Thoái hoá khớp háng là gì

Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn vì khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng khi cử động hay đứng lâu và đi khập khiễng. Triệu chứng của thoái hóa khớp háng liên quan đến tình trạng hư sụn khớp và mọc các gai xương.

Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn vì khớp này gánh trọng lượng cơ thể nhiều nhất.

Cơn đau xuất hiện khi thay đổi tư thế, đi đứng, chạy nhảy, nếu bệnh nhân hạn chế vận động và nghỉ ngơi thì cơn đau cũng giảm theo. Khi bị thoái hóa nặng, các cơn đau khủng khiếp diễn ra thường xuyên hơn và bệnh nhân bị hạn chế cử động khớp háng.

Thay đổi thời tiết có thể gây tăng đau, hạn chế vận động. Giai đoạn đầu người bệnh khó làm một số động tác như ngồi xổm, trèo lên ghế, ngồi kiểu cưỡi ngựa. Giai đoạn sau mức độ tăng dần, đi khập khiễng, phải chống gậy,…

2. Điều trị thoái hóa khớp háng

Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp háng và cách điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân có thể dùng các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu [chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại và tập vật lý trị liệu…].

Việc điều trị thoái hóa khớp hiện nay phụ thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.

Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hay các thuốc chống thấp khớp theo chỉ định của bác sĩ.

Và trong trường hợp cần thiết, khi các phương pháp trên không có tác dụng thì người bị thoái hóa khớp háng sẽ phải phẫu thuật [khi đó, người bệnh sẽ phải đục xương sửa trục xương đùi, khung chậu, ghép xương ổ cối: được chỉ định với những trường hợp thoái hoá khớp háng giai đoạn sớm] hoặc thay toàn bộ khớp háng để khắc phục tình trạng bệnh lý và trở về cuộc sống bình thường.

Thay toàn bộ khớp háng được chỉ định với những trường hợp thoái hoá khớp háng nặng, đau nhiều, thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp 

Thứ tư - 23/10/2019 21:12

Mặc dù không thường gặp như thoái hóa khớp gối, thoái hóa khớp háng cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể, một loại bệnh “không phải dạng vừa” trong số bệnh lý thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp háng - mặt bệnh hay gặp của chuyên khoa cơ xương khớp

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp háng rất đa dạng, trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỉ lệ cao nhất [khoảng 50%], gặp chủ yếu ở người cao tuổi. Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm, do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng , hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn muộn…. Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do bẩm sinh đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới. Ngoài ra, thoái hóa khớp háng còn ảnh hưởng của yếu tố giới tính: tùy vị trí khớp mà sự khác biệt về giới cũng khác nhau; trong khi thoái hóa khớp gối, bàn tay, cột sống thường gặp ở nữ hơn nam giới, thì trong thoái hóa khớp háng nam giới chiếm ưu thế hơn một chút so với nữ. Tình trạng thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

Triệu chứng

Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh đi lại khó khăn do khớp háng phải chống, chịu trọng lực của cơ thể. Đau là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này. Bệnh nhân thường đau vùng bẹn, sau đó lan xuống đùi, đau tăng lên khi cử động hay đứng lâu và thường đi khập khiễng, cần gậy hỗ trợ. Người bệnh cảm thấy thường xuyên mỏi và tê cứng khi vận động, đi bộ hoặc co, duỗi khớp háng. Bệnh nhân thấy khó khăn khi cúi người để mang vớ, buộc dây giày, cắt móng chân.

Giai đoạn tiếp theo là xuất hiện những cơn đau nhói mỗi  khi vận động xoay người, gập người hoặc dạng háng, nhưng khi nghỉ ngơi sẽ hết đau. Ở giai đoạn muộn hơn, đau có thể xuất hiện ngay cả khi ít vận động và cuối cùng người bệnh đau cả lúc nghỉ và vào ban đêm, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Cuối cùng, người bệnh không thể đi lại do chỏm xương đùi và ổ cối biến dạng, các gai xương bám đầy quanh khớp, khớp mất vận động.

Thoái hóa khiến người bệnh đau và vận động khó khăn

Điều trị

Bệnh thoái hóa khớp háng mức độ nhẹ, ở giai đoạn sớm có thể điều trị nội khoa, kết hợp với việc giảm cân, hạn chế đi bộ, dùng gậy hỗ trợ [ nếu đau nhiều], tập vật lý trị liệu. 

