Tịch mịch không đình xuân dục vãn kết thúc

                                    
                                              

Tịch Mịch Không Đình Xuân Dục Vãn - Phỉ Ngã Tư Tồn.

Khi đọc truyện và xem phim Bộ bộ kinh tâm, có một chi tiết khá ấn tượng. Sau khi Lương phi qua đời, Nhược Hy quỳ trước cửa cung của bà vái tạ thì gặp Khang Hy đang bước tới với một đoàn thái giám, thị vệ. Đột nhiên, hoàng đế dừng bước, ngoảnh nhìn về phía cửa cung. Rồi chỉ chốc lát sau, lại phẩy tay ra lệnh khởi giá. Nhược Hy lúc ấy có cảm thán một câu "Thì ra đây là tình yêu của đế vương, cũng chỉ là ngoái đầu nhìn lại trong nháy mắt! Hay khi trừng trị Bát A Ca, cũng chính vị Hoàng đế ấy đã đay nghiến xuất thân hèn kém của mẹ chàng - Lương phi, "tiện phụ Tân giả khố" ( Mình cảm thấy ấn tượng của 1 bài review nên đã lấy )

Dưới ngòi bút của Phỉ Ngã Tư Tồn, Khang Hy lại là một vị vua chung tình, và câu chuyện này cũng kể về mối tình đầy nước mắt của ông và Lương phi.

Hắn từng nói " Nàng nói nàng không hề biết tuổi thơ vô lo vô nghĩ là như thế nào, vậy thì ta sẽ cho nàng một tương lai vô lo vô nghĩ, ta hy vọng nàng mãi mãi hạnh phúc, quên đi tất cả mọi chuyện không vui trong quá khứ, ..."
Hắn cũng từng nói " "Trên thế gian này nàng không phải sợ gì cả. Tất cả Trẫm đều gánh vác thay nàng." "Trẫm muốn thử xem ai dám tính kế với người của Trẫm."

Vì thế, dù Hoàng đế đã phải quỳ trước mặt Thái hoàng Thái hậu, đau đớn mà nói rằng "nàng là tính mạng của Huyền Diệp, Hoàng tổ mẫu tuyệt đối không thể lấy đi cái mạng này của tôn nhi được.", bà vẫn nhất quyết bắt hắn phải rời xa nàng.

Để bảo vệ nàng, hắn chấp nhận rời xa nàng. Nàng hạ sinh Dận Tự được một trăm ngày, hắn không hề đến thăm. Suốt mười năm sau đó, cũng chẳng hề gặp mặt. "Đau cũng không đè xuống được, cho nên mới không chạm vào nữa."

Phỉ Ngã Tư Tồn có nói một câu thế này: "Rõ ràng biết người ta không tốt, trái tim người đó không ở đây, nhưng yêu thì cũng yêu rồi, chẳng thể nào thay đổi được, như Khang Hy nói với Hiếu Trang "Hoàng tổ mẫu à, tôn nhi cũng chẳng còn cách nào." Vì vậy, có rất nhiều độc giả càng thêm khẳng định rằng từ đầu chí cuối, trong lòng Lâm Lang vẫn chỉ có một mình Dung Nhược, chứ chẳng có Huyền Diệp. Nàng biết không thể từ chối hắn, vì hắn là vua. Nàng muốn xin hắn một đứa con để có chỗ dựa trong chốn hoàng cung nhiều âm mưu, thủ đoạn, chứ chẳng phải nàng yêu nên muốn có con với hắn.

Giọng văn nhẹ nhàng như nước chảy, kết cục tuy buồn, nhưng những mảnh vỡ phần ngoại truyện cũng kéo lại được một vài tháng ngày hạnh phúc. Cuối cùng, họ đã rời xa nhau, vua Khang Hy vì nàng, vì đất nước đã từ bỏ tình yêu của mình.

Coi phim này đã 3 lần. Nhưng tập cuối coi đã N lần. Phim mặc dù khác với truyện một chút, khác diễn biến, khác cái kết nhưng cũng đủ đau buồn.

