Thơ ca bắt rễ từ lòng người là gì

Sự tài hoa tận tụy của một nghệ sĩ không phải được đánh giá bằng số lượng những tác phẩm trong một gia tài văn chương đồ sộ mà là ở những dư vang của đứa con tinh thần mà người nghệ sĩ hết mực nuôi nấng. Có những nhà thơ viết không nhiều nhưng lại in dấu ấn để trong lòng mỗi chúng ta ám ảnh về những vần thơ, Vũ Đình Liên là một trong những cây bút như thế. Xuất hiện ẩn hiện trong làng thơ như một người yêu con chữ và hết lòng với ngôn từ, Vũ Đình Liên đã vẽ nên hình ảnh huy hoàng tuyệt mĩ của một quá khứ đáng mong ước và tự hào qua bài thơ "Ông đồ".

Mở đầu bài thơ, ta bắt gặp ngay quy luật của tự nhiên hay quy luật của chính con người:

Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực Tàu, giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Sự kiện hoa đào nở gợi nhắc ta về một không khí tết, một ngày đầu xuân mà mỗi năm đều có theo quy luật muôn đời của tạo hóa. Dường như trong sự vận động có quy luật ấy của thiên nhiên, ông đồ xuất hiện như một thói quen, như một điều hết sức hiển nhiên với một từ: "lại". Hình ảnh của ông gắn với mực Tàu, giấy đỏ,... những vận dụng của nhà nho xưa, tất cả là phông nền văn hóa cho một truyền thống cổ truyền của dân tộc đó là Cho Chữ ngày tết với mong ước về một năm mới bình an. Và những câu thơ tiếp theo, hình ảnh ông đồ hiện ra thật tài hoa, rạng rỡ:

Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tài:"Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa, rồng bay"

Top 6 bài Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên tuyển chọn

"Hoa tay" chính là để chỉ tài năng viết chữ của ông đồ. Ta dường như có thể tượng tượng được một ông đồ già với áo dài, khăn xếp, đang tỉ mẩn trên khuôn giấy đỏ tươi, nắn nót những chữ Nho, tay chuyển động nhịp nhàng, khi thanh, khi đậm, tạo nên những đường nét đẹp mềm mại mà lại chắc chắn, được so sánh y như là rồng phượng hiện hình trên trang giấy. Vào lúc ấy, những người xung quanh đều trầm trồ thán phục, thể hiện rằng họ đang vô cùng trọng vọng người tạo ra con chữ và chính con chữ dân tộc tuyệt vời kia. Nhưng rồi, ta dễ dàng nhận ra ngay sự tàn phai của một quá khứ huy hoàng khi mà:

Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâu?Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu...

Câu hỏi tu từ như xoáy sâu vào lòng người đọc, câu nghi vấn của nhà thơ đâu chỉ đơn thuần là đang hỏi về những người thuê viết. Sự tấp nập của những người thuê viết chữ khi xưa chính là hiện thân của một thời đại trọng đạo Nho truyền thống, nay đã vắng bóng, liệu có phải là sự đau lòng ám chỉ về sự mai một của những giá trị văn hóa truyền thống ngày nào. Câu thơ "mỗi năm mỗi vắng" cứ tạo sự lẻ loi thưa thớt dần đi những giá trị lâu đời. Biện pháp nhân hóa "giấy đỏ buồn"- "mực sầu" đã cụ thể hóa nỗi sầu nơi con người. Đây trước hết là hình ảnh thực, khi mà người thuê viết vắng, giấy để lâu cũng phai màu, không còn giữ được đỏ như lúc mới, mực lâu không dùng đến, không mài nên cũng đọng lại một chỗ. Nhưng phải chăng, với từ "buồn", từ "sầu", nhà thơ như để người đọc cảm nhận được rằng, vì người đời đã thờ ơ nên giấy cũng "buồn" mà trở nên không còn tươi như trước, mực vì sầu mà cũng không buồn nhấc mình, cứ đọng lại trong nghiêng. Nỗi buồn của ông đồ hay là của nhà thơ đã thấu sang cảnh vật? Hình ảnh ông đồ lúc này thật lẻ loi, cô bóng:

Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay

Một ông đồ năm xưa được trọng vọng, được ngưỡng mộ là thế mà nay như một người bị gạt ra khỏi lề xã hội. Ông vẫn như năm nào, trung thành với cây bút "vẫn ngồi đấy" chỉ có điều rằng nhân tình đã đổi thay, không còn ai chú ý đến ông thậm chí phớt lờ sự tồn tại của ông. Người qua đường đi trong vội vã, đi ngang qua mà chẳng hề hay ông ngồi đó. Hình ảnh của ông cứ lặng lẽ buồn tênh như vậy cho tới mức có chiếc lá vàng rơi trên trang giấy cũng không còn buồn nhặt, mà có lẽ đó là lá vàng của một mùa thu sắp tàn của thời đại Nho Học. Vào cái thời buổi gió Á mưa Âu nổi cuồng phong trên mảnh đất quê hương, con người dường như để bản thân mụ mị mà phớt lờ đi những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc khiến cho chúng ngày càng tàn phai mai một, khi ấy cả hồn dân tộc nhuốm một màu buồn sầu lê thê như những đoạn mưa bụi không bao giờ dứt.

Quá khứ đã đi qua, khi này, có lẽ nhiều người mới chợt nhận ra sự vắng mặt của ông đồ:

Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?

Nếu ở khổ trên hình ảnh ông đồ vẫn còn phảng phất cho dù là "không ai hay" thì ở đoạn này, ông biến mất. Đào thì vẫn nở, vũ trụ vẫn tuần hoàn nhưng không có bóng dáng của ông đồ già năm nào nữa rồi. Sự biến mất của ông cũng chính là sự biến mất của những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc. Câu hỏi cuối bài: "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?" như là một lời chiêu hồn, gọi hồn tổ quốc, một tiếng kêu than vọng vang như muốn tìm lại đâu đây mảnh hồn dân tộc đang phai dần.

Bài thơ chính là tấm lòng của một người nặng lòng với tổ quốc, với những nét văn hóa cổ truyền ngàn năm của dân tộc. Qua bài thơ, Vũ Đình Liên không chỉ bày tỏ niềm khắc khoải tha thiết của bản thân với giá trị của đạo Nho mà còn khắc vào lòng người đọc sự khát khao yêu mến những giá trị cổ truyền dân tộc.

Chenier đã từng nói: “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới là thi sĩ”. Một bài thơ có giá trị, ấy là khi nó bao quát và thể hiện được tư tưởng cảm xúc của người nghệ sĩ, ấy là khi nó viết lên bằng những dòng thơ, những câu thơ chân thành, sâu lắng, tất cả đều bắt nguồn từ thẳm sâu trái tim người viết. Trong bài tựa của tập thơ cổ Trung Hoa Cổ kim hoàn ca tập ta như hiểu thêm giá trị của thơ ca Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ.

Như khúc hát của cảm xúc cất lên từ sâu thẳm trái tim người nghệ sĩ, thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trên đời trở nên bất tử. Thơ là biểu hiện của những tình cảm sâu sắc, là ước mơ cao đẹp mà con người luôn muốn vươn tới, là nghệ thuật bên trong của tâm hồn, là sự bùng cháy của cảm xúc trong khoảnh khắc, là sự bột phát của những tình cảm mãnh liệt. Ta tìm đến một bài thơ có khi vì ta yêu lối thể hiện của người nghệ sĩ, và có khi ta cũng đồng cảm với họ trong giây phút lắng lòng ẩn sâu trong từng lời thơ con chữ. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”. Là một thể loại nằm trong phương thức trữ tình, thơ tác động đến người đọc bằng khả năng, sức gợi sâu xa, bằng cảm xúc mãnh liệt, bằng sự rung động của hình thức, từ ngữ. Sức sống của thơ là ở giá trị tư tưởng, cũng như gốc rễ sâu xa của thể loại này là ở lòng người. Giá trị ấy quy định nội dung, sức sống của thơ, tạo ra sự đồng điệu giữa tâm hồn người viết và tâm hồn bạn đọc.

Như một cây cổ thụ có sức sống lâu bền và gắn bó mật thiết với cuộc sống con người, thơ ca “nở hoa nơi từ ngữ.” Là kết tinh của những gì đẹp đẽ nhất, tinh tuý nhất, cảm xúc tư tưởng của người nghệ sĩ đã thăng hoa thành những vần thơ, lời thơ có giá trị. Rõ ràng, trong khi nội dung tư tưởng cũng như tâm hồn của thơ ca nghệ thuật được ví như rễ cây hút dinh dưỡng nơi lòng đất, là bộ phận quan trọng nhất nhưng lại ẩn mình kín đáo nhất, khó nhìn thấy và nắm bắt thì yếu tố từ ngữ hình thức lại được xem là kết tinh đẹp đẽ nhất, là thành quả của quá trình lao động sáng tạo không ngừng, là yếu tố quan trọng để ta cảm nhận vẻ đẹp của bài thơ. Khẳng định giá trị của thơ ca, nói lên đặc điểm của thể loại này cũng là khi người viết muốn đề cao giá trị nội dung và hình thức trong văn chương nghệ thuật.

