Thực trạng phát triển trí tưởng tượng cho học sinh

1. Lý do chọn đề tài

          Bậc Tiểu học có vị trí đặc biệt quan trọng, là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và thể chất cho trẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hình thành và phát triển trí tuệ cho học sinh là một trong những nhiệm vụ then chốt của giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng. Xu hướng chung của dạy học ngày nay là dạy cho học sinh các kĩ năng tư duy theo đặc trưng của từng môn học. Trong các môn học ở nhà trường Tiểu học thì môn Toán là một trong những môn có nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh. Một trong những mục tiêu cốt lõi của quá trình dạy học Toán trong nhà trường Tiểu học là góp phần phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí; cách phát hiện và giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập Toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

      Trong các loại hình tư duy toán học thì tư duy biện chứng có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp học sinh phát hiện và định hướng tìm tòi cách giải quyết vấn đề. TDST là một trong ba loại hình của tư duy biện chứng [tư duy phê phán, tư duy giải toán, tư duy sáng tạo]. Nó là loại hình tư duy đặc trưng bởi hoạt động trí tuệ, tập trung và tìm ra những lời giải, những sản phẩm hay quá trình độc đáo. Phát triển TDST là góp phần hình thành phẩm chất trí tuệ. Việc phát triển TDST trong dạy học Toán ở Tiểu học phải trên cơ cở rèn luyện tư duy phê phán và tư duy giải toán. Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta phát triển được TDST cho học sinh thì tư duy phê phán và tư duy giải toán của các em cũng sẽ ở mức độ mềm dẻo, linh hoạt, nhuần nhuyễn.Vì vậy trong dạy học Toán cần phải phát triển TDST cho HS, đặc biệt là học sinh khá giỏi.

      Mặt khác, chúng ta đều biết  giai đoạn lớp 4&5 là giai đoạn học tập sâu, HS được học tập các yếu tố của toán học thực sự, khác với giai đoạn các lớp 1, 2, 3 là giai đoạn các kĩ năng cụ thể. Toán 5 có một vị trí đặc biệt quan trọng trong giai đoạn này và trong cả quá trình dạy học Toán ở Tiểu học. Có thể nói Toán 5 là kết tinh các kết quả của quá trình dạy học số học ở Tiểu học. Quá trình dạy học Toán 5 luôn gắn với việc củng cố, ôn tập các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán tiểu học. Toán 5 được phát triển ở mức cao hơn, sâu hơn, hoàn thiện hơn, trừu tượng và khái quát hơn, do đó cơ hội hình thành và phát triển các năng lực tư duy nói chung, TDST nói riêng cho học sinh sẽ nhiều hơn, phong phú hơn, vững chắc hơn so với các lớp trước.

    Bên cạnh đó, việc phát hiện và bồi dưỡng HSG Toán nói chung, Toán 5 nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của dạy học Toán TH. Trong quá trình triển khai chương trình Tiểu học hiện hành, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục đã và đang phối hợp với một số cơ quan của Bộ Giáo dục & Đào tạo để thực hiện đổi mới công tác phát hiện và bồi dưỡng HSG Toán, nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển năng lực học tập Toán của HSTH, trong đó đặc biệt chú trọng đến đối tượng HSG Toán 5. Tuy nhiên công việc này đang được triển khai dưới dạng nghiên cứu về dạy học tự chọn trong môn Toán ở Tiểu học. Phát triển TDST cho học sinh khá, giỏi lớp 5 sẽ là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng HSG Toán 5 góp phần đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài tương lai cho đất nước.

       Thực tế dạy học Toán 5 ở trường Tiểu học đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG. Tuy nhiên công việc này bên cạnh những kết quả đạt được còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Phần lớn những phương pháp mà giáo viên sử dụng để bồi dưỡng HSG chưa phát huy được tính sáng tạo của người học. Nhiều giáo viên chưa hiểu rõ ý nghĩa tác dụng của việc rèn luyện tư duy trong từng nội dung, từng nhiệm vụ, từng bài tập mà bản thân đã lựa chọn để giao cho học sinh. Phổ biến nhất là dạy học theo kiểu luyện thi, nhồi nhét kiến thức, hoặc rèn luyện theo bài giải mẫu có sẵn, vì thế mà có tình trạng học sinh có thể làm được những bài toán khó [vì đúng mẫu], nhưng lại không làm được những bài đơn giản hơn. Chính kiểu dạy học này đã làm thui chột TDST của học sinh. Vì thế nhất thiết phải có một cơ sở khoa học cho việc phát hiện con đường để phát triển TDST cho học sinh nói chung, HS khá, giỏi môn Toán lớp 5 nói riêng.

          Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, có thể khẳng định, việc phát triển TDST cho học sinh khá, giỏi lớp 5 trong dạy học Toán ở trường Tiểu học là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt. Vì thế tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng và một số biện pháp chủ yếu Phát triển TDST cho học sinh khá, giỏi lớp 5 thông qua hoạt động thực hành giải toán”.

Lâu nay, dạy mỹ thuật cho học sinh từ bậc tiểu học trong các nhà trường thường theo "mô típ" quen thuộc: dựa vào chương trình sách giáo khoa rồi giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh tô, vẽ theo hình mẫu có sẵn. Điều này dẫn đến sự nhàm chán trong việc dạy và học mỹ thuật, đồng thời làm giảm khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của mỗi học sinh…

Mấy năm trở lại đây, ngành Giáo dục-Đào tạo đã đưa việc dạy mỹ thuật theo phương pháp mới vào áp dụng tại một số trường tiểu học trong tỉnh. Hiệu quả bước đầu cho thấy đây là phương pháp dạy học khá tích cực, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh…

Để tìm hiểu về phương pháp dạy học mỹ thuật mới đã và đang được triển khai thực hiện tại nhiều trường tiểu học trong tỉnh, chúng tôi đã về dự một buổi học mỹ thuật của trường tiểu học Yên Sơn [thành phố Tam Điệp]. Trong lớp học được nhà trường bố trí dành riêng cho việc học mỹ thuật, dù diện tích còn chật hẹp nhưng không khí buổi học diễn ra khá sôi nổi, màu sắc của những sản phẩm mỹ thuật được các em học sinh thực hiện khá bắt mắt. Lớp học được chia thành các nhóm, mỗi nhóm có từ 5-7 học sinh đang tập trung hoàn thiện các sản phẩm của nhóm mình. Trên bàn của mỗi nhóm, từng chủ đề được dần hình thành. Cô giáo Lê Thị Hiền, giáo viên dạy bộ môn Mỹ thuật cho biết: Với phương pháp dạy mỹ thuật mới, học sinh được trực tiếp trải nghiệm, thỏa sức sáng tạo, phát huy tối đa năng lực. Khác với kiểu học mỹ thuật truyền thống, học sinh chủ yếu được học về đường nét, hình khối để hình thành nên tác phẩm vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa. Với cách học mới này, các em không phải gò bó vào khuôn mẫu có sẵn mà được tự do sáng tạo, phát huy trí tưởng tượng. Giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, hướng dẫn và giúp đỡ học sinh hoàn thiện tác phẩm. Từ cách học mới, học sinh của nhà trường đã biết tận dụng các nguyên vật liệu phế thải, bỏ đi như: dây điện, ống nước, vải thừa, lon bia…để hình thành nên tác phẩm mình mong muốn, rất đa dạng, phong phú như: uốn dây thép tạo hình 3D, vẽ theo nhạc, khả năng về tạo hình…Sau khi hoàn thành tác phẩm, học sinh đưa ra nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Cô giáo Bùi Hồng Oanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Năm học 2014-2015, nhà trường thực hiện thí điểm dạy mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đối với học sinh khối lớp 5. Qua thí điểm dạy 1 năm cho thấy đây là phương pháp khắc phục được cơ bản những hạn chế của phương pháp cũ là học mỹ thuật theo khuôn mẫu sẵn có nên được học sinh đón nhận và thích học. Do đó, năm học 2015- 2016, nhà trường quyết định triển khai dạy mỹ thuật theo phương pháp mới ở tất cả các khối lớp. Mặc dù điều kiện cơ sở vật chất của trường còn hạn chế nhưng nhà trường đã bố trí phòng học mỹ thuật riêng, đi tiên phong trong việc dạy theo chủ đề bằng cách dồn tiết các môn học khác để dạy xong một chủ đề. Do đó, việc dạy và học mỹ thuật được áp dụng đầy đủ các nội dung của phương pháp mới. Hiện dạy mỹ thuật có các dạng bài như: vẽ theo nhạc [phát triển trí tưởng tượng], uốn dây thép tạo hình 3D [rèn kỹ năng về tạo hình]… nên việc chuẩn bị bài học đòi hỏi học sinh và giáo viên phải quan tâm sát sao. Nguyên vật liệu làm sản phẩm đều là những vật dụng tái chế nên không khó để học sinh về nhà tìm kiếm. Do đó, việc dạy và học có nhiều thuận lợi. Chỉ sau một năm triển khai dạy mỹ thuật theo phương pháp mới, nhà trường đã có hẳn một ngân hàng hình ảnh cho học sinh sử dụng và học đạt hiệu quả cao.