Tiểu Sảng khá nhiều người chê, nhưng đối với mình Tiểu Sảng đã làm rất tốt. Vẻ mặt còn ít cảm xúc nhưng ánh mắt buồn rười rượi vẫn còn nhớ tới giờ.

Coi phim lại tiếc cho tình yêu của Lâm Lang và Huyền Diệp, kẻ đáng thương nhất có lẽ là Dung Nhược. 3 người họ chỉ vì 1 chữ " Tình " mà đau cả cuộc đời.

Hôm nay, bỗng dưng mưa to như trút, sấm chét vang dội, lại nhớ đến cái bộ phim mới coi lại từ tối hôm qua, nhớ ánh mắt đượm buồn của Lâm Lang khi gọi hoàng thượng, nhớ khoảnh khắc sinh ly của nàng, cách nhau một bức tường lạnh, nhưng không thể nhìn nhau, đến được với nhau.

" Tịch mịch không đình xuân dục vãn
Hoa lê mãn địa bất khai môn..."

Độ dài: 18 chương*
Thể loại: Cổ đại, ngược, SE (GE)
Người dịch: 无名♫ (gọi tắt VD)

Tử ngọc nằm trong đống tro tàn, một chữ "tâm" cũng dần dần mờ nhạt. Mành thưa vén nửa, hắt ánh chiều tà. Hoa đào rơi rụng, chim yến chao nghiêng. Nhìn theo hướng mây trôi phía cuối chân trời, tâm tư bao lâu nay cũng tan biến, mong đợi cũng nhạt nhoà. Giấc mộng vấn vương trăm mối càng xa xôi, lòng người sao mà thê lương.

Một thể loại truyện ngôn tình - SE - ngược - ám ảnh - day dứt - đau...tôi không thích ngôn tình! Vì những cảm giác mà ngôn tình đem lại cho tôi là sự ám ảnh về tình yêu. Tôi không rõ tôi biết yêu hay chưa, nhưng bây giờ tôi phải nói là tôi sợ yêu, sợ lắm cái chữ "yêu" đó. Cuộc đời vốn đã lắm toan tính, mệt mỏi và đôi chân mỏi rã rời vì những bon chen. Yêu chỉ đơn giản là có một người ở bên, cùng đi, cùng chia sẻ, cùng trò chuyện. Yêu đơn giản lắm, thế nhưng con người lại làm cho nó phức tạp...Người thường đã như thế, nói chi đến bậc quan vua? Thời đại nào, thế kỷ nào, đất nước nào, tầng lớp nào...thì con người cũng giống nhau mà thôi: sống, ăn và yêu!

Tôi thường xem phim cổ trang Trung Quốc, vì sao ư? Tôi cũng không biết, có lẽ nền văn hóa của đất nước họ đã ngấm sâu vào máu các thế hệ chúng ta. (tuy hiện nay tôi rất ghét Trung Quốc vì xâm phạm biển Đông nước ta). Tôi thường ghét các ông vua, vì lắm cung tần, lên đến hàng trăm hàng ngàn bà vợ. Được vào cung được cái tiếng chứ cũng chẳng sung sướng gì. Nội chuyện đánh nhau vì ghen, vì chờ đợi được vua đến thăm một lần cũng lắm phức tạp. Cuốn ngôn tình Tịch Mịch của Phỉ Ngã Tư Tồn - tôi chưa đọc, nhưng nghe qua những người bạn, tôi lại muốn mua thử để đọc xem phần bên trong của một ông vua có phải cũng là một người thường như bao người hay không? Một ông vua cũng biết yêu, cũng rất đa tình nhưng không hề phụ bạc mà ngược lại - rất chung tình. Hiếm có một ông vua nào như vậy, vì, đàn bà đi qua đời vua thì đếm mặt không hết và nhận không ra người quen...

Tôi cũng tổng hợp lại một số thông tin mà mình tìm được qua một vài trang web về cuốn sách này, có khi đọc xong, tuy đau nhưng tôi sẽ suy nghĩ theo hướng khác về tình yêu: không phải loại đàn ông nào cũng giống như nhau, và không phải ông vua đa tình nào cũng phụ bạc...

