Thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm

Theo khảo sát thói quen chữa cảm cúm mới đây được thực hiện trên Báo VnExpress với trên 500 độc giả tham gia, có đến 45% người mắc cúm ít nhất 3 lần mỗi năm. Thực tế cho thấy cảm cúm là căn bệnh rất phổ biến, và có đến 71,4% độc giả lựa chọn sử dụng kháng sinh để chữa căn bệnh truyền nhiễm này. Tuy nhiên, đây có phải là phương pháp đúng để điều trị cúm?

Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Hô hấp TP HCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn nhưng không có tác dụng với virus - nguyên nhân gây cúm. Vì thế, bác sĩ khẳng định uống kháng sinh không có khả năng điều trị cúm. Như vậy, có thể thấy rất nhiều quan điểm sai lầm khi các mẹ cho gia đình dùng kháng sinh để chữa cúm. Bệnh nhân cúm chỉ được kê đơn thuốc kháng sinh khi có các biến chứng nhiễm khuẩn như viêm phổi, viêm tai giữa cấp, xoang cấp. Bác sĩ cho hay việc dùng kháng sinh để trị cúm vừa tốn kém, lại có thể gây ra tác dụng phụ [tiêu chảy, dị ứng, mệt mỏi...].

Bác sĩ giải thích kháng sinh được chiết xuất từ các vi sinh vật và nấm. Thế hệ đầu tiên làm từ nấm penicillin, được phát hiện năm 1895, bởi nhà vật lý học Vincenzo Tiberio [Đại học Naples, Italy]. Kháng sinh có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn phát triển, nhưng lại không có tác dụng với virus, bao gồm cả virus cúm. Các mẹ hay nhầm lẫn khi mắc cúm phải dùng kháng sinh, mà không biết rằng cúm do ba chủng virus A, B, C gây ra. Thường gặp nhất là chủng cúm A với 144 loại virus [tổ hợp 16 kháng nguyên H1-H16 và 9 kháng nguyên N1-N9; ví dụ H1N1, H3N2 và H5N1].  

Nhờ sức đề kháng tự nhiên, cơ thể sẽ tự động loại trừ virus cúm trong vài ngày, giúp bệnh nhận cúm tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị cho trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao. Thuốc ho, nghẹt mũi giúp giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, nhưng không giúp hết cúm nhanh hơn. Nếu sốt cao, có thể dùng hạ sốt chứa paracetamol, tuyệt đối hạn chế dùng aspirin. Người mắc cúm cần nghỉ ngơi đến khi bình phục hoàn toàn, điều trị tại nhà cho hết sốt; nên ăn đủ chất, uống nhiều chất lỏng để không mất nước. Súc miệng bằng nước muối loãng để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Bên cạnh đó, người bệnh cần che mũi miệng khi ho và hắt hơi, rửa tay bằng xà bông… để tránh lây nhiễm. Bác sĩ Tuấn cũng căn dặn các mẹ cần cho bệnh nhân cúm nhập viện và cách ly gấp nếu nghi ngờ mắc cúm H5N1 khi có các triệu chứng sau: tím tái; khó thở, đau ngực; ói nặng, dai dẳng; có dấu hiệu mất nước; co giật; ngủ li bì; trẻ khóc không có nước mắt, bú kém.

Bác sĩ Anh Tuấn khuyên các mẹ để phòng cúm hiệu quả cho cả nhà, cần chủ động nâng cao hệ miễn dịch cơ thể để chống đỡ lại virus bằng cách nghỉ ngơi và vận động hợp lý, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin, và đặc biệt bổ sung lợi khuẩn... Người có nguy cơ cao [các bé từ 6 tháng đến 8 tuổi; người già trên 65 tuổi và người mắc bệnh mãn tính] nên tiêm phòng văcxin ngừa cúm mỗi năm một lần. Dù lỡ nhiễm virus cúm thì bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng và mau khỏi.  

Để giải thích về cơ chế nâng cao sức đề kháng cơ thể để phòng chống cúm, cần chăm sóc đường ruột hiệu quả, Bác sĩ Tuấn cho biết: Gần đây, khoa học hiện đại quan tâm nhiều đến vai trò quan trọng của hệ vi sinh tại đường ruột. Nơi đây chứa 100 nghìn tỷ vi khuẩn với bộ gen nhiều gấp 150 lần cả cơ thể. Không chỉ giúp tiêu hóa và chuyển hóa, đường ruột còn có chức năng sản sinh 70-80% tế bào miễn dịch cho cơ thể. Các lợi khuẩn [probiotics] cạnh tranh chỗ đứng với hại khuẩn [bacterias], sản xuất kháng thể miễn dịch IgA chống lại các tác nhân gây bệnh, điều hòa phản ứng viêm toàn thân và tại chỗ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý giúp cả nhà bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa cảm cúm hiệu quả.

Tăng cường đề kháng
Hạn chế cảm cúm

Luôn trang bị cho cả nhà mình Sữa chua Probi - bí quyết tăng cường sức đề kháng và hạn chế cảm cúm, để cả nhà mình nhẹ nhàng & khỏe mạnh 'lướt' qua mùa cúm mà không cần bác sĩ nhe!