Trao đổi với đồng chí Đinh Duy Nghĩa, Phó trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục-Đào tạo được biết thêm: Phương pháp dạy học mỹ thuật mới do trường Đại học Zealand, vương quốc Đan Mạch chuyển giao cho Bộ Giáo dục-Đào tạo thông qua dự án hỗ trợ giáo dục mỹ thuật cấp tiểu học và được thực hiện thí điểm tại một số trường tiểu học trong toàn quốc từ năm học 2010- 2011. Từ năm học 2010- 2011, ngành giáo dục Ninh Bình đã đưa phương pháp này về thực hiện thí điểm tại 8 trường tiểu học trong tỉnh. Hiện nay, ngoài việc duy trì dạy ở các khối lớp tại 8 trường ban đầu, đã có nhiều trường lựa chọn đưa phương pháp này vào giảng dạy ở một số khối lớp hoặc một số tiết dạy tùy theo điều kiện của từng trường. Phương pháp này nhằm hỗ trợ học sinh phát triển khả năng tiếp thu thẩm mỹ và sáng tạo bằng cách khuyến khích các em học sinh trải nghiệm, sáng tạo, bày tỏ, hợp tác và giao tiếp với nhau qua các hoạt động mỹ thuật thực tế. Thông qua hoạt động mỹ thuật thực tế, học sinh tự mình làm giàu cách biểu đạt, phân tích, đánh giá, tự lựa chọn và nhận thức để hình thành, phát triển những năng lực cá nhân. Có 7 quy trình mỹ thuật thử nghiệm để giáo viên và học sinh cùng nhau tạo ra mô hình học tập: vẽ cùng nhau và sáng tạo các câu chuyện; vẽ biểu cảm; trang trí và vẽ tranh qua âm nhạc; hình ảnh các nhân vật được xé, cắt, dán, tạo hình 3D để tạo ra một chủ đề có cốt truyện; tạo hình 3D tiếp cận theo chủ đề; điêu khắc- nghệ thuật không gian tạo hình; tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Từ 7 quy trình mỹ thuật thử nghiệm kể trên, giáo viên dựa vào chương trình giáo dục mỹ thuật hiện hành để giảng dạy cho học sinh từ khối lớp 1 đến lớp 5 với các phân môn: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí, tập nặn tạo dáng và thường thức mỹ thuật. Việc ứng dụng phương pháp dạy mỹ thuật mới đã giúp giáo viên nuôi dưỡng, thử thách tài trí và khả năng tưởng tượng của học sinh, giúp các em tiến bộ qua từng ngày, từng tuần, từng tháng. Giáo viên cũng có điều kiện quan tâm đến việc học của từng học sinh thông qua việc hướng dẫn, giúp đỡ các em thực hiện các hoạt động: trải nghiệm và trình bày kinh nghiệm của mình thông qua tác phẩm mỹ thuật, sáng tạo tác phẩm, biểu đạt ý kiến, đánh giá quy trình, kết quả…

Từ những đổi mới trong dạy học mỹ thuật nên những năm qua học sinh ở nhiều trường tiểu học đã hứng thú hơn với việc học, tích cực tham gia nhiều cuộc thi ý tưởng trẻ thơ, vẽ tranh đạt thành tích xuất sắc. Như năm học 2014- 2015 có 28.663 học sinh thuộc 149 trường tiểu học tham gia cuộc thi vẽ tranh an toàn giao thông "chiếc ô tô mơ ước" với 24.091 bức tranh, đạt tỷ lệ 42,6% tổng số học sinh tiểu học; có 15.845 học sinh tham gia cuộc thi "ý tưởng trẻ thơ" với 15.862 tác phẩm, đạt tỷ lệ 25,72% tổng số học sinh tiểu học. Tại các cuộc thi cấp quốc gia, quốc tế, học sinh tiểu học Ninh Bình đã vinh dự giành những giải thưởng cao: em Nguyễn Ngọc Yến Nhi, học sinh trường tiểu học Trần Phú [thành phố Tam Điệp] đạt giải ba toàn quốc cuộc thi "ý tưởng trẻ thơ" năm học 2012- 2013; em Bùi Thanh Mai, học sinh trường Tiểu học Lê Hồng Phong [thành phố Tam Điệp] đạt giải nhất quốc gia, huy chương vàng quốc tế cuộc thi vẽ tranh chủ đề "Chiếc ô tô mơ ước", em Dương Đức Thái, học sinh trường Tiểu học Trần Phú [thành phố Tam Điệp] đạt giải nhì quốc gia cuộc thi vẽ tranh "Chiếc ô tô mơ ước" năm học 2014- 2015; trường Tiểu học Trần Quốc Toản [huyện Yên Khánh] có số bức tranh dự thi hợp lệ cao nhất tỉnh cuộc thi "ý tưởng trẻ thơ" được ban tổ chức cuộc thi tặng 10 suất học bổng Honda dành cho học sinh nghèo vượt khó trong học tập, rèn luyện…

Bùi Diệu

Video liên quan

Chủ Đề