Thuê ngoài chuỗi cung ứng là gì

Do sức ép từ lợi nhuận biên tế tạo ra động lực thúc đẩy thị trường tự do phát triển hình thức thuê ngoài [Outsourcing]. Công ty A cần thực hiện dịch vụ và tạo ra lợi nhuận trên tổng chi phí thực hiện dịch vụ đó. Dịch vụ này có thể yêu cầu công ty B thực hiện. Công ty B có thể cung cấp dịch vụ với mức giá thấp hơn chi phí mà công ty A tự sản xuất. Lúc đó công ty A có thể xem xét đi thuê ngoài.

Theo truyền thống, những đơn vị tham gia vào chuỗi cung ứng là nhà sản xuất, logistics, phân phối và nhà bán lẻ. Có bao nhiêu tổ chức có năng lực hoạt động trong chuỗi cung ứng? Một số hoạt động như tín dụng và các khoản phải thu, thiết kế sản phẩm, quản lý đơn hàng có thể không phải là năng lực cốt lõi của các tổ chức truyền thống tham gia vào chuỗi cung ứng. Đó là cơ hội tốt cho các nhà cung cấp dịch vụ tham gia trong chuỗi cung ứng. Tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng như là một thể thống nhất, nhưng không cần thiết phải thực hiện tất cả. Và quả thực không thể làm tốt tất cả hoạt động trong chuỗi cung ứng từ bất kỳ một hình thức nào.

Một ngoại lực khác tác động thúc đẩy hình thức thuê ngoài là tính phức tạp của thị trường mà chuỗi cung ứng đó phục vụ gia tăng. Công ty Ford Motor thực hiện chiến lược tích hợp theo chiều dọc: khai thác quặng sắt để có nguyên liệu thép; thiết kế sản phẩm và sản xuất nên những chiếc ô tô. Chiến lược này là tối ưu vì thị trường mà công ty Ford Motor phục vụ là thị trường sản phẩm đã tiêu chuẩn hóa và sản xuất hàng loạt.

Ngày nay, nhu cầu định hướng thị trường và phải trả giá cho sự đổi mới sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu. Điều này gia tăng tính phức tạp trong chuỗi cung ứng. Những đơn vị tham gia vào chuỗi nhận thấy rằng thị trường mà họ phục vụ cung cấp những kiến thức cần thiết để quản lý tính phức tạp này.

Nguồn: Ths. Nguyễn Kim Anh [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa] 

Thuê ngoài [tiếng Anh: Outsourcing] là việc doanh nghiệp sử dụng những nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc và nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp.

Hình minh họa. Nguồn: outsourcingphilippines

Định nghĩa

Thuê ngoài trong tiếng Anh là Outsourcing. Thuê ngoài là việc doanh nghiệp tiến hành thuê nhân sự bên ngoài công ty để hiến hành sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ cho mình.

Cũng có thể hiểu thuê ngoài là hình thức sử dụng những nguồn lực bên ngoài để thực hiện công việc và nghiệp vụ cụ thể của doanh nghiệp.

Hay thuê ngoài là việc doanh nghiệp thuê các nguồn lực bên ngoài để đảm nhận một vài khâu trong qui trình sản xuất của doanh nghiệp.

Thuê ngoài được coi là một biện pháp nhằm cắt giảm chi phí của doanh nghiệp. Thuê ngoài có tác động đến hàng loạt các công việc, từ hỗ trợ khách hàng, sản xuất đến hành chính.

Lịch sử hình thành và phát triển của thuê ngoài

- Hình thức thuê ngoài lần đầu tiên được công nhận là một chiến lược kinh doanh vào năm 1989 và trở thành một phần không thể thiếu trong kinh tế kinh doanh trong suốt những năm 1990. 

- Thuê ngoài là vấn đề gây tranh cãi ở nhiều quốc gia. 

Những người phản đối thuê ngoài cho rằng chính hình thức thuê ngoài đã gây ra mất việc làm trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất. 

Ngược lại, những người ủng hộ quan điểm về thuê ngoài cho rằng nó tạo ra động lực cho các doanh nghiệp và công ty phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả nhất do các công ty tận dụng được lợi thế so sánh khi tiến hành thuê ngoài [Công ty thuê ngoài chuyên môn hóa vào làm những công việc được thuê]. 

Bên cạnh đó việc thuê ngoài giúp duy trì bản chất của kinh tế thị trường tự do trên qui mô toàn cầu.