Tên truyện đặt theo bài thơ Xuân oán của Lưu Phương Bình:

" Sa song nhật lạc tiệm hoàng hôn
Kim ốc vô nhân kiến lệ ngân
Tịch mịch không đình xuân dục vãn
Lê hoa mãn địa bất khai môn."

Tịch mịch không đình xuân dục vãn kết thúc
Tịch Mịch

Nàng lan tâm huệ chí, thông hiểu thi thư, nhưng vì cha và anh bị cuốn vào tranh chấp quyền lực nên phải nhập cung, làm cung nữ giặt quần áo ở Tân giả khố. Chàng là đệ nhất tài tử Mãn Thanh, phồn hoa gấm vóc, trắc mạo phong lưu, nhưng lại ẩn giấu một nỗi đau thầm kín. Chàng là nhất đại đế vương, 8 tuổi đăng cơ, trừ quyền thần, định bờ cõi, văn tài võ lược, nhuệ chí hơn người. Một khúc hợp tấu tiêu hoàng đã dẫn đến một mối tình sai lầm giữa thịnh thế…

Năm Khang Hy thứ 18, hoàng đế đến Bảo Định vi hành. Nạp Lan Dung Nhược (Nạp Lan Tính Đức) là ngự tiền thị vệ hộ giá đêm khuya, nghe hoàng đế thổi khúc “Nguyệt xuất” bằng thiết hoàng, phía xa đại doanh có người dùng tiêu hợp tấu. Nạp Lan nghe ra người thổi tiêu là cô em họ chưa nhập cung của mình – Vệ Lâm Lang, không thể tự chủ mà biến đổi thần sắc.

Hoàng đế ra lệnh cho Dục thân vương Phúc Toàn đi tìm người cung nữ thổi tiêu, có ý ban thưởng cho Nạp Lan. Không muốn Phúc Toàn nhận ra Lâm Lang chính là cô gái mà hoàng đế say mê, bèn ngầm tráo đổi, chọn người khác để ban hôn cho Nạp Lan, đồng thời điều Lâm Lang đến ngự tiền hầu hạ. 

Khi hoàng đế đã yêu Lâm Lang sâu đậm, mới biết nàng là em họ của Nạp Lan… Ý trời trêu ngươi, đã sai lại càng sai, suốt cả con đường gió tuyết thật đẹp, nhưng cuối cùng cũng chỉ là hoa lê như tuyết, trống rỗng, cô đơn.

Đôi lời tác giả

Trong trang cá nhân của tôi có một bộ tiểu thuyết tuy đã phát hành được hai năm rồi nhưng vẫn đánh dấu là “Chưa hết”, bởi vì trong lòng tôi, nó là một tác phẩm mãi mãi không kết thúc.

Lúc “Tịch mịch không đình xuân dục vãn” tái bản, tôi nói với người biên tập: “Đây là truyện mà tôi thích nhất.”........

Vậy đó, có lúc chúng ta cố chấp đến thế, giống như khi yêu một người. Rõ ràng biết người ta không tốt, trái tim người đó không ở đây, nhưng yêu thì cũng yêu rồi, chẳng thể nào thay đổi được, như Khang Hy nói với Hiếu Trang: “Hoàng tổ mẫu à, tôn nhi cũng chẳng còn cách nào.”

Bi thương đến thế, sâu thật sâu sau tưởng đỏ cung cấm, cây đào lá xanh biếc, xuân khứ dã, phi hồng vạn điểm sầu như hải.

Lúc viết “Tịch mịch không đình xuân dục vãn”, tôi viết rất tùy ý, chẳng có dàn ý, cũng không lên khung trước, nghĩ đến đâu thì viết đến đó. Trong đầu chỉ có một ý nghĩ: tôi muốn vào thời đại đó, tôi muốn người này có một câu chuyện thế kia.

Vậy là lúc viết lúc ngừng, viết hăm hở, viết không hối hận. Tiếng tiêu dưới ánh trăng, đám lau sậy trắng như bông kia, chàng gặp nàng, nàng gặp chàng, câu chuyện này chẳng qua cũng chỉ là một hồi bi thương không dứt.