Vẫn còn đó con người thơ Hàn Mặc Tử trong Đây thôn Vĩ Dạ. Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Rõ ràng, khi viết những dòng thơ này, Hàn Mặc Tử đang phải sống trong sự đau đớn, dằn vặt cả về thể xác lẫn tâm hồn. Mòn mỏi ngóng trông một không gian, một bóng hình chỉ kịp hiện về trong hồi ức, ấy cũng là khi mặc cảm chia lìa đang trào dâng trong tâm hồn thi sĩ. Mượn hình thức thơ để biểu đạt nội dung thơ để nói lên tâm trạng nỗi lòng mình, đằng sau những câu thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ, ta nhận ra cả một cảm xúc thơ đang đau đớn, xót xa đến tủi phận. “Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, thơ ca là tiếng lòng của người nghệ sĩ và được thể hiện thông qua hình thức thơ đặc biệt ấn tượng. Chính hình thức đã biểu hiện nội dung thơ. Từ ngữ là kết tinh đẹp đẽ nhất, tinh tuý nhất trong quá trình lao động nghệ thuật để làm ra tác phẩm của người nghệ sĩ. Cả Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử đều đã tạo cho mình một lối thơ riêng biệt, với hình ảnh, từ ngữ ấn tượng, có sức gợi sâu xa. Nhưng xuất phát điểm trong tác phẩm của từng thi sĩ vẫn là cảm xúc nỗi niềm thơ chỉ có thể bộc lộ qua trang viết

Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa nơi từ ngữ”, khẳng định giá trị của thơ ca cũng như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, một lần nữa ta hiểu thêm đặc trưng của thể loại trữ tình này, đúng như một nhà văn đã khẳng định: “Những tác phẩm lớn đều xuất phát từ trái tim”.

Qua văn bản quê hương mà c =[[

c đã nêu những chi tiết liên quan

chứ không ai lại nêu ngay ở đâu được

Em nghĩ chủ yếu văn bản thiên về văn bản Quê Hương hơn á c mà đây chị gửi ko có gì liên quan đến quê hương ạ

em đọc mà không thấy ư huhu

vậy e đợi c chị làm bổ sung lại cho em

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về tình yêu quê hương của Tế Hanh và bài thơ Quê hương. Thân bài: - Tình yêu quê hương được thể hiện qua niềm tự hào khi giới thiệu về quê hương: + Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian. + Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương. - Tình yêu quê hương còn được thể hiện trong nỗi nhớ về cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới: + Sáu câu thơ tiếp theo là cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống. Học sinh phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu, độc đáo trong đoạn thơ. + Đoạn thơ thứ ba là cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Bốn câu đầu là một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. Bốn câu sau miêu tả người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… Qua đó thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.

Tình yêu quê hương được thể hiện trực tiếp trong nỗi nhớ khôn nguôi về quê hương của người con khi xa cách: + Nỗi nhớ chân thành, tha thiết nên lời thơ giản dị; cách bộc lộ cảm xúc trực tiếp “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!” + Hương vị lao động làng chài chính là hương vị riêng đầy quyến rũ của quê hương. Nhà thơ đã cảm nhận được chất thơ trong cuộc sống lao động hàng ngày của người dân nên hình ảnh thơ tươi sáng, khỏe khoắn, mang hơi thở nồng ấm của lao động, của sự sống. - Tế Hanh đã sáng tạo được nhiều hình ảnh thơ chân thực nhưng cũng rất đẹp, bay bổng lãng mạn. Nhà thơ đã thổi linh hồn vào những sự vật gần gũi, giản dị khiến cho các sự vật mang một vẻ đẹp, một tầm vó bất ngờ. Từ đó, tình yêu quê hương của Tế Hanh càng trở nên tha thiết, sâu nặng hơn. Kết bài: Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

các câu thơ c không trích ra nữa

e tự trích thơ là xong nhé

nhớ đánh giá xu giúp c nhé

Video liên quan

Chủ Đề