Thị trường nông sản thuộc loại thị trường

Bài 1: Thị trường đầu ra cho hàng hóa nông sản

Liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, tuy đã nỗ lực, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn nhưng trên thực tế số lượng chuỗi liên kết với nông dân mà các doanh nghiệp làm “đầu kéo” có hiệu quả, bền vững còn ít...

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường
 
Trung tâm Thương mại Cẩm Xuyên (Ảnh minh họa - Tư liệu)  

Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Thông báo kết luận số 264-TB/TW, ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về việc tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ngày 19/5/2009 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Hà Tĩnh giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020 trong đó coi việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa nông, lâm, thủy sản cho nông dân là một trong những nhiệm vụ hàng đầu với mục tiêu: “Nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế cho người dân; thực hiện tiêu chuẩn hóa và xây dựng thương hiệu sản phẩm; nâng cao năng lực cho Trung tâm Xúc tiến thương mại và Dự báo thị trường của tỉnh. Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản; hỗ trợ các thành phần kinh tế xây dựng cơ sở thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản. Xúc tiến liên kết và thành lập các hiệp hội ngành hàng, giải quyết các vấn đề khó khăn nhằm tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường, thúc đẩy liên kết tốt “4 nhà” trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm…

Với chủ trương tập trung ổn định từng bước phát triển thị trường nội địa bằng việc đầu tư xây dựng 07 nhà máy lớn và nhiều cơ sở chế biến quy mô nhỏ lẻ, 03 siêu thị lớn, xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 50 chợ, trong đó nổi bật là việc triển khai chuyển đổi mô hình quản lý chợđầu tư theo hình thức xã hội hóa đã đi vào hoạt động hiệu quả như: Trung tâm thương mại Chợ Hội (thị trấn Cẩm Xuyên), Trung tâm thương mại tổng hợp - siêu thị Hồng Lĩnh (thị xã Hồng Lĩnh), chợ Kỳ Anh (thị xã Kỳ Anh)cùng với hơn 5,8 vạn hộ kinh doanh, hơn 5.400doanh nghiệp, hơn 1.200 hợp tác xã, tổ hợp tác trên toàn tỉnh đã tạo điều kiện cho việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản.Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản tham gia các hội chợ thương mại do tỉnh tổ chức hàng năm tại Trung tâm Văn hóa tỉnh và các hội nghị xúc tiến đầu tư, như tham gia Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8, Hội chợ triển lãm Nông nghiệp quốc tế lần thứ 16 - Agro Viet 2016,...Các ngành và địa phương hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, bước đầu đã hình thành các mô hình có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá và giải quyết đầu ra cho nông dân. Thực hiện hỗ trợ cho các mô hình thực hiện chính sách phát triển thương mại nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ lực: liên kết các doanh nghiệp như Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam, Công ty Chế biến thực phẩm Nam Hà Nội sản xuất và bao tiêu sản phẩm chăn nuôi lợn. Tổ chức Hội nghị kết nối giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm với ngân hàng, cơ quan quản lý nhà nước với người dân; liên kết, hỗ trợ đưa các sản phẩm như bưởi Phúc Trạch, cam chanh vào chuỗi siêu thị VinMart. Đặc biệt, những năm gần đây,Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đang đi đầu trong việc tập trung cho lĩnh vực nông nghiệp theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm với các sản phẩm như: rau, củ, quả, bò, lợn, nhung hươu. Để tìm đầu ra cho sản phẩm, Tổng Công ty đang triển khai qua 4 kênh, gồm: Chuỗi cửa hàng Mitraco food và cá nhân liên kết; chuỗi các siêu thị, chợ đầu mối lớn trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, đơn vị đã khai trương 6 cửa hàng Mitraco food tại thành phố Hà Tĩnh, Kỳ Anh, Thạch Hà và tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp đơn vị tư vấn cấp giấy chứng nhận VietGAP tại dự án sản xuất tại xã Thạch Văn, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại 05 cửa hàng nói trên.