Cũng chính từ tiểu thuyết này tôi mới bắt đầu thật sự gắn kết với văn chương, thật sự hiểu bản thân cuối cùng muốn gì......

Lúc xuất bản lần đầu tôi từng thế, thề là sau này tái bản phải thay đổi lại, sửa lại thành kiểu mà tôi muốn. Đợi đến lúc tái bản thật thì tôi lại phát hiện ra, mình không làm được.

Giống như yêu lần đầu vậy, luôn mong muốn người đó đẹp thế này tốt thế kia, nhưng khi gặp rồi, mới hiểu được, cho dù không giống với mình tưởng tượng thế nào thì anh ta vẫn là người đó, chẳng thể thay đổi được.

Vì vậy tôi dũng cảm nói với người biên tập: Cứ vậy đi.

Tôi không muốn sửa nó, cứ để vậy đi.

Có một vài người bạn giữ lại bản cũ, thật xin lỗi, tôi không viết gì mới cả, lần tái bản này cũng chỉ sửa lại tên một chút, chỉnh lại vài câu văn mà thôi. Những bạn có sách rồi thì không cần mua bản mới nữa, vì nội dung cũng không có khác biệt nào lớn.

Bìa sách mới tôi rất thích, cái sự thích này lại làm tôi buồn bã.

Bìa cũ không được như ý. Tôi và người biên tập đều rất đau khổ, chúng tôi như hai đứa trẻ, đợi tới khi không cần chạy theo thị trường, chúng tôi muốn làm một cái bìa sách nghệ thuật nhất, trên nền bìa trắng mộc mạc vẽ một bức tranh tỉ mỉ, rồi thêm một hàng chữ to trên đầu.

Dường như là nói: Đợi chúng ta có tiền, mua hai cốc đậu tương, một cốc uống, một cốc đổ đi.

Đó là một sự xa xỉ rớt nước mắt, có một chút cố chấp xót xa.

Bìa mới rất đẹp, rất tinh tế. Tôi và cô ấy đều thích tới mức chẳng muốn buông tay, thích cực kì.

Từ đó tới nay, có lúc mắt đầy lệ, có lúc phấn chấn hăm hở, nhưng luôn luôn cảm kích mọi người, luôn ủng hộ tôi, không rời bỏ tôi. Dung túng tôi như vậy, yêu chiều, theo đuổi tôi đến thế, để tôi lớn lên từ trong câu văn.

Cảm ơn mọi người. Cúi đầu!

Tịch mịch không đình xuân dục vãn kết thúc
Phỉ Ngã Tư Tồn

Một số bình luận của các bạn đã đọc cuốn ngôn tình này:

  • Truyện này nội dung không có gì cao trào kịch tính, nhưng đọc xong lại khiến con người ta day dứt....không phải sự day dứt tới ám ảnh như bộ bộ kinh tâm...là gợn buồn nhẹ nhàng, cảm thấy bâng khuâng tiếc nuối...nàng biết chàng sẽ không bao giờ đến nữa (Nhung April )
  •  Tịch Mịch Không Đình Xuân Dục Vãn :)) truyện này SE đọc hay kinh :)) ko kịch tính, pha thêm chút khó hiểu nhưng lại để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mình :(( Đã khóc khi đọc truyện này :(( (Bò Biết Bay)
  • Mình rất thích truyện của Phỉ Ngã Tư Tồn và Tân Di Ổ mặc dù truyện thường ngược, day dứt, gây đau tim oán hận cho ng đọc.. nhưng thật sự rất sâu sắc, dí dỏm và thông minh (Bùi thu Phương)
  • Tôi thích những tác phẩm của tác giả này tuy rằng mỗi lần đọc là 1 lần tôi rơi nước mắt ( biết là SE nhưng vẫn ko kìm lòng được , vẫn phải đọc tiếp ) (Hạnh Phúc Gia Đình)

Không biết thượng đế đã tạo ra Phỉ Ngã Tư Tồn như thế nào để cô có thể viết những dòng văn day dứt đến thế nhỉ? Có lẽ là như vầy: :">

Tịch mịch không đình xuân dục vãn kết thúc
Phỉ Ngã Tư Tồn

(Bạn đọc Tiki)