Thị trường phế liệu Việt Nam

Trong tháng 4/2022, Việt Nam tiếp tục nhập khẩu lượng lớn phế liệu thép từ các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ với hơn 430.000 tấn, tăng 48% so với tháng trước.

  • Việt Nam tăng hơn 50% lượng nhập khẩu thép phế liệu trong tháng 8
  • Việt Nam cắt giảm nhập khẩu phế liệu từ Nhật Bản

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu phế liệu sắt thép các loại trong tháng 4/2022, Việt Nam đạt hơn 430.000 tấn phế liệu, tăng 48% so với mức 290.000 tấn của tháng trước. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng nhập khẩu phế liệu của nước ta trong giai đoạn này đã giảm 22% so với mức 550.000 tấn của tháng 4/2021.

Thị trường phế liệu Việt Nam

Lượng phế liệu sắt thép đổ về Việt Nam trong tháng 4/2022 tăng đột biến

Được biết, do những ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trong tháng 3 nên nhu cầu về mặt hàng phế liệu ở trong nước ở mức thấp. Sang đến tháng 4, các nhà máy thép trong nước đẩy mạnh sản xuất cùng với những chính sách đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ đã giúp nhu cầu phế liệu dần hồi phục và lượng nhập khẩu tăng trở lại.

Trong giai đoạn này, Nhật Bản vẫn là nhà cung cấp phế liệu lớn nhất của Việt Nam với 160.000 tấn, tiếp theo là Mỹ với 80.000 tấn. Tính chung trong quý 1/2022, Việt Nam là nước nhập khẩu phế liệu nhiều thứ hai của Nhật Bản với khoảng 252.825 tấn, giảm 61,7% so với cùng kỳ năm trước.

Phế liệu sắt thép được phép nhập khẩu vào Việt Nam nhằm mục đích tái chế, phục vụ cho đầu vào sản xuất. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành sắt thép của Việt Nam sử dụng các loại sắt thép phế liệu cho công đoạn nung, luyện phôi gang để tạo sản phẩm mới.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, Hiện 42% sản lượng thép xây dựng trong nước được sản xuất từ phế liệu thép, có 58% sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt.

Về giá nhập khẩu phế liệu sắt thép, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, hiện giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á đang ở mức 624 USD/tấn CFR Đông Á ngày 8/4. Mức giá này tăng 44 USD/tấn so với hồi đầu tháng 3/2022.

Mới đây, nhiều thương hiệu thép trong nước như Hoà Phát, Việt Đức, Việt Ý, Thép Thái Nguyên, Thép miền Nam đều đồng loạt thông báo điều chỉnh giảm giá thép từ ngày 11/5. Theo đó, Mức giảm phổ biến từ khoảng 300.000 – 920.000 đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Chủ đề: Xuất nhập khẩu thép,

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Sắt thép phế liệu có được áp dụng mức thuế suất 8%?

    Bộ Tài chính kết luận mặt hàng sắt, thép, chì kẽm, nhôm, đồng… (bao gồm phế liệu, phế phẩm) không thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%.

Hữu Việt

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin

Thị trường phế liệu Việt Nam
Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video mới nhất!

theo Thanhnienviet

Link bài gốc Lấy link

  • Bài viết cùng chủ đề

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Thép dài của “Vua thép Việt” lần đầu xuất sang châu Âu

    Sau các thị trường quen thuộc như châu Á, châu Mỹ, mặt hàng thép dài (long products) của Hòa Phát lần đầu được xuất khẩu sang châu Âu, mở ra thị trường mới trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn ở cả trong và ngoài nước....

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Ngành thép xuất một, nhập ba

    Mặc dù thị trường thép trong nước bước đầu khởi sắc sau thời gian dài khó khăn, song nhập khẩu thép thành phẩm và thép nguyên liệu về Việt Nam ngày càng tăng cao cả về lượng lẫn kim ngạch trong năm 2022....

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Tháng 11, xuất khẩu sắt thép mang về 470 triệu USD

    Sau nhiều tháng giảm liên tiên tiếp, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 11/2022 ghi nhận bật tăng trở lại cả về lượng và giá trị.

Xem Thêm >>

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Mặc dù lượng nhập khẩu thép phế liệu tăng trở lại trong tháng 8 nhưng vẫn thấp hơn lượng nhập khẩu trung bình hàng tháng do nhu cầu tiêu thụ mặt hàng thép vẫn tiếp tục suy yếu.