Ưu điểm

- Thuê ngoài giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí lao động và khai thác được nguồn nhân lực có chuyên môn.

Khác với qui trình thuê mướn truyền thống, thuê ngoài cho phép các doanh nghiệp tìm kiếm tài năng trên khắp thế giới.

Chi phí cho dịch vụ thuê ngoài thường thấp hơn chi phí tự xây dựng đội ngũ trong doanh nghiệp. Nếu tự duy trì đội ngũ, doanh nghiệp sẽ phải trả thêm thuế thu nhập cá nhân, và đóng các loại bảo hiểm cho nhân viên của mình. 

Không những vậy với việc sử dụng hình thức thuê ngoài doanh nghiệp không cần lo lắng việc mở rộng không gian doanh nghiệp hay thuê văn phòng lớn hơn...

- Bảo toàn năng lực sản xuất cho công ty do không mất thời gian tập trung vào những khâu thứ yếu.

Bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, các công ty sử dụng hình thức thuê ngoài để tập trung tốt hơn vào các khía cạnh cốt lõi của doanh nghiệp.

Các hoạt động thuê nhân sự bên ngoài có thể cải thiện hiệu quả và năng suất do các nhân sự này có lợi thế chuyên môn hóa và họ có khả năng thực hiện các nhiệm vụ này tốt hơn chính doanh nghiệp đi thuê. 

- Chiến lược thuê ngoài cũng có thể dẫn đến thời gian quay vòng nhanh hơn, tăng khả năng cạnh tranh trong một ngành và cắt giảm chi phí hoạt động chung.

Hạn chế

- Như đã đề cập ở trên hạn chế lớn nhất của thuê ngoài chính là gây ra hiện tượng mất việc làm trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất khi doanh nghiệp thuê nhân sự bên ngoài lãnh thổ quốc gia.

[Theo Investopedia, Outsourcing]

Minh Lan

Tùy theo xu hướng tổ chức quản trị chuỗi cung ứng và các biến động của thị trường mà doanh nghiệp [DN] có thể đưa ra các quyết định tổ chức chuỗi cung ứng sao cho hợp lý: thuê ngoài hay tự thực hiện.

Đọc E-paper

Ngày nay, với việc phân công lao động ngày càng chuyên môn, sẽ có rất ít công ty có thể đảm nhận hết các khâu trong chuỗi giá trị, thay vào đó chuyển sang chuyên môn hóa vào một hay vài khâu và chuyển các hoạt động còn lại cho các công ty khác đảm nhận, việc này được gọi là hoạt động thuê ngoài [outsourcing].

Hoạt động thuê ngoài rất đa dạng, nhìn chung, các khâu trong chuỗi sản phẩm đều có thể được thuê ngoài. Công ty chuyên về lĩnh vực sản xuất có thể thuê một công ty tài chính hoặc kiểm toán thực hiện các hoạt động kiểm toán, kế toán và hoạch định tài chính. Tương tự, việc quản lý nhân sự với các khâu như tuyển dụng, đào tạo và chính sách nhân sự cũng có thể được thuê ngoài nhằm giúp công ty tập trung vào khâu cốt lõi.

Cân nhắc trước khi thuê ngoài

Yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy doanh nghiệp [DN] thực hiện thuê ngoài là nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, cũng cần xem xét những yếu tố khác để đưa ra quyết định thuê ngoài cho từng khâu cụ thể. Theo đó, có 4 trường hợp DN không nên thuê ngoài: thứ nhất, đối với hoạt động có giá trị chiến lược dài hạn; thứ hai, đối với các khâu mà nguồn lực DN như kỹ năng và kiến thức là thích hợp; thứ ba, đối với hoạt động vượt trội so với đối tác; và thứ tư là đối với các hoạt động DN cảm thấy có thể tự phát triển trong tương lai.

Xem xét hướng và quy mô thuê ngoài

- Hướng thuê ngoài: DN cần xem xét nên thuê ngoài các dịch vụ hướng về phía trước hay phía sau [nếu lấy hoạt động chính làm tiêu chuẩn]. Chẳng hạn, nếu DN sản xuất sản phẩm chính là điện thoại di động với thương hiệu riêng thì có thể thuê ngoài sản xuất linh kiện và lắp ráp để chỉ tập trung cho khâu phát triển thương hiệu [đây là dạng thuê ngoài theo hướng về phía trước].

