khảo hạch thi Hương.

Theo đó, ở kì thi Hương, cho các quan huyện khảo hạch học trò, chọn lấy những người giỏi đưa lên Phủ doãn hay hai ty (ty Thừa chính và ty Hiến sát) khảo kỹ lại, rồi đánh giá học trò chia ra thành hạng “sảo thông” (khá thông kiến thức) và “thứ thông” (thông vừa).

Bộ sử “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cho biết thêm về thể lệ thi này: Mỗi năm, có hai kỳ thi khảo. Người nào trúng 8 kỳ thi khảo, nếu là sinh đồ sẽ được miễn các kỳ thi khảo hằng năm, nếu là đồng sinh sẽ được đi thi Hương.

Về hạn định số sĩ tử được cử đi thi Hương thì huyện lớn được 200 người, huyện vừa 150 người, huyện nhỏ 100 người. “Cương mục” giải thích thêm về cách thi: “Trước hết do viên huyện phúc khảo, chọn lấy người trội nhất gọi là “toát vưu”, sau do viên phủ và hai ty Thừa chính Hiến sát phúc khảo lại để định từng hạng: Người nào nghĩa lý về văn bài có phần trội hơn gọi là hạng “sảo thông”, người nào có phần kém một chút gọi là hạng “thứ thông”.

“Khoa mục chí” bổ sung về việc khảo hạch này: “Được cùng kêu tị nhau để định ưu liệt”, tức là các sĩ tử cũng được tiếp tục thi đua với nhau để định ra hạng “ưu” và hạng “liệt”. “Cương mục” thì giải thích: Sau khi đã chia từng hạng rồi, nếu có người nào chưa vừa ý, được phép tự mình khiếu tố so sánh, để ấn định người hơn, người kém.

Tranh vẽ cảnh trường thi xưa. Ảnh minh họa.

Theo “Lịch triều tạp kỷ” của Ngô Cao Lãng, cũng năm này, nhà Lê quy định luôn cách chấm thi Hội. Vì trước đó trong các khoa thi Hội, cứ tùy vào từng kỳ mà lấy vào hay đánh hỏng nhiều ít khác nhau, chứ không có quy chế nhất định. Đến năm này, chúa Trịnh Cương có ý muốn rộng cầu hiền tài, lo rằng quan trường cứ tùy ý mình mà lấy hay bỏ, đến nỗi có sự sơ suất, nên đặc biệt ra lệnh định rõ “phân số” lấy vào hay loại bỏ trong hai kỳ (kỳ đệ nhất và đệ nhị), còn số lấy trúng hay đánh hỏng ở kỳ thứ ba phải xin lệnh chúa quyết định.

Về quy định chấm theo “phân số”, thì bài thi chia ra các hạng hơn kém, như hạng “ưu” có ưu to và ưu nhỏ, hạng “bình” có bình to và bình nhỏ, hạng “thứ”, có các loại thứ mác, thứ cộc, thứ tép và thứ muỗi, rồi đến hạng “liệt”. Các điểm chấm ấy gọi là “phân số”, như ngày nay ta chấm điểm từ 1 điểm đến 10 điểm.

Cũng theo “Khoa mục chí” thì sang năm 1726, vua Lê và chúa Trịnh tiếp tục định cách chấm quyển thi Hội. Theo đó, các quan trường xét quyển thi, hội đồng để chấm, một người đọc, một người nghe, xét cho thỏa đáng, rồi quyết định lấy đỗ hay đánh hỏng (chi tiết này không có trong bộ “Cương mục”).

Đời Lê đế Duy Phường, năm 1732, triều Lê lại thi hành lệ khảo hạch thi Hương cũ. Theo thể lệ khảo hạch các khoa trước kia, thì các nho sinh và sĩ tử đều lệ theo huyện để thi, người có tài văn chương thì lệ theo quan phụ trách việc giáo dục ở phủ huyện (gọi là hiệu quan) mà thi.

Đến đầu niên hiệu Bảo Thái (đời vua Lê Dụ Tông) đổi sang cho quan phủ giữ việc khảo hạch, huyện quan và hiệu quan hội đồng để chấm. Do việc ít, người nhiều, dần dần sinh ra những gian tệ. Do đó, đến năm này, vì dư luận xôn xao nên triều đình cho quay về phép khảo cũ.

Phép thi Hương lại được thay đổi dưới thời vua Lê Hiển Tông, và quay lại như cũ. Vì đầu thời Lê trung hưng, thi Hương ở tỉnh có lệ xã “khảo”, tùy xã lớn, xã trung, xã nhỏ, khai tên học trò đưa lên huyện, huyện quan chọn lấy những người thông văn lý, xã lớn 20 người, xã trung 15 người, xã nhỏ 10 người, gọi là tứ trường.