  • Cắt giảm sản xuất, Việt Nam dè dặt nhập khẩu thép phế liệu
  • Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu phế sắt thép phế liệu từ Nhật Bản

Tại Việt Nam, do nguồn cung cấp sắt thép vụn trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam trong tháng 8/2022 đạt khoảng 329.000 tấn, tăng 51,6% so với tháng trước và tăng gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính chung 8 tháng đầu năm, lượng thép phế liệu nhập vào Việt Nam ở mức 3,08 triệu tấn, giảm 32% so với cùng kỳ năm 2021.

Thị trường phế liệu Việt Nam

Việt Nam tăng hơn 50% lượng nhập khẩu thép phế liệu trong tháng 8

Được biết, các thị trường cung cấp thép phế liệu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là Nhật Bản, Mỹ, Australia, Hồng Kông. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia cung cấp thép phế lớn nhất của nước ta trong tháng 8 với 121.196 tấn, giảm 22% so với cùng kỳ. Tính từ đầu năm, lượng thép phế nhập từ quốc gia này đạt 891.000 tấn, giảm tới 48% so với cùng kỳ năm 2021.

Tương tự, tình trạng suy giảm lượng thép phế nhập khẩu trong giai đoạn này còn xuất hiện ở các thị trường Mỹ, Úc…

Trên thị trường, theo số liệu cập nhật nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu thép phế ghi nhận tăng mạnh trong giai đoạn này. Cụ thể, giá thép phế nội địa trong tháng 8 tăng từ 400.000-700.000 đồng/tấn, hiện đang ở mức 8,9-10,1 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, giá thép phế liệu loại HMS 1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh tăng 70 USD/tấn so với tháng 8, ở mức 440 USD/tấn tại thời điểm ngày 6/9.

Thời gian qua, hoạt động kinh doanh xuất khẩu phôi thép của Việt Nam tiếp tục bị gián đoạn do dòng nguyên liệu rẻ hơn từ Nga, Iran và Indonesia đổ vào thị trường Đông Nam Á. Bên cạnh đó, nhu cầu thép trong nước cũng bị hạn chế bởi mùa mưa vào mùa hè và tín dụng thắt chặt hơn đối với ngành bất động sản.

Với việc giá phế liệu - nguyên liệu đầu vào trong sản xuất thép tăng trở lại, các thương hiệu thép xây dựng mới đây đã điều chỉnh tăng giá bán lần thứ 3 liên tiếp trong ngày 13/9 với mức tăng cao nhất lên tới 880.000 đồng/tấn.

Đơn cử, với thép Hòa Phát, thương hiệu này điều chỉnh tăng 400.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240, còn thép thanh vằn D10 CB300 giữ nguyên với 15,12 triệu đồng/tấn tại khu vực miền Bắc. Theo đó, giá bán mới ngày 14/9 của 2 loại thép này lần lượt là 15,22 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn (chưa bao gồm VAT).

Hiện giá bán mặt hàng thép xây dựng đang dao động trong khoảng 15-16,5 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.

Chủ đề: Xuất nhập khẩu thép,

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Việt Nam chi hơn 8,8 tỷ USD mua sắt thép trong 8 tháng đầu năm

    8 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập siêu 2,8 tỷ USD sắt thép trong bối cảnh kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh tới 95% cả về lượng và trị giá.

Hữu Việt

  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin

Thị trường phế liệu Việt Nam
Đăng ký kênh Youtube CafeLand để theo dõi các video mới nhất!

theo Thanhnienviet

Link bài gốc Lấy link

  • Bài viết cùng chủ đề

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Thép dài của “Vua thép Việt” lần đầu xuất sang châu Âu

    Sau các thị trường quen thuộc như châu Á, châu Mỹ, mặt hàng thép dài (long products) của Hòa Phát lần đầu được xuất khẩu sang châu Âu, mở ra thị trường mới trong bối cảnh tiêu thụ khó khăn ở cả trong và ngoài nước....

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Ngành thép xuất một, nhập ba

    Mặc dù thị trường thép trong nước bước đầu khởi sắc sau thời gian dài khó khăn, song nhập khẩu thép thành phẩm và thép nguyên liệu về Việt Nam ngày càng tăng cao cả về lượng lẫn kim ngạch trong năm 2022....

  • Thị trường phế liệu Việt Nam

    Tháng 11, xuất khẩu sắt thép mang về 470 triệu USD

    Sau nhiều tháng giảm liên tiên tiếp, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam trong tháng 11/2022 ghi nhận bật tăng trở lại cả về lượng và giá trị.

Xem Thêm >>

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.