Điều trị ngoại khoa khi tình trạng thoái hóa khớp háng đã ở giai đoạn nặng, bệnh nhân đau cả khi nghỉ ngơi, vào ban đêm, hoặc trên phim X-quang chỏm xương đùi và ổ cối đã biến dạng.

Mục đích của phương pháp điều trị ngoại khoa là giúp bệnh nhân giảm đau và cải thiện chức năng vận động khớp háng cho bệnh nhân. Có hai phương pháp phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp háng đó là:

Đục xương, sửa trục xương đùi, khung chậu, ghép xương ổ cối. Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp thoái hóa khớp háng giai đoạn sớm do nguyên nhân trật khớp háng hoặc thiểu sản.

Khớp háng nhân tạo giúp bệnh nhân hết đau,  lấy lại sự vận động

Thay khớp háng toàn phần, bán phần. Chỉ định thay khớp háng với các trường hợp thoái hóa khớp háng nặng, khiến cho bệnh nhân đau nhiều và thường gặp ở bệnh nhân trên 60 tuổi.
Tập phục hồi chức năng sau thay khớp háng đóng vai trò quan trọng, giúp bệnh nhân sớm lấy lại biên độ vận động khớp, sớm phục hồi tình trạng teo cơ hoặc tránh teo cơ.

Lời khuyên của bác sĩ

Ths. BS. Nguyễn Nam Anh  - Chuyên khoa Cơ xương khớp Bệnh viện quốc tế Minh Anh

Ngoài vấn đề liên quan đến yếu tố tuổi tác, di truyền,  để phòng ngừa thoái hóa khớp háng, cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, lên kế hoạch giảm cân an toàn nếu đang bị thừa cân, béo phì. Tập làm mạnh cơ vùng mông đùi để hỗ trợ cho khớp háng,  đồng thời hạn chế những hoạt động mạnh, quá sức không tốt cho khớp háng. Nếu mắc bệnh viêm khớp, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng, người bệnh nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt, sẽ giúp hạn chế thoái hóa khớp háng lúc về già. Chú ý việc dùng thuốc giảm đau, kháng viêm trong điều trị. Không lạm dụng thuốc có corticoide, phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Song song đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý là cách tốt nhất để điều trị cũng như ngăn ngừa thoái hóa khớp háng.

Các bài viết về bệnh lý cơ xương khớp có thể bạn quan tâm

►SỨC KHỎE CƠ XƯƠNG KHỚP

►THOÁI HÓA KHỚP GỐI

►THAY KHỚP GỐI – PHỤC HỒI TỐT VẬN ĐỘNG


Để được tư vấn và hỗ trợ khám chuyên khoa cơ xương khớp, Quý khách vui lòng liên hệ:

BỆNH VIỆN QUỐC TẾ MINH ANH

Số 36 Đường số 1B, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP. HCM Điện thoại: [028] 62600818 - 62600848

Web: minhanhhospital.com.vn


Fb: facebook.com/bvminhanh
Youtube: Minh Anh Hospital

Thoái hóa khớp háng gây ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động, làm việc của người bệnh. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này cùng hướng giải quyết hợp lý trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo của khớp háng bao gồm sụn khớp, xương dưới sụn, bao hoạt dịch. Theo thời gian cùng những tác động bên ngoài, sụn khớp dần bị bào mòn, dịch khớp suy giảm, xương dưới sụn bị tổn thương. Từ đó khiến hai đầu xương bị cọ xát gây đau, di chuyển khó khăn.

Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp háng đóng vai trò quan trọng. Nó giúp bác sĩ lựa chọn được phương pháp, phác đồ điều trị thoái hóa khớp háng.

– Quá trình lão hóa tự nhiên: Theo thời gian, sụn và xương dưới sụn dần suy yếu, dịch nhầy cũng giảm dần. Do đó có tới 50% người mắc bệnh này trên 60 tuổi. Đây được gọi là thoái hóa khớp háng nguyên phát.

– Bẩm sinh: Cấu tạo xương khớp bất thường ở khớp háng hoặc chân.

– Chấn thương: Những chấn thương gặp phải do chơi thể thao, tai nạn lao động, sinh hoạt hàng ngày có thể gây viêm thoái hóa khớp háng. Các chấn thương phổ biến là gãy xương hông, rách sụn chêm…

– Thường xuyên lao động nặng: Bê vác nặng, không đúng tư thế khiến khớp háng thường xuyên phải chịu áp lực lớn lâu dần dẫn tới tổn thương.