Những quyển thi trường nhất, nhì, ba cùng với quyển thi của nho sinh và sinh đồ đưa đi khảo một thể, và ai làm đủ quyển đều lấy đỗ. Lúc này hạng trung gian đổi làm hạng sảo thông. Cách chấm này khiến nhiều nhiều học trò giỏi lại bị hỏng. Do đó, triều đình bàn định thi hành lại lệ cũ, nhờ đó học trò dẫu là con nhà gia thế cũng không có kẻ đỗ lạm.

Một là, thí sinh phải có đạo đức tốt, lý lịch trong sạch phải là người có đức hạnh và có lý lịch ba đời trong sạch. Những người bất hiếu, bất mục loạn luân, điêu toa người đang có đại tang (cha mẹ mất), những người từng hoạt động phản nghịch và người làm nghề hát xướng thì bản thân và con cháu họ đều không được đi thi. Bản khai lý lịch ba đời này phải được xã trưởng và quan địa phương xác nhận.

Hai là về trình độ học lực: Trình đọ học lực lúc đầu được kiểm tra bằng một kỳ thi liền với thi Hương nhưng chỉ coi là sơ tuyển. Đây là kỳ thi ám tả cổ văn (chép một đoạn trong Tứ thư. Ngũ kinh, không được mở sách không có người đọc cho chép), ai đỗ kỳ này mới được vào thi Hương.

Kỳ kiểm tra này giao cho quan huyện làm trước khi lập danh sách thi Hương. Sau thấy chỉ kiểm tra bằng ám tả không đủ người ta cho kiểm tra nhiều nội dung hơn, cuối cùng kiểm tra toàn bộ văn thể 4 kỳ như thi Hương. Đây là kỳ sát hạch, chưa phải kỳ thi chính. Đỗ kỳ này chưa có học vị gì. Người đỗ đầu cả xứ (trước gọi là trấn) được tặng danh hiệu đầu xứ (về sau đỗ đầu tỉnh cũng gọi là đầu xứ) gọi tắt là ông Xứ.

Thi Hương là khoa thi được tổ chức cho sĩ tử ở các địa phương, một trấn hoặc tỉnh, hoặc một số trấn tỉnh gần kề nhau.

Chữ “Hương” ở đây từ chữ “quê hương”. Nghĩa là dầu ở đâu thì phải về tận quê hương mình để dự thi. Vì thế, thi Hương luôn luôn được tor chức tại địa phương và được tổ chức năm một lần vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu theo lịch can chi.

Thời Lê mỗi khoa thi Hương có 4 kỳ (xưa gọi là 4 trường thi) mỗi kỳ thi một môn, kéo dài khoảng một tháng, nội dung thi cơ bản như sau:

Kỳ I: Kinh và thư: Nội dung thi bao gồm cả Tứ thư, Ngũ kinh (bối cảnh là thời tiền sử Nghiêu, Thuấn, Vũ và nhà Chu; Lịch sử Trung Quốc, Triết học, Lý luận cơ bản về chính trị và nhân sinh quan, Luân lý, Văn Chương…

Kỳ II: Văn sách: Bàn về sách lược của tiền thân (Trung Quốc), hỏi những điểm khác nhau giữa Ngũ kinh và Tứ thư cùng chính sự xấu, tốt của các đời trước. (Mỗi triều đại phong kiến tùy ý thay đổi nội dung phần này).

Kỳ III: Chiếu, chế, biểu: Ba thể loại văn bản chính trị, hành chính (Chiếu: chiếu chỉ, sắc lệnh, thông báo… của vua ban. Chế: công bố, thuyết trình chế độ chính sách, pháp luật, phép tắc vua ban. Biểu: văn bản của quan chức dâng lên vua. (như bây giờ gọi là “Tập làm văn”).

Kỳ IV: Thi phú. Làm thơ, phú theo đề ra. Thơ phải theo luật (Đường luật), nội dung thì tự do. Phú còn khó làm hơn thơ.

Qua đây chúng ta thấy được muốn được tham gia một kỳ thi ở triều đại phong kiến thì phải tuân thủ rất nhiều quy định khắt khe của triều đình. Phgair thi nhiều đợt sát hạch sau đó mới được tham gia thi chính thức. Trong cuộc thi đảm bảo nghiêm minh chính xác để thật sự tìm được người tài làm quan.

Về thổ chức các kỳ thi có nhiều lực lượng tham gia.

