Thông điệp điện tử có giá trị pháp lý như thế nào trong Giao dịch thương mại điện tử tại Việt Nam

Điều 3.3.LQ.11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

27/12/2015 16:45 CH Xem cỡ chữ


Điều 3.3.LQ.11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

[Điều 11 Luật Giao dịch điện tử, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/03/2006]

Thông tin trong thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận giá trị pháp lý chỉ vì thông tin đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.

Điều 3.3.NĐ.1.8. Giá trị pháp lý của chữ ký số

[Điều 8 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 13/03/2007]

1. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.

3. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Chương VII Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp.

Điều 3.3.NĐ.2.5. Giá trị pháp lý của chứng từ điện tử

[Điều 5 Nghị định số 27/2007/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/03/2007]

1. Hình thức thể hiện, việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo Luật Giao dịch điện tử.

2. Chứng từ điện tử trong hoạt động tài chính phải đáp ứng đủ các yêu cầu về quản lý Nhà nước, phù hợp với quy định của pháp luật đối với các chuyên ngành về tài chính.

3. Chứng từ điện tử phải có đủ chữ ký điện tử của những người có trách nhiệm ký chứng từ điện tử.

4. Trường hợp chứng từ điện tử chỉ có chữ ký của người có thẩm quyền thì hệ thống thông tin phải có khả năng nhận biết và xác nhận việc đã xử lý của những người có trách nhiệm theo quy định của pháp luật trong quá trình luân chuyển chứng từ điện tử đến người ký cuối cùng.

Lượt truy cập: 3699

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT[ 0]

Họ và tên:*

Email:*

Nội dung:*

Mã Captcha:

[Tích chọn để xác nhận bạn là bạn đọc, không phải là người máy tự động]

TIN KHÁC

  • Điều 3.3.LQ.10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu- 27/12/2015
  • Điều 3.3.LQ.9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử- 27/12/2015
  • Điều 3.3.LQ.8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử- 27/12/2015
  • Điều 3.3.LQ.7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử- 27/12/2015
  • Điều 3.3.LQ.6. Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử- 27/12/2015

Xem theo ngày

    Mục lục bài viết

    • 1. Khái niệm hợp đồng điện tử
    • 2. Vai trò của hợp đồng điện tử
    • 2.1Giúp các bên giao kết tiết kiệm được thời gian đàm phángiao kết hợp đồng
    • 2.2 Bằng việc giao kết các HDĐT, các doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch, bán hàng
    • 2.3Giúp đẩy nhanh tiến độ “số hóa” đối với một số sản phẩm và dịch vụ
    • 2.4 Giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

    1. Khái niệm hợp đồng điện tử

    Hợp đồng điện tử [Tiếng Anh là e-contracts hay on-line contracts] là một loại hình cơ bản của giao dịch điện tử. Theo Điều 11 Luật Mẫu về Thương mại điện tử của UNCITRAL năm 1996 “Hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền dữ liệu”. Theo Ủy ban Kinh tế Châu âu của Liên hợp quốc [UNECE], hợp đồng điện tử là hợp đồng nhằm đáp ứng các yêu cầu của các đối tác thương mại điện tử. Hợp đồng bao gồm các điều khoản cơ bản có thể đảm bảo rằng một hay nhiều giao dịch thương mại điện tử, sau này có thể được ký kết giữa các đối tác thương mại trong khuôn khổ pháp lý cho phép. Hợp đồng điện tử nhằm đề cập tới mọi hình thức liên lạc điện tử có thể để ký kết các giao dịch thương mại điện tử

    Ở Việt Nam, hợp đồng điện tử là một thuật ngữ pháp lý mới, chính thức xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 2005, sau khi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005. Mặc dù được xây dựng trên cơ sở tham khảo Luật mẫu về thương mại điện tử năm 1996 của UNCITRAL, nhưng khác với luật mẫu và pháp luật của nhiều nước trên thế giới, Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam đưa ra định nghĩa chính thức về hợp đồng điện tử tại Điều 33 như sau: “ Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu”, trong đó thông điệp dữ liệu được hiểu là “ thông tin được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”. Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức: trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax, và các hình thức tương tự khác.

    Ngày nay người ta hiểu khái niệm hợp đồng điện tử thông thường là những hợp đồng được giao kết thông qua phương tiện điện tử mà trong đó internet đóng vai trò cơ bản và được coi là điều kiện tiên quyết. Như vậy, Luật giao dịch điện tử năm 2005 của Việt Nam định nghĩa hợp đồng điện tử theo cách khái quát. Sự liệt kê thường không bao giờ đầy đủ, cách định nghĩa này là hợp lý, nó dự liệu được tất cả các phương tiện điện tử được sử dụng để giao kết hợp đồng và giúp tránh khỏi sự lạc hậu trước sự phát triển của công nghệ thông tin, bởi rất có thể trong tương lai sẽ có thêm những phương tiện điện tử khác được phát minh, sáng chế mà được sử dụng làm phương tiện điện tử.

