Thượng de lấy đất sét nặn ra con người đọc hiểu

Trưa ngày 22/10, đề Văn với yêu cầu nêu suy nghĩ về câu chuyện “Thượng đế cũng không biết” xuất hiện trên một diễn đàn học văn.

Ngay lập tức, câu hỏi độc đáo, sáng tạo này thu hút sự quan tâm của những người yêu Văn nói riêng và cộng đồng mạng nói chung.

Câu hỏi chiếm 8 điểm trong đề thi viết:

Thượng đế cũng không biết

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

- Còn nặn thêm cho mày gì nữa? – Ngài hỏi.

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đầy đủ tay – chân – đầu... rồi nói:

- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

[Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, tập 2, Nguyễn Viết Thắng, NXB Công an Nhân dân].

Suy nghĩ của anh/ chị về câu chuyện trên.

Nhiều thành viên diễn đàn đánh giá đây là một đề thi khá hay và ý nghĩa khi yêu cầu những người trẻ bàn về chủ đề hạnh phúc – một khái niệm rộng lớn và dễ nhầm lẫn.

Em Nguyễn Thị Thương Thương – học sinh lớp 12A6, Trường THPT Hùng Vương, Quy Nhơn, Bình Định, người vừa tham dự kỳ thi cho biết, mặc dù không biết kết quả sẽ như thế nào nhưng em hài lòng với bài làm của mình. Thương chia sẻ, em cũng từng ôn luyện nhiều đề thi của tỉnh khác, nhưng là để rèn kỹ năng, còn đề thi này không giống bất kỳ đề thi nào mà em từng làm. Em cũng cho rằng, đề thi khá dễ thở hơn các tỉnh khác vừa thi.

Trả lời báo Vietnamnet, ông Đào Đức Tuấn – giám đốc Sở GD-ĐT Bình Định xác nhận đây đúng là đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 của tỉnh Bình Định vừa diễn ra sáng nay và hiện Sở này đang bận rộn với công tác hậu thi.

Độc giả có thể nêu quan điểm của mình về đề thi ở phần bình luận.

Nguyễn Thảo

Những câu hỏi liên quan

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Xem chi tiết

Suy nghĩ về ý nghĩa của hạnh phúc qua câu chuyện Thượng đế cũng không biết

Thượng đế cũng không biết

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.
– Ta có thể nặn thêm cho con gì nữa? – Ngài hỏi.
Con người suy nghĩ một lúc: Mình có vẻ như đã đầy đủ tay – chân – đầu… rồi nói:
– Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.
Thượng đế dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu hết hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:
– Này, con tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc !

[Theo Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, tập 2, Nguyễn Viết Thắng, NXB Công an Nhân dân].

Hướng dẫn là bài:

1. Giải thích ý nghĩa:

– “Thượng đế” là hình ảnh biểu tượng cho một đấng toàn năng có khả năng biết hết mọi chuyện và tạo nên con người ; nhưng không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.

– “Hạnh phúc” là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Tuy mỗi người có một quan niệm, cảm nhận khác nhau về hạnh phúc nhưng có thể nhận thấy điểm chung: Hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
– Thông điệp : Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ai ban tặng; hạnh phúc của con người phải do chính con người tạo nên.

2. Bàn luận

– Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc, thú vị.

– Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất. Lúc ấy, người ta biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.

– Khi không tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ không biết quý giá cái hạnh phúc mình đang có. Hạnh phúc ấy sẽ không lâu bền. Nên phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ hoặc theo đuổi những thứ hạnh phúc viển vông, mơ hồ.

3. Bài học nhận thức và hành động:

– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân.

– Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể; biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc của mình, của người khác.

  • Cuộc sống có ý nghĩa
  • Tình cảm gia đình

Thượng đế cũng không biết

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.

- Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏi

Con người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy – tay, chân, đầu...rồi nói:

- Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.

Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:

- Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.

[ Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống –NXB Công an Nhân Dân]

a/ Nêu nội dung chính của VB ?

b/ Em hiểu thế nào là “hạnh phúc” ?

c/ Tìm câu rút gọn :

Nghị luận xã hội về hạnh phúc của con người

Nghị luận xã hội về hạnh phúc của con người

Đề bài : Suy nghĩ của em về bài học rút ra từ câu chuyện sau:

THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT

Thượng đế lấy đất sét nặn ra con người. Khi Ngài nặn xong vẫn còn thừa ra một mẩu đất.– Còn nặn thêm cho mày gì nữa, con người ? – Ngài hỏiCon người suy nghĩ một lúc: có vẻ như đã đủ đầy tay, chân, đầu… rồi nói:– Xin Ngài nặn cho con hạnh phúc.Thượng đế, dù thấy hết, biết hết nhưng cũng không hiểu được hạnh phúc là gì. Ngài trao cục đất cho con người và nói:– Này, tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc.[Trích Những giai thoại hay nhất về tình yêu và cuộc sống, Tập 2, NXB Công an Nhân Dân]

Mở bài :

  • Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
  • Thân bài :Luận điểm 1:* Phân tích văn bản và rút ra bài học:– Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.– Con người: được thượng đế trao tặng nên sẵn có đầy đủ các bộ phận cơ thể [ yếu tố vật chất] nhưng lại không sẵn có hạnh phúc [yếu tố tinh thần].Vì thế, thượng đế yêu cầu con người “tự đi mà nặn lấy cho mình hạnh phúc”.– Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.Luận điểm 2 : Bàn luận về hạnh phúc* Giải thích:– Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một sở nguyện , một mong muốn nào đó .- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng hoặc phung phí– Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được* Lí giải:– Tại sao hạnh phúc không sẵn có– Tại sao hạnh phúc phải do con người tạo ra?* Chứng minh:Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống* Bàn luận– Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.– Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.– Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.– Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ.Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan,tiêu cực* Bài học nhận thức và hành động– Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.– Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.Kết bài : Khẳng định vấn đề.Xem thêm : Tuyển tập đề thi về các tác phẩm lớp 12

    Những bài văn nghị luận xã hội hay lớp 12

    Bài viết gợi ý:

    Video liên quan

    Chủ Đề