Kết quả, trong 10 năm qua, ngoài việc một số sản phẩm được tiêu thụ tại các thị trường lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Vinh, một số sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Nhật Bản, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Lào, Đài Loan, Hàn Quốc, EU... thì sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong tỉnh và để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm. Các mặt hàng thiết yếu như rau, củ, quả sản xuất trong tỉnh chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu, còn lại phải nhập từ bên ngoài. Thời gian qua, các sản phẩm nông sản xuất khẩu khá sôi động, đã xuất khẩu hơn 3 triệu tấn hàng hóa nông sản trị giá hơn 850 triệu USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của các mặt hàng lương thực, thực phẩm đạt hơn 60.000 tỷ đồng, đạt trung bình 36% các mặt hàng bán lẻ trên thị trường.Trong đó,lĩnh vực chăn nuôi được tiêu thụ có giá trị đạt hơn 41.000 tỷ đồng (xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 230 triệu USD); lĩnh vực trồng trọt được tiêu thụ có giá trị hơn 49.000 tỷ đồng; lĩnh vực thủy sản đã tiêu thụ có giá trị hơn 13.000 tỷ đồng, (xuất khẩu khoảng 5.000 tấn các loại có giá trị khoảng 30 triệu USD sang các thị trường Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU).

Mặc dù, Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhưng kết quả vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Về cơ bản thị trường đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; có nhiều mặt hàng đảm bảo chất lượng, số lượng nhưng việc đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị còn ít. Các sản phẩm khác có quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng không đủ lớn, công nghệ áp dụng chưa hiện đại, đồng bộ nên sản phẩm chưa được chế biến sâu mà gần như còn ở dạng thô. Kết cấu hạ tầng thương mại chợ dân sinh hiện có hầu hết quy mô nhỏ, cơ sở vật chất thiếu đồng bộ, xuống cấp, chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, còn nhiều chợ tạm chưa được đầu tư nâng cấp, mở rộng (chiếm 25,98% tổng số chợ trên địa bàn). Mạng lưới cửa hàng bán lẻ truyền thống ở địa  bàn nông thôn có quy mô diện tích nhỏ, trung bình chỉ 20 m2/cửa hàng, phân bố không đồng đều, sức cạnh tranh yếu, trang thiết bị còn thô sơ. Vấn đề phát triển thị trường nông sản, tiêu thụ, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh trong chuỗi hệ thống phân phối, tiêu thụ còn nhiều bất cập. Hệ thống mạng lưới kho bảo quản, nhà máy, cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản chưa đáp ứng yêu cầu. Hoạt động bao tiêu, cung ứng sản phẩm còn mang tính tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ, thiếu khoa học; mối liên kết giữa các thành viên trong kênh phân phối của thị trường nông sản còn lỏng lẻo, tự phát, chưa vì lợi ích chung cho sự phát triển của cả cộng đồng. Trong phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ nông sản, liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân, tuy đã nỗ lực, bám sát chỉ đạo, hướng dẫn nhưng trên thực tế số lượng chuỗi liên kết có hiệu quả, bền vững với nông dân mà các doanh nghiệp làm “đầu kéo” còn ít. Mô hình sản xuất nông nghiệp, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác đang phát triển mạnh về số lượng, nhưng vai trò, cầu nối liên kết với người dân chưa được phát huy tốt, chất lượng và hiệu quả chưa cao. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sản lượng hàng hoá nông sản xuất khẩu còn thấp, thị trường xuất khẩu chưa đa dạng, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Pakistan, Afghanistan, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, EU.

Việc tiêu thụ nông sản vẫn luôn là nỗi lo của bà con nông dân, hiện tượng được mùa, rớt giá vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với người sản xuất, thực tế hiện nay đại đa số nông dân tập trung đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt rồi lại lo lắng tìm đầu ra cho sản phẩm đã trở thành một vòng luẩn quẩn trong sản xuất nông nghiệp. Đáng nói hơn, không chỉ những mặt hàng chưa có đầu mối tiêu thụ ổn định mà ngay cả các sản phẩm có địa chỉ bao tiêu vẫn bị o ép đầu ra. Bên cạnh đó, hầu hết các sản phẩm nông sản chỉ được tiêu thụ nhỏ lẻ, manh mún qua các tư thương, chưa có tổ chức bao tiêu với giá cả ổn định. Người nông dân vẫn không quyết định được thị trường, mức giá và sản lượng của sản phẩm hàng hóa nông sản.

 Trung Hà - Phan Huấn

Hiểu rõ được thị trường nông sản sẽ giúp người dân và doanh nghiệp có những định hướng sản xuất, kinh doanh hợp lý. Những năm gần đây, thị trường nông sản luôn biến động, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Vậy thị trường nông sản là gì? Bài viết dưới đây của Nhựa Sài Gòn sẽ trả lời cho bạn câu hỏi này nhé!

Thị trường nông sản là gì?