Theo Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, thời tiết chuyển lạnh khiến nhiều người gặp vấn đề về đường hô hấp, trong đó cảm lạnh, cảm cúm là bệnh dễ mắc ở nhiều lứa tuổi. Tuy việc điều trị không cần đến sự giúp đỡ của kháng sinh nhưng thói quen lạm dụng thuốc để chữa bệnh có thể khiến cho tình trạng kháng kháng sinh lan rộng, virus cảm lạnh, cảm cúm ngày càng diễn biến phức tạp, khó tiêu diệt hơn.

Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh có gần 50 kinh nghiệm điều trị các bệnh đường hô hấp, bệnh do virus cảm cúm gây ra.

- Trong giai đoạn chuyển mùa, số lượng người mắc bệnh hô hấp nói chung và cảm lạnh, cảm cúm nói riêng như thế nào, thưa bác sĩ?

- Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương thời gian gần đây, trung bình một ngày tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân. 80% trong số đó là những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Khi khám và phân loại, số lượng các bệnh liên quan đến đường hô hấp do virus gây ra chiếm 60-70%.

Khi thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, chuyển lạnh, nhất là tháng 3-4-5 và tháng 11-12, dịch cúm phát triển mạnh, số người bệnh đi khám rất đông. Tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, nhất là những ca kháng kháng sinh khiến cho việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.

- Kháng kháng sinh nguy hiểm ra sao?

- Kháng kháng sinh là khi mầm bệnh hay vi khuẩn có khả năng chống lại thuốc kháng sinh. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn vì các bác sĩ phải sử dụng thuốc kháng sinh thay thế, có độc tính cao hơn dẫn đến thời gian nằm viện kéo dài, không chữa được bệnh.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới [WHO] đưa Việt Nam vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng kháng sinh cao nhất trên toàn cầu. Đây là lời cảnh tỉnh không chỉ cho người dân mà cả các bác sĩ kê đơn và người bán thuốc, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh.

- Nhưng một số trường hợp cảm như đau họng, hắt hơi, sổ mũi khi dùng kháng sinh sẽ thấy đỡ ngay, lý do là gì?

- Thông thường cảm lạnh, cảm cúm, các bác sĩ khuyên không nên dùng kháng sinh, vì đa phần bệnh là do virus, trong khi kháng sinh chỉ hoạt động chống lại vi khuẩn. Dùng thuốc kháng sinh không đúng bệnh, đúng liều có thể làm hệ thống miễn dịch yếu đi, tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển.

Đối với những trường hợp dùng kháng sinh đỡ ngay, có thể là do bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể dùng kháng sinh diệt và kiềm hãm vi khuẩn. Nhưng nếu để cho hệ miễn dịch của cơ thể tự diệt vi khuẩn, tự chữa lành thì tốt hơn là dùng kháng sinh. Lúc này, tất cả những gì bạn nên làm là tăng cường sức đề kháng để cơ thể chiến đấu với bệnh tật. Vậy nên, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, tốt nhất là không dùng kháng sinh để điều trị bệnh.

Đa phần người bị cảm lạnh, cảm cúm là do virus gây ra. 

- Bác sĩ nhận định thế nào về việc dùng thảo dược thiên nhiên trị cảm lạnh, cảm cúm?

- Các bạn nên nhớ khi bị cảm lạnh, cảm cúm nên nghỉ ngơi, chăm sóc cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống lại virus gây bệnh. Cá nhân tôi nhận định việc sử dụng thảo dược giúp giảm các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm là điều nên làm vì thảo dược vừa an toàn lại hiệu quả. Hiện nay, người dân theo nhịp sống hối hả nên đôi khi muốn hết nhanh, ví dụ đang sốt cao thì uống thuốc hạ sốt để hết sốt liền. Tuy nhiên, khi mọi người có ý thức hạn chế dùng thuốc kháng sinh thì xu hướng dùng thảo dược lành tính, thiên nhiên sẽ phát triển mạnh.

Hiện đa số các bạn hay sử dụng các phương pháp dân gian tự làm như ngâm chanh đào, pha nước chanh... nhưng nếu có các sản phẩm về thảo dược được nghiên cứu và bào chế tiện dụng thì tôi nghĩ xu hướng dùng thảo dược để phòng ngừa và trị cảm cúm sẽ thành xu hướng mới và đem lại hiệu quả cao hơn.

Dùng trà thảo dược mỗi ngày góp phần tăng sức đề kháng và cải thiện cảm cúm.

Kim Uyên

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Eugica Cold & Flu Herbal Infusion với 14 loại thảo dược hỗ trợ làm giảm 7 triệu chứng cảm, cảm cúm. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ Sri Lanka, được bán ở các nhà thuốc và Tiki. Xem thêm thông tin chi tiết tại: www.eugica.vn.

Thành phần: Công thức Link Samahan với 14 loại thảo dược thiên nhiên gồm ngò rí, gừng, tiêu đen, vàng đắng, cách cỏ, tiêu lốp, thổ đinh quế, thì là Ai Cập, cang mai, hạt carom, riềng, cà trái vàng, cỏ pathpadagam, cam thảo.

Link Samahan là nhãn hiệu của Link Natural Products [Pvt] Ltd, phát triển và sản xuất bởi Link Natural Products [Pvt] Ltd P.O. Box 2, Malinda, Kapugoda, Sri Lanka.

Nhập khẩu và phân phối bởi: Công ty TNHH Mega Lifesciences [Việt Nam] - số 364 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM.

Giấy phép quảng cáo số 00630/2018/ATTP-XNQC do Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế cấp ngày 19/6/2018.

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Video liên quan

Chủ Đề