– Biến chứng của một số bệnh lý khác: Bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, tiểu đường, huyết sắc tố…

– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Thực đơn không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của sụn khớp. Thêm vào đó, ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nội tạng động vật, uống rượu bia cũng gây hại cho xương khớp.

Viêm cột sống dính khớp là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Trong từng giai đoạn, người bệnh có thể gặp phải các dấu hiệu thoái hóa khớp háng khác nhau:

giai đoạn Biểu hiện
Giai đoạn sớm Cơn đau ban đầu xuất hiện ở vùng bẹn, sau lan xuống đùi, cẳng chân, mông

Đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi

Chân đi khập khiễng, khó đứng vững

Tê mỏi

Giai đoạn sau Cơn đau xuất hiện nhiều hơn, chủ yếu vào sáng sớm và chiều tối

Đau ngay cả khi nghỉ ngơi

Khô khớp: Có tiếng lạo xạo của khớp háng khi cử động. Do gai xương bám quanh khớp

Khó khăn trong xoay người, cúi người, dạng háng

Giai đoạn muộn Đau tăng nặng, dữ đội, ngay cả khi nghỉ ngơi. Đau nhiều khi thay đổi thời tiết

Cứng khớp vào buổi sáng, cứng khớp khi ngồi lâu

Đây không phải là căn bệnh đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người bệnh.

– Đau nhức triền miên, cứng khớp

– Biến dạng khớp gây khó khăn trong vận động. Lớp sụn bị bào mòn nhanh đẩy phần xương sang một bên gây lệch trục

– Gai xương bám xung quanh khớp làm người bệnh không thể thực hiện một số động tác như: gập người, dạng háng…

– Vùng cơ xung quanh khớp háng bị teo nhỏ

– Thậm chí dẫn tới tàn phế

Ngoài khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một số phương pháp chẩn đoán khác như:

– Chụp X-quang: Cho thấy hình ảnh thoái hóa khớp háng như: Hẹp khe khớp,  gai xương, khuyết xương.

– Chụp CT: Cung cấp hình ảnh về sự thay đổi của cấu trúc xương

– Chụp MRI: Hình ảnh xương hiện rõ trên máy tính

– Xạ hình xương: Giúp đánh giá tình trạng các mô mềm quanh xương

– Xét nghiệm máu: Loại trừ khả năng mắc phải một số bệnh lý khác

Một vài biện pháp sẽ được đưa ra để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Nó không chỉ giúp điều trị triệu chứng mà còn ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Trong nhiều trường hợp việc hỗ trợ trong cử động khớp háng sẽ giúp người bệnh vận động dễ dàng hơn. Nó cũng giảm khả năng gây ra những tổn thương nặng hơn cho khớp. Đồng thời nó cũng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Các thiết bị hỗ trợ có thể kể tới là: Nạng, khung tập đi, gậy chống…

Khung tập đi sẽ hỗ trợ cho quá trình di chuyển của người bệnh

Việc dùng loại thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thể trạng của bệnh nhân. Bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc sau:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol… Giúp người bệnh giảm bớt các cơn đau nhức tại khớp háng.

– Thuốc chống viêm không steroid [NSAIDs] như: Ibuprofen, Naproxen… Loại thuốc này làm giảm tình trạng viêm sưng tại khớp. Từ đó giúp giảm đau cho người bệnh.

– Tiêm steroid: Được chỉ định trong những trường hợp đau nặng. Tuy nhiên, nó chỉ được phép sử dụng trong thời gian ngắn. Vì nếu dùng lâu sẽ gây tác hại cho khớp.

Ibuprofen có thể được bác sĩ chỉ định

Đối với trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát có thể xem xét chữa thoái hóa khớp háng bằng bài thuốc dân gian. Cách chữa thoái hóa khớp háng này khá đơn giản, lại tiết kiệm chi phí.

– Bài thuốc từ ngải cứu trắng: Lấy một nắm ngải cứu trắng rửa sạch rồi sao vàng cùng muối hạt. Chườm hỗn hợp này lên khớp háng trong vòng 15 phút. Bài thuốc này tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau.

– Bài thuốc từ cà gai leo: Cà gai leo thường xuất hiện trong các bài thuốc trị bệnh xương khớp bởi khả năng giảm đau nhức. Người bệnh chỉ cần lấy 60g cà gai leo rửa sạch rồi sắc với nước để uống.