Thị trường nông sản là những mối quan hệ về giao dịch hàng hóa nông sản diễn ra tại một khu vực nhất định và trong khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản, thị trường nông sản là nơi diễn ra các hoạt động có liên quan trực tiếp đến giao dịch hàng hóa nông sản.

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường
Thị trường nông sản là gì?

Thị trường nông sản gồm 3 hình thức:

  • Thị trường tư liệu sản xuất: Là tập hợp các cá nhân, tổ chức mua và bán tư liệu sản xuất đầu vào như giống, thức ăn, phân… cũng như dịch vụ tiêm phong, làm đất, thủy lợi… để phục vụ cho quá trình sản xuất ra sản phẩm nông sản
  • Thị trường người bán buôn và trung gian: Là tập hợp những cá nhân, tổ chức mua hàng của người sản xuất nông sản rồi sau đó bán lại cho người khác hoặc bán cho người tiêu dùng để lấy lời. Thị trường này gồm có: người thu mua lưu động, người bán buôn và người bán lẻ.
  • Thị trường tiêu dùng: Là những cá nhân hay gia đình mua lại hoặc có thể bằng một phương thức trao đổi nào đó để đổi lấy loại nông sản, dịch vụ để phục vụ cho cá nhân

Vai trò của thị trường nông sản

Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường nông sản có những vai trò như sau:

Vai trò thừa nhận

Vai trò này của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ người mua chấp nhận mua nông sản hàng hóa của người bán, từ đó hàng hóa đã được bán. Người mua thực hiện chức năng này có nghĩa là đã thừa nhận các hoạt động sản xuất nông sản hàng hoá và mua bán chúng theo yêu cầu các quy luật của kinh tế thị trường.

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường

Mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của nông sản đều thực hiện được việc bán, có nghĩa là chuyển quyền sở hữu nông sản với những giá trị nhất định, thông qua việc thực hiện một loạt các thỏa thuận về giá cả, chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận hàng… trên thị trường. Vai trò thừa nhận của thị trường nông sản là quan trọng nhất và có tính chất quyết định.

Vai trò thực hiện

Thị trường nông sản gồm các hoạt động mua và bán nó là hoạt động bao trùm cả thị trường. Hoạt động mua bán là cơ sở để quyết định các mối quan hệ kinh tế giữa các đối tượng tham gia. Vai trò thực hiện của thị trường nông sản thể hiện ở chỗ nó thực hiện hành vi trao đổi, thực hiện cân bằng cung cầu từng loại hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện giá trị của các nông sản phẩm.

Vai trò điều tiết kích thích

Thị trường nông sản vừa là mục tiêu mà vừa là động lực để thúc đẩy các chủ thể kinh tế. Đây là cơ sở khách quan để thực hiện chức năng điều tiết kích thích của thị trường nông sản. Ngoài ra, thị trường nông sản có vai trò quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn nông sản của đất nước, cũng như từng phân ngành của ngành nông nghiệp.

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường
Vai trò thị trường nông sản

Vai trò thông tin

Thị trường nông sản có vai trò cung cấp các thông tin như sau: tổng cung, tổng cầu, giá cả hàng hóa, cơ cấu cung cầu các loại nông sản hàng hoá, chất lượng, thị hiếu khách hàng, cách thức, phong tục tiêu dùng của người dân…

Cả 4 vai trò của thị trường nông sản có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau, giúp thị trường thể hiện đầy đủ vai trò bản chất của mình.

Cách xâm nhập vào thị trường nông sản hiệu quả

Để hạn chế các rủi ro không mong muốn từ thị trường nông sản, trước khi tham gia vào quá trình sản xuất hay mua bán nông sản, các cá nhân, tổ chức cần xác định những yếu tố sau:

Quy mô thị trường nông sản

Việc xác định quy mô/kích thước thị trường nông sản giúp doanh nghiệp dự đoán và dự tính lợi nhuận. Đây là yếu tố quan tâm lớn nhất khi doanh nghiệp muốn tiến vào một thị trường mới.