    Qua những phân tích ở trên có thể kết luận hợp đồng điện tử là những hợp đồng được giao kết qua mạng Internet - phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến và có tầm ảnh hưởng, chi phối nhất trong giao kết hợp đồng điện tử hiện nay.

    2. Vai trò của hợp đồng điện tử

    Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy việc sử dụng hợp đồng điện tử trong đời sống hàng ngày cũng như trong thương mại đem lại nhiều lợi ích, đặc biệt là cho các nhà kinh doanh. Những lợi ích này có thể thấy được thông qua vai trò của hợp đồng điện tử. Theo đó, hợp đồng điện tử có những vai trò chủ yếu sau đây:

    2.1Giúp các bên giao kết tiết kiệm được thời gian đàm phángiao kết hợp đồng

    Quá trình giao kết hợp đồng gồm nhiều bước, từ tìm hiểu đối tác, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, gửi đơn chào hàng, gửi chấp nhận chào hàng, đàm phán các điều khoản của hợp đồng, ký kết, sửa đổi, lưu trữ…Nếu tất cả những công việc ấy đều diễn ra bằng giấy trắng, mực đen thì thời gian để các bên soạn thảo, in ấn giấy tờ, thời gian gửi và chờ nhận thư liên lạc giữa các bên là không ngắn.

    Các cuộc điều tra cho thấy 80% thời gian để ký hợp đồng sẽ được tiết kiệm bằng việc sử dụng hợp đồng điện tử. Việc sử dụng Internet sẽ giúp người tiêu dùng, giúp các bên giao kết, kể cả bên giao kết là doanh nghiệp, giảm đáng kể thời gian giao dịch. Thời gian giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, bằng khoảng 0.5 phần nghìn thời gian giao dịch qua bưu điện.

    2.2 Bằng việc giao kết các HDĐT, các doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch, bán hàng

    Chỉ bằng một vài “click” trên máy tính, một nhà kinh doanh, ngồi tại văn phòng của mình [hay thậm chí ngồi tại nhà riêng] cũng có thể cùng lúc giao dịch cùng lúc với nhiều khách hàng, giao kết được nhiều hợp đồng với những đối tác ở nhiều nơi khác nhau. Điều này không thể có được đối với hợp đồng truyền thống. Bằng phương thức điện tử, nhất là thông qua mạng Internet, các bên tham gia giao dịch, cùng với việc giảm thời gian giao kết hợp đồng, cũng sẽ giảm một cách đáng kể chi phí để thực hiện điều đó.

    Trước hết là giảm chi phí giao dịch. Chi phí giao dịch qua Internet rẻ hơn phí giao dịch qua Fax hay qua bưu điện chuyển phát nhanh. Các ứng dụng Internet sẽ thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp với các nhà cung cấp và khách hàng, từ đó trợ giúp việc trao đổi thông tin và ký kết hợp đồng. Thư điện tử, hội thoại qua video và thảo luận trên mạng xã hội trở nên rẻ hơn và dễ sử dụng hơn đối với các bên giao kết ở xa nhau, so với việc sử dụng điện thoại, fax và gửi thư thông thường. Hợp đồng điện tử có thể làm giảm chi phí giấy tờ do tất cả các thông tin đều được gửi và nhận trực tiếp mà không cần được thể hiện bằng bất kỳ hình thức giấy tờ nào. Đồng thời việc lưu trữ các hợp đồng điện tử nói riêng và các thông tin điện tử nói chung, xét về mặt kỹ thuật của công nghệ thông tin, đều có thể được thực hiện rất nhanh chóng mà không tốn kém chi phí giấy tờ.

    2.3Giúp đẩy nhanh tiến độ “số hóa” đối với một số sản phẩm và dịch vụ

    Các giao dịch thương mại điện tử thường được chia thành hai nhóm sau:

    Một là, giao dịch buôn bán hàng hóa vật chất và dịch vụ thông thường. Trong nhóm này Internet hay các mạng mở khác được sử dụng như một phương tiện cho các giao dịch chào hàng, giao kết hợp đồng, thậm chí cả thanh toán, nhưng việc giao hàng hóa và dịch vụ tới khách hàng vẫn phải được thực hiện một cách vật chất thông qua những phương tiện truyền thống.

    Giao dịch điện tử thuộc nhóm này có sự kết hợp giữa giao dịch truyền thống với giao dịch điện tử. Các quy trình giao kết hợp đồng điện tử được phối kết hợp, đan xen giữa các bước, các quy trình truyền thống với các bước, các quy trình giao dịch điện tử. Cách thức này tạo ra những ưu việt và thuận lợi cho một hợp đồng hợp đồng điện tử nói riêng và giao dịch điện tử nói chung.