– Bài thuốc từ tỏi: Tỏi chứa chất chống oxy hóa mạnh, giúp ức chế quá trình viêm nhiễm, giảm đau nhức, ngăn ngừa thoái hóa. Lấy 40g tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái lát ngâm với 100ml rượu trắng trong bình thủy tinh 10 ngày. Mỗi sáng dùng 20 giọt.

Cây cà gai leo xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp háng

Vật lý trị liệu cũng là một trong những biện pháp trị thoái hoá khớp háng có thể xem xét. Nó kích thích lưu thông máu, tăng cường sự linh hoạt của khớp và tăng sức mạnh cơ xung quanh. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng đối tượng cụ thể.

Vật lý trị liệu giúp phục hồi chức năng của khớp háng

Khi bước vào giai đoạn nặng, điều trị nội khoa không còn hiệu quả, nhiều người sẽ phải tiến hành mổ thoái hóa khớp háng. Phẫu thuật thay khớp háng là cách điều trị thoái hóa khớp háng cuối cùng cần được thực hiện. Nó bao gồm:

– Cắt bỏ xương để hạn chế hình thành gai xương, biến dạng khớp

– Thay một phần khớp háng

– Thay toàn bộ khớp háng

TPBVSK Viên khớp Tâm Bình có chứa 10 vị thảo dược như: Mã tiền chế, Hy thiêm, Đương quy, Đỗ trọng… Sản phẩm hỗ trợ giảm các triệu chứng của thoái hóa khớp; hỗ trợ giảm đau nhức xương khớp, đau mỏi cơ bắp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp; hỗ trợ mạnh gân cốt, tăng cường lưu thông khí huyết.

Viên khớp Tâm Bình đã đạt nhiều giải thưởng lớn như: Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích, Hàng Việt Nam chất lượng cao, Chứng nhận Tin và dùng, Top 20 Sản phẩm Vàng Việt Nam…

Để cải thiện khả năng vận động của khớp háng, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập thoái hóa khớp háng. Người bệnh có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ và nhờ sự trợ giúp từ huấn luyện viên để lựa chọn bài tập phù hợp và tập đúng kỹ thuật.

– Nằm ngửa, đầu gối co lại, vai chạm sàn

– Từ từ hạ hai đầu gối chạm sàn về phía bên trái, đồng thời xoay đầu về phía bên phải. Giữ trong 15 giây.

– Đổi bên. Thực hiện mỗi bên 10 lần

Bài tập xoay hông kép

– Nằm sấp, hai tay chống thẳng lên, hai mũi chân chạm mặt sàn

– Hai đầu gối chạm đất. Từ từ nâng hai chân tạo với sàn một góc 90 độ

– Giữ tư thế trong 10 giây

– Lặp lại 10 lần

– Nằm ngửa, co 2 đầu gối

– Dùng tay kéo đầu gối áp sát ngực

– Giữ tư thế trong 15 giây

– Lặp lại 10 lần

Bài tập kéo gối

– Nằm ngửa, đầu gối co

– Từ từ nâng mông lên khỏi mặt sàn. Giữ tư thế trong 5 giây. Sau đó trở về tư thế ban đầu

– Lặp lại 10 lần

Để phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh thoái hóa khớp háng, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý. Cụ thể:

– Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng. Bổ sung rau quả, cá béo, sữa… Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật. Không uống rượu bia, không hút thuốc lá.

– Hạn chế vận động mạnh, tránh các động tác có thể gây chấn thương.

– Rèn luyện thể lực đều đặn, lựa chọn bài tập, môn thể thao phù hợp.

– Với người thừa cân, béo phì, cần có chế độ ăn uống tập luyện để giảm cân. Điều này sẽ tránh gây áp lực mạnh cho hệ xương khớp, nhất là khớp háng.

– Giữ tinh thần thoải mái, ăn đúng giờ, ngủ đủ giấc.

– Không nên lạm dụng thuốc có corticoid. Chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

– Điều trị dứt điểm các bệnh lý có thể gây thoái hóa khớp háng.

Hy vọng rằng, với những thông tin trên đây bạn có thể hiểu hơn về bệnh thoái hóa khớp háng và hướng điều trị kịp thời để tránh biến chứng. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua tổng đài 0343 44 66 99 hoặc chat trực tiếp.

Chat với bác sĩ ngay

XEM THÊM

Video liên quan

Chủ Đề