Trong triều Lê, lãnh đạo khoa thi có đề thi có đề điệu và giám thí. Công việc hành chính thi cử có các chức di phong (dan tên học sinh ở quyển thi) soạn từ hiệu (viết chữ và số hiệu của quyển thi và quyển sao cho thống nhất, chỉ đem quyển sao chép đi chấm để giám khảo không biết được thí sinh đánh dấu hiệu, mặt chữ …) đăng tả (sao chép quyển thi) đối độc (đối chiếu quyển thi bản gốc với quyển sao chép đảm bảo đúng nguyên văn, không chép sai sót, không chép khác bản gốc).

Chấm thi là nhiệm vụ của đồng khảo (chấm lần đầu) và giám khảo (chấm lần hai), kiểm tra lại lần cuối là phúc khảo. Từ thời Lê sơ, Mạc, Lê Trung hưng và đầu đời Nguyễn, thi Hương và thi Hội chấm theo thang 4 bậc (ưu, bình, thứ, liệt) tức là xếp thành 4 loại, ai xếp loại liệt là bị hỏng không đỗ và không thi kỳ sau.

Cho đến khoa Ất Dậu (1825) nhà Nguyễn vẫn chấm theo cách của đời Lê, thi kỳ nào chấm ngay ngay kỳ đó, ai đỗ mới được vào thi kỳ sau. Năm 1825, vua Minh Mạng lại cho mỗi thí sinh đều được thi 4 kỳ, mỗi kỳ cách nhau 3 ngày. Khi chấm xong kỳ thứ IV, đem quyển thi của 4 kỳ của từng thí sinh cộng xếp loại: ai được 4 ưu là tột bậc, 3 ưu và 1 bình là thứ hoặc 2 ưu, 2 thứ là thấp hơn nữa… Tuy vẫn coi trọng kỳ thi sau hơn kỳ thi trước nhưng việc chấm theo cách này khiến cả 4 bài đều tham gia vào việc xét xếp loại. Cách chấm này gọi là chấm quán quyển (xâu chuỗi).

Số lượng thí sinh thời phong kiến không đông và số người đỗ đạt cũng ít. Năm 1462, có 6 vạn thí sinh ghi danh dự thi Hương. Năm 1876, khoa thi Hương tại Hà Nội có 4500 sĩ tử vác lều chõng đi thi thì chỉ có 25 người đỗ cử nhân còn gọi là Hương cống, 50 người đỗ điểm thấp hơn được danh hiệu Tú tài hay còn gọi là Sinh đồ. “Hương cống” và “Sinh đồ” là tên gọi do vua Lê Thánh Tông đặt năm 1466, đến năm 1828 vua Minh Mạng đổi gọi là “Cử nhân” và “Tú tài”.

Thi Hội là khoa thi ở cấp trung ương do triều đình, trực tiếp là Bộ Lễ tổ chức. Cũng như thi Hương, thi Hội được tổ chức 3 năm một lần. Theo quy định (áp dụng từ đời Lê Thánh Tông) thi Hương được tổ chức vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dạo thì năm sau Sửu, Thìn, Mùi, Tuất thi Hội. (các cử nhân, cống sĩ ở các địa phương tụ hội lại ở kinh đô dự thi nên gọi là thi thi Hội). Người dự thi chỉ gồm các cống sĩ hoặc cử nhân.

Đỗ đầu khoa thi Họi gọi là Hội nguyên. Đó là danh hiệu vinh dự, không phải là học vị chính thức, vì sau khi thi Họi, thí sinh chưa được ban cấp học vị gì. Có một số ít khoa thi tiến sĩ chỉ có thi Hội, không có thi Đình thì lấy kết quả thi Hội để xếp loại và công nhận học vị tiến sĩ. (Người đỗ Hội nguyên các khoa này trong thực tế gần như Đình nguyên, mặc nhiên được công nhận là người đỗ cao nhất chủa khoa thi tiến sĩ năm đó)

Năm 1829, nhà Nguyễn tổ chức chấm thi Hội theo thang đánh giá 10 phân, thêm một bậc dưới 1 phân thành 11 bậc (thi Hương vẫn chấm theo 4 bậc)

- Đạt 10 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên)

- Đạt 9 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhị danh (Bảng nhãn)

- Đạt 8 điểm, đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ tam danh (Thám hoa)

- Đạt 7 và 6 điểm, đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng giáp)

- Đạt 5 điểm trở xuống đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân (Đồng tiến sĩ)

Thi Đình là khoa thi do triều đình chỉ đạo, trực tiếp là vua, có một số đại thân giúp việc đứng ra tổ chức. Khoa thi Đình là phần tiếp nối của thi Hội. Theo quy định nó được tổ chức sau khi kết thúc thi Hội một tháng, thông thường thì khoảng hơn 1 tháng, có khi 2, 3 tháng hoặc lâu hơn mới thi được. Có khi thi Hội xong vào tháng Một tháng Chạp năm trước, đến tháng 2, tháng 3, tháng 4 năm sau mới thi Đình được. Tuy nhiên người ta vẫn lấy năm thi Hội để gội tên khoa thi tiến sĩ. Nhiệm vụ của thi Đình không phải là lấy đỗ thí sinh mà chỉ là xếp loại người đỗ thi Hội.

