Thị trường vô hình là gì

[Chinhphu.vn] - Trong điều kiện giá cả thế giới leo thang, cộng hưởng với một số yếu kém trong nước, thì việc kết hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa bàn tay hữu hình sự quản lý của Nhà nước và bàn tay vô hình cơ chế tự điều tiết của thị trường lại càng cần thiết.

Phối hợp cả "bàn tay hữu hình" và "bàn tay vô hình" điều tiết nền kinh tế

Trước đổi mới, kinh tế Việt Nam dựa trên 2 hình thức tổ chức chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã. Nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chế độ bao cấp hiện vật. Với cơ chế này, người ta thường chỉ nghĩ đến và nhấn mạnh đến vai trò của bàn tay hữu hình - bàn tay quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế.

Hài hòa cả hai bàn tay

Các xí nghiệp quốc doanh, thậm chí một số lĩnh vực của các hợp tác xã [như cung ứng vật tư, phân phối sản phẩm trong nội bộ, tiêu thụ sản phẩm,] nhưng cũng chỉ như phân xưởng, đội sản xuất, cửa hàng, mà giám đốc gần như không có quyền tự chủ như Quản đốc, Đội trưởng, Cửa hàng trưởng hiện nay. Sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu, giá cả thế nào, lao động tiền lương ra sao, cùng với tem phiếu định lượng, lấy vốn ở đâu, xử lý lãi do nhà nước thu, lỗ đều do cấp trên [Nhà nước] định.

Do nhà nước ôm nhưng ôm không xuể, còn các chủ thể sản xuất kinh doanh không những không phát huy được tính chủ động sáng tạo, trái lại còn trông chờ, ỷ lại vào nhà nước. Kết quả dẫn đến tăng trưởng kinh tế chậm, các quan hệ chủ yếu của kinh tế vĩ mô bị mất cân đối.

Khi nền kinh tế chuyển đổi sang sản xuất hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, thì cơ chế thị trường đã thổi một luồng sinh khí mới vào nền kinh tế, có tác động giải phóng sức sản xuất, đổi mới phân phối, đổi mới quản trị doanh nghiệp và đổi mới tư duy quản lý kinh tế và cũng xuất hiện bàn tay vô hình tham gia vào việc điều tiết nền kinh tế.

Nhưng trong kinh tế thị trường cũng xuất hiện nhiều rủi ro do những khuyết tật bản thân của nó, do rủi ro tác động từ bên ngoài trong điều kiện mở cửa hội nhập, toàn cầu hóa. Khuyết tật của cơ chế thị trường đã tạo ra hai cuộc đại khủng hoảng trên thế giới, cùng những cuộc khủng hoảng chu kỳ cứ khoảng 5 năm một lần.

Trong và sau các cuộc đại khủng hoảng này, nhà nước đã phải đưa ra những giải pháp giải cứu, kích thích, với số tiền khổng lồ, Ngân hàng Trung ương nhiều nước đã phải đưa ra lãi suất với mức cực thấp trong thời gian khá dài sự can thiệp này nếu đem so sánh thì còn lớn hơn nhiều so với các nước có nền kinh tế chuyển đổi hoặc các nước có nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển chậm hơn.

Nếu không có sự can thiệp kịp thời, khá đồng bộ với liều lượng lớn lao, thì các nước dù có lớn cũng sẽ bị rơi vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, hoặc là nhiều công ty siêu khủng bị sụp đổ, hoặc nhiều nước có thể còn rất lâu mới thoát khỏi khủng hoảng.

Ở các nền kinh tế này, Chính phủ đang phải xem xét lại để thay đổi cơ chế tài chính sau khủng hoảng, chắc chắn sẽ phải tăng cường vai trò của nhà nước, của bàn tay hữu hình để hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường.

Hiện nay, trong tư duy của một số nhà quản lý hoặc chuyên gia đã xuất hiện hai trạng thái, hai thái cực: một thái cực cho rằng phải tiếp tục duy trì hoặc muốn trở lại sử dụng bàn tay hữu hình một cách thái quá gần như khi còn cơ chế cũ; một thái cực khác là bỏ bàn tay hữu hình, cứ để cho bàn tay vô hình của thị trường điều tiết.