    Hai là, giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ “số hóa”. Việc giao dịch, việc thực hiện giao kết hợp đồng, thanh toán và cung ứng hàng hóa, dịch vụ đều được thực hiện thông qua việc truyền các thông điệp dữ liệu đã được số hóa. Giao dịch điện tử thuộc nhóm số hai này sẽ được thực hiện theo quy trình điện tử một cách toàn diện.

    Công nghệ thông tin bản thân nó đang xâm nhập vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội và cho ra đời một số sản phẩm đặc thù là những sản phẩm số [digital products]. Đây là các sản phẩm phi vật thể như: các trương trình phần mềm, các website, nhạc, phim truyện, sách điện tử…các sản phẩm này có đặc điểm là có thể giao hàng qua mạng. Thực chất của việc mua bán, trao đổi các sản phẩm này là việc trao dổi dung liệu hàng hóa. Dung liệu [content] là nội dung của hàng hóa, mà không phải là bản thân vật mang nội dung đó; ví dụ như: tin tức, nhạc phim, các trương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn…

    Trước đây dung liệu được thay đổi dưới dạng hiện vật [physical form] bằng cách đưu vào đĩa, vào băng in thành sách, báo, thành văn bản, đóng gói thành bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến đại lý phân phối [cửa hàng, quầy báo…] để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay dung liệu được số hóa và truyền gửi qua mạng, gọi là “giao gửi số hóa” [digital delivery]. Các tờ báo, các tư liệu của các công ty, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lần lượt được đưa lên website. Các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể truyện cũng được số hóa, truyền tải qua Internet, người sử dụng tải xuống sử dụng thông qua màn hình và thiết bị âm thanh của máy tính điện tử. Các sản phẩm số này [hàng hóa thông tin phi vật thể mà công nghệ thông tin mang lại] sẽ thực sự tạo ra các sản phẩm mới, các kênh tiêu thụ lớn có giá trị cao.

    Đối với việc giao dịch mua bán các sản phẩm đặc thù, hợp đồng điện tử sẽ là phương thức phù hợp, tiện lợi và nhanh chóng nhất.

    2.4 Giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

    Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ nhanh chóng và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thế giới diễn ra ngày càng khốc liệt, việc tìm kiếm được nhiều đối tác khách hàng, tìm kiếm được thị trường mới, tìm kiếm được kênh cung ứng linh hoạt, gọn nhẹ, nhanh chóng với chi phí giảm cũng như khả năng phản ứng nhanh hơn với các cơ hội trong guồng quay của thế giới kinh doanh là những lợi thế không thể thiếu đối với một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triền

    theo kịp với thị trường thế giới. Thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng chính là chiếc chìa khóa dẫn doanh nghiệp đến với những cơ hội, thử thách, cũng như đưa doanh nghiệp doanh nghiệp tới khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

    Trước hết nói về việc tìm kiếm đối tác, khách hàng, lợi ích thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng là rất quan trọng vì nó giúp các doanh nghiệp cùng một lúc và trong thời gian ngắn có thể tiếp cận, giao dịch và trao đổi thông tin với rất nhiều đối tác. Thông qua sự kết nối điện tử doanh nghiệp có thể liên lạc một cách hiệu quả, nhanh chóng, với các nhà cung cấp, với khách hàng của mình, thậm chí nếu họ ở các nước khác nhau với múi giờ khác nhau và ngôn ngữ khác nhau.

    Giao kết hợp đồng điện tử thông qua mạng Internet/web sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể, dù họ là doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, người tiêu dùng, dù họ ở trong nước hay ở nước ngoài vẫn có thể giao tiếp trực tiếp [liên lạc trực tuyến] và liên tục mà không bị cản trở bởi khoảng cách về thời gian, về địa lý… Điều này sẽ tạo điều kiện cho các chủ thể giao kết hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng thương mại điện tử sẽ có thể hợp tác, quản lý, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh trong phạm vi quốc gia cũng như ở khu vực hay ở môi trường kinh doanh quốc tế.

    Việc tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch, ký kết hợp đồng như đã phân tích ở trên là yếu tố quan trọng làm giảm chi phí kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn nữa trong môi trường điện tử thông tin được truyền dẫn từ người khởi tạo và người nhận hầu như, là ngay lập tức. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp nhờ vào các phương tiện điện tử, có thể tiếp cận và nắm bắt được một cách kịp thời những cơ hội kinh doanh mới, ký kết được hợp đồng một cách rất nhanh chóng.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự- Công ty luật Minh Khuê

    Video liên quan

    Chủ Đề