- Mức độ của hoạt động thuê ngoài: DN sẽ quyết định thuê ngoài đến bao nhiêu phần trăm trong chuỗi giá trị chính. Chẳng hạn, DN có thể thuê ngoài gần như toàn bộ các khâu trong chuỗi giá trị và chỉ tự thực hiện [insource] hai khâu quan trọng là nghiên cứu và phát triển sản phẩm [R&D] và phát triển thương hiệu. Điển hình là Công ty Apple hoặc BKAV [với sản phẩm Bphone] gần như chỉ tập trung vào hai khâu quan trọng và giá trị nhất này, còn thì thuê ngoài các khâu khác. Trong khi đó, Samsung lại thực hiện nhiều khâu hơn trong chuỗi giá trị và chỉ thuê ngoài các khâu kém quan trọng trong chuỗi.

Khái niệm offshore và lựa chọn địa lý cho outsourcing

Thuê ngoài [outsource] có nghĩa là mua một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó từ một công ty khác thay vì tự thực hiện. Khái niệm outsource không mang ý nghĩa địa lý, mà mang ý nghĩa sở hữu [nếu DN không sở hữu vật chất và quy trình hoạt động của sản phẩm đó thì được gọi là outsource]. Trong khi đó, khái niệm offshore lại mang ý nghĩa về địa lý, ranh giới quốc gia. Theo đó, nếu công ty tiếp cận nguồn cung từ một nhà máy đặt tại quốc gia khác [dù có sở hữu vật chất hay không] thì được gọi là hoạt động offshore.

Việc quyết định vị trí địa lý cho hoạt động thuê ngoài của DN chủ yếu dựa trên các đánh giá về mặt tài chính. Chẳng hạn như nhu cầu về nguồn vốn, những nhân tố thị trường và chi phí, mức độ linh động ứng phó với các thay đổi trong môi trường kinh doanh và những nhân tố rủi ro khác. Việc đánh giá này nhằm giúp DN tìm được một địa chỉ thích hợp về mặt tài chính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc lựa chọn địa điểm cho hoạt động offshore hoặc outsource cũng nhằm mục tiêu chiến lược khác như học hỏi công nghệ và thử nghiệm thị trường.

Tình huống của Dell

Hơn 20 năm trước, nhận thấy bán hàng qua khâu trung gian theo quy trình từ nhà máy của công ty đến các nhà bán lẻ rồi mới đến tay người tiêu dùng [chủ yếu là DN] làm phát sinh thêm chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận, Công ty Dell đã quyết định thực hiện chiến lược bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng mà không qua khâu trung gian là nhà bán lẻ [hay tham gia nhiều hơn vào các khâu trong chuỗi]. Thời kỳ đó, chiến lược này đã đem lại lợi ích khi doanh số ngày càng tăng, Công ty cũng có thể tiếp cận trực tiếp người tiêu dùng và nhờ vậy mà nghiên cứu được hành vi khách hàng.

Tuy nhiên, 20 năm sau, Công ty bắt đầu gặp nhiều vấn đề về doanh số khi đặc điểm thị trường dần thay đổi. Chẳng hạn, lợi nhuận biên trên đầu sản phẩm từ khách hàng cá nhân cao hơn khách hàng DN, thị trường máy tính cá nhân cũng ngày càng lớn mạnh và đặc điểm của đối tượng tiêu dùng này là muốn nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm trước khi quyết định mua, đồng thời yếu tố thời trang cũng giữ vai trò quan trọng hơn. Trong khi đó, mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng DN thông qua mạng lưới đặt hàng trực tuyến đã không còn là lợi thế cạnh tranh của Dell.

Vì vậy, khi Michael Dell, nhà sáng lập Hãng, quay lại vị trí Chủ tịch Công ty, ông đã đưa ra nhiều quyết định dựa trên sự thay đổi của thị trường, như chuyển sang đối tượng khách hàng cá nhân và thị trường đang phát triển, đề cao vai trò của thiết kế và thời trang cũng như đánh giá thị trường cạnh tranh thông qua sự xuất hiện của smartphone và máy tính bảng, sự nổi lên của điện toán đám mây [là mối đe dọa đối với khả năng lưu trữ của bộ nhớ máy tính]. Sau đó Công ty đã tăng cường hợp tác với các nhà bán lẻ và nhờ tổ chức lại chuỗi cung ứng mà Dell vẫn duy trì được lợi thế cạnh tranh khá tốt như ngày nay.

>>Chọn CEO nội bộ hay thuê ngoài?

Video liên quan

Chủ Đề