Cả hai thái cực này đều không đúng và đều không có khả năng thực hiện được. Nếu chỉ sử dụng bàn tay hữu hình như nhà nước đã từng ôm nhưng ôm không xuể, không đủ nguồn lực để có thể giải cứu tất cả, không đủ sức chống đỡ trên tất cả các ngành, lĩnh vực, cơ chế xin cho lại tiếp tục hoành hoành, làm méo mó thị trường

Dù có tung ra hết biện pháp hành chính này đến biện pháp hành chính khác, thì vá được chỗ này, sẽ bục ra ở chỗ khác Nhưng nếu chỉ trông chờ vào bàn tay vô hình, thì sẽ có không ít ngân hàng thương mại sẽ gặp nhiều khó khăn, khi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu tràn đến và tác động xấu làm rung động đến cả hệ thống; hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ, làng nghề sẽ chết và có thể lặp lại tình trạng chết không có chỗ chôn như cuối thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước.

Số người mất và thiếu việc làm sẽ không thể dùng đơn vị tính bằng nghìn, bằng trăm nghìn người mà phải tính bằng đơn vị tính là triệu người, chục triệu người. Kinh tế sẽ không chỉ suy giảm tốc độ tăng trưởng, mà còn bị suy thoái [tăng trưởng âm]; mô hình tăng trưởng kinh tế không phải là chữ V [xuống đáy một lần rồi lên ngay], mà là chữ W [xuống đáy 2 lần- còn gọi là khủng hoảng kép], hay là chữ U [xuống đáy khá lâu rồi mới phục hồi], thậm chí là chữ L [xuống đáy rồi nằm đó rất lâu, chưa biết đến bao giờ mới phục hồi].

Hiệu quả từ việc kết hợp linh hoạt hai bàn tay

Nền kinh tế mà Việt Nam lựa chọn là nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa với các đặc trưng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Kinh tế thị trường có mục tiêu chính là lợi nhuận, tất yếu có bàn tay vô hình điều tiết thị trường thông qua các quy luật khách quan, như quy luật cung cầu, quy luật giá trị, thông qua cạnh tranh tự do và có tính chất tự điều chỉnh.

Sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường, được thực hiện chủ yếu là tạo ra hành lang pháp lý cho các chủ thể trên thị trường hoạt động, thông qua pháp luật, thể chế, trên cơ sở vận dụng quy luật của kinh tế thị trường, tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm để bảo đảm sự bình đẳng của các chủ thể trong cạnh tranh; khi thật cần thiết và trong một số lĩnh vực, nhất là tình thế, thì dùng bàn tay hữu hình can thiệp bằng các biện pháp hành chính.

Trong điều kiện bất ổn từ bên ngoài, giá cả thế giới leo thang, cộng hưởng với thiên tai, dịch bệnh và một số yếu kém trong nước thì việc kết hợp chặt chẽ giữa bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình lại càng cần thiết.

Sự kết hợp này trong thời gian qua, cũng như hiện nay ở nước ta đã được thực hiện thông qua nhiều việc: Tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng như điện, xăng dầu, một số dịch vụ quan trọng như học phí, Không thả nổi tỷ giá mà Ngân hàng Nhà nước điều hành thông qua tỷ giá liên ngân hàng, cùng với tăng, giảm biên độ giao dịch được phép; yêu cầu các tập đoàn, Tổng công ty lớn của Nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng. Yêu cầu các ngân hàng thương mại mua trái phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước; tăng/giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng/giảm lãi suất cơ bản, cấp phép xuất/nhập khẩu vàng, dừng sàn vàng, cho vay cấp bù lãi suất,

Kết hợp sử dụng bàn tay hữu hình và bàn tay vô hình là một trong những bài học kinh nghiệm quý, góp phần đạt được những kết quả tích cực, quan trọng trong những năm gần đây.

Năm 2008, vừa kiềm chế được lạm phát cao, vừa tránh được đổ vỡ khi gặp khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới trăm năm mới có. Năm 2009 đã đạt kết quả kép: vừa vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế [5,32% so với 5%], vừa kiềm chế lạm phát thấp hơn mục tiêu [6,52% so với dưới 10%], vừa ngăn chặn được tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

Năm 2010, sự kết hợp chặt chẽ bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình cũng đạt kết quả tốt: vừa vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế với6,78%, vừa tăng trưởng xuất khẩu cao, giảm nhập siêu, thu hút kiều hối và khách du lịch đạt kỷ lục mới,

Năm 2011, đứng trước nguy cơ lạm phát cao, ngày 24/2, Chính phủ đã ra Nghị quyết về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, trong đó kiềm chế lạm phát là mục tiêu số một, với nhiều giải pháp nhất quán, đồng bộ, quyết liệt.

Minh Ngọc

Share on Tumblr

Video liên quan

Chủ Đề