Người đỗ đầu khoa thi Đình gọi là Đình nguyên hoặc Điện nguyên - danh hiệu vinh dự cho thủ khoa tiến sĩ. Học vị tiến sĩ có 3 loại (tam giáp), riêng loại thứ nhất lại gồm 3 bậc, nên tùy theo khoa thi Đình năm đó lấy đến học vị nào là cao nhất mà người ta gọi Đình nguyên Trạng nguyên, Đình nguyên Bảng nhãn, Đình nguyên Thám hoa hay Đình nguyên Hoàng giáp, thạm chí Đình nguyên Đồng tiến sĩ.

Thời Trần ngay từ khoa thi đầu tiên năm 1232 đã phân loại đỗ thành 3 loại (tam giáp) là đệ nhất giáp (loại nhất) đệ nhị giáp (loại nhì) đệ tam giáp (loại ba). Các khoa thi Thái học sinh về sau đều chia theo tam giáp như vậy. Tiến sĩ lấy đỗ theo tam giáp, trong đó đệ nhất giáp là tam khôi gồm có 3 bậc là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa (tên của 3 bậc tam khôi). Bảng nhãn tức là “mắt bảng”. Lúc đầu hai người đỗ thứ hai và thứ ba đều được gọi là mắt bảng. Thám hoa nghĩa là “thăm hoa”, tên gọi ngắn gọn chủa Thám hoa lang, người đỗ tiến sĩ trẻ tuổi nhất của khoa thi. Tất cả các tiến sĩ đều được dẫn đi xem hoa ở vườn Thượng uyển của nhà vua. Về sau Thám hoa dùng để chỉ người đỗ thứ ba chủa khoa thi. Bảng nhãn dùng để chỉ người đỗ thứ hai. Năm 1304, nhà Trần lại ban cho người đỗ đầu đệ nhị giáp danh hiệu Hoàng giáp.

Năm 1829, vua Minh Mạng cho lấy thêm học vị Phó bảng. Thí sinh đỗ thi Hội được phân làm 2 bảng là Chánh bảng và Phó bảng.

Năm 1851, khi phó bảng dự thi Đình, vua Tự Đức giữ nguyên tiêu chuẩn đỗ tiến sĩ cập đệ và tiến sĩ xuất thân, sửa lại tiêu chuẩn đỗ đồng tiến sĩ xuất thân như sau:

- Đạt 5 điểm đến 4 điểm đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân

- Đạt 3 điểm trở xuống đỗ phó bảng (Việc phân chia tiến sĩ và phó bảng tương tự như đỗ khà giỏi, trung bình)

Nhà Nguyễn quy định đề thi có nộn dung phải bàn việc giải quyết các vấn đề thời sự mà đất nước đang phải đương đầu. Không có ai đạt được điểm 10, cho nên nhà Nguyễn không chấm được Trạng nguyên.

Đỗ đại học ngày xưa gọi là gì?

Người thi đỗ 3 kỳ (đỗ tam trường) gọi là sinh đồ, tức là tú tài. Mỗi kỳ thi Hương chỉ lấy 70 sinh đồ. Người thi đỗ 4 kỳ được gọi là Cử nhân (xưa gọi là Hương cống). Mỗi kỳ thi chỉ lấy 32 người đỗ cử nhân.

Người đỡ đầu kỳ thi Hương được gọi là gì?

Người đỗ đầu cả xứ được tặng danh hiệu "đầu xứ" (về sau đỗ đầu tỉnh cũng được gọi là đầu xứ) gọi tắt là "ông xứ" như: xứ Nhu (Nguyễn Khắc Nhu), xứ Tố (Ngô Tất Tố).

Ngày xưa đi thì gọi là gì?

Quy chế khoa cử thời phong kiến bao gồm 3 kỳ thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình). Trong đó, quan trọng nhất là 2 kỳ thi Hương và thi Hội. Thi Hương được tổ chức quy mô một tỉnh hoặc liên tỉnh để chọn người vào thi Hội, thi Đình. Thể lệ thi Hương được ổn định từ thời Lê Thánh Tông, bắt đầu mở trường thi ở các địa phương.

Học sinh ngày xưa gọi là gì?

Sinh đồ (chữ Nho: 生徒; tên gọi khác là Tú tài Nho học) là một loại học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, dùng để chỉ những người đã đỗ cả ba kỳ của khoa thi Hương (tam trường).