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường
Cách xâm nhập thị trường nông sản

Phân khúc thị trường

Phân tích phân khúc thị trường từ nhiều cách chia khác nhau để có kết luận phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới. Phân khúc thị trường có thể chia theo:

  • Giá cả: cao cấp, trung cấp, thấp cấp
  • Địa lý: khu vực miền Bắc, Trung, Nam
  • Loại sản phẩm: mít tươi, mít non, mít sấy…
  • Ứng dụng: các ngành nào đang sử dụng sản phẩm: y tế, giáo dục, dân cư, cộng đồng…
  • Đối tượng khách hàng: chia theo nhân khẩu học hoặc nhóm khác như dân dụng

Tốc độ tăng trưởng thị trường nông sản

Tốc độ tăng trưởng quyết định tới mức độ tiềm năng của thị trường nông sản. Tốc độ tăng trưởng tốt là tín hiệu của một thị trường tiềm năng. Ngoài việc nhìn vào mỗi năm doanh thu tăng giảm bao nhiêu phần trăm, tốc độ tăng trưởng còn được đo theo chỉ số CAGR – Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép. Con số này đại diện cho khả năng hoàn vốn đầu tư. Con số này càng cao thì thị trường nông sản càng có tương lai khả quan.

Xu hướng thị trường

Năm bắt xu hướng thị trường là một phần thiết yếu trong phân tích thị trường nông sản. Nắm bắt được xu hướng thị trường sẽ giúp bạn quyết định được việc mình nên bán sản phẩm nào. Khi phân tích được xu hướng thị trường ta thấy được khách hàng ưa chuộng sử dụng sản phẩm gì? Đặc điểm, tính chất gì họ đang quan tâm? Họ đang làm gì và vì sao?

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường

Mức độ cạnh tranh

Mức độ cạnh tranh thị trường thể hiện ở số lượng đối thủ trong ngành và thị phần của họ. Khi phân tích mức độ cạnh tranh, ta cũng nghiên cứu các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để học hỏi cũng như rút kinh nghiệm để cân nhắc đưa ra phương án cạnh tranh thích hợp.

Kênh phân phối

Nếu không có kênh phân phối thì sẽ không thể đưa được sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Phân tích thị trường cần cân nhắc và xem xét sự hiệu quả của kênh phân phối hiện tại hoặc cách xây dựng một kênh phân phối mới sao cho phù hợp với tình hình và xu hướng thị trường nhất.

Luật pháp

Khi muốn tiến vào một thị trường mới, các doanh nghiệp cần phải có các giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đặc biệt. Phân tích thị trường sẽ giúp bạn tìm hiểu các yêu cầu pháp lý, quy trình, chi phí và thời gian thực hiện những yêu cầu này.

Mặt hạn chế của thị trường nông sản là gì?

Công tác quản lý thị trường chưa tốt: Giá cả thị trường biến động liên tục, gây thiệt hại cho người sản xuất nông nghiệp. Ở những vùng sâu, vùng xa, vì nhiều lý do mà tiến bộ kỹ thuật mới không đến được tận hộ nông dân. Hàng giả, hàng kém chất lượng còn tràn lan trên thị trường.

Thị trường vốn: Các hộ nông dân thường rất khó vay hoặc không vay được khoản vay lớn và dài hạn từ ngân hàng. Điều này đã gây cản trở, khó khăn lớn cho việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.

Thị trường nông sản thuộc loại thị trường

Thị trường tiêu thụ nông sản: Hệ thống thị trường nội địa chưa ổn định tình trạng mất cân bằng cung cầu thường xuyên xảy ra, nên còn tình trạng một số nông sản, thực phẩm, các loại hoa quả… khi thì thiếu rất gay gắt, nhưng khi được mùa lại có cảm giác ứ đọng, dư thừa. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do:

  • Mạng lưới giao thông nông thôn ở nhiều vùng chưa hoàn chỉnh, đặc biệt ở các vùng núi, vùng xa gây khó khăn cho vận chuyển và mua bán nông sản.
  • Hệ thống chợ ở nông thôn còn thiếu, còn khoảng 30% số xã chưa có chợ. Hệ thống các trung tâm thương mại vùng và liên vùng đang trong quá trình hình thành nên chưa đồng bộ.
  • Kiến thức, năng lực và điều kiện tiếp cận thông tin thị trường nông sản của người sản xuất còn yếu nên chưa nắm bắt được các xu hướng mới của thị trường
  • Tranh mua, tranh bán của thị trường trong trường hợp cụ thể còn rất nặng nề và chưa khắc phục được.

Độc quyền trong thị trường nông nghiệp: Đây là tình trạng khá phổ biến trong thị trường nông sản.

Qua bài viết trên, Nhựa Sài Gòn hy vọng bạn có thể hình dung ra thị trường nông sản là gì cũng như một số đặc điểm của nó để hạn chế những rủi ro cũng như cách thức xâm nhập vào thị trường nông sản, từ đó đem lại hiệu quả cao nhất.