Tiền điện bao nhiêu 1 ký

Bên cạnh việc tìm hiểu cách sử dụng điện sao cho tiết kiệm thì tính tiền điện cũng là một trong những mối quan tâm của nhiều gia đình. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản, chính xác nhất 2021, cùng tham khảo nhé!Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạtĐiện sinh hoạt là giá bán điện được phép bán theo quy định và áp dụng cho các hộ gia đình sử dụng thiết bị tiêu thụ điện năng. Tiền điện sẽ được tính theo mức bậc thang sử dụng.

Mỗi bậc sẽ có một mức giá được xác định theo các quy định của nhà nước. Tuỳ theo độ sử dụng điện trong một tháng của gia nhiều hay ít, mà tổng chi phí phải trả sẽ khác nhau trên 1 KWh sử dụng.

Dưới đây là biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt:

STTSản lượng (kWh)Giá điện (đồng/kWh)
Bậc thang 1 0 - 50 1678
Bậc thang 2 51 - 100 1734
Bậc thang 3 101 - 200 2014
Bậc thang 4 201 - 300 2536
Bậc thang 5 301 - 400 2834
Bậc thang 6 Trên 400 2927
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tính từ ngày 20/03/2019

2Cách tính tiền điện theo kWh

Công thức tính mức bậc thang:

Mti = (Mqi / T) * N 

Trong đó:

Mti: Mức bậc thang tiền điện của hộ gia đình (kWh).

Mqi: Mức bậc thang thứ i theo quy định (kWh).

T: Số ngày của tháng trước liền kề (ngày).

N: Số ngày tính tiền (ngày).

Sau khi tính ra mức bậc thang, bạn lấy mức bậc thangđó nhân giá bán lẻcộng VAT 10% sẽ ra số tiền.

Lưu ý: Đối với trường hợp 2 hộ gia đình cùng sử dụng một đồng hồ điện thì công thức tính mức bậc thang sẽ như sau:

Mti= (Mqi / T) * N * n (kWh)

Trong đó:

 n: là số hộ dùng chung.

3Cách tính theo công suất

Công suất tiêu thụ điện năng là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sử dụng năng lượng của một thiết bị điện và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.

Hầu hết các thiết bị điện gia dụng hiện nay đều cung cấp các thông số kỹ thuật như công suất tiêu thụ, số seri, nơi xuất xứ, ngày sản xuất,... Từ đây, bạn có thể tính được điện năng tiêu thụ của thiết bị. Sau đó, áp dụng để tính số điện, tính giá điện và ước lượng được tiền điện phải chi trả mỗi tháng.

Công thức tính tiền điện theo công suất:

A = P * t 

Trong đó: 

A: Điện năng tiêu thụ trong thời gian t (kWh).

P: Công suất tiêu thụ (kW).

t: Thời gian sử dụng (giờ).

Cách quy đổi: 1MW = 1000 kW = 1000000 W

Ví dụ: Tủ lạnh có công suất 100W = 0.1 kW, hoạt động trong 24 giờ sẽ tiêu thụ lượng điện năng là: 0.1 * 24 = 2.4 (kWh).

Từ kết quả 2.4 (kWh) ta có thể quy ra tiền điện theo từng mức đã qui định ở bên trên.

Tiền điện bao nhiêu 1 ký

Có thể bạn chưa biết: Hầu hết các cửa hàng tại Điện máy xanh đang áp dụng dịch vụ thu tiền điện vô cùng tiện lợi. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

  • Thanh toán trực tiếp tại cửa hàng gần nhất từ 8h - 22h tất cả các ngày trong tuần.
  • Thanh toán online bằng thẻ VISA/ MASTER hoặc thẻ ATM có đăng ký Internet Banking tại đây.

Xem thêm:

  • 4 cách thanh toán tiền điện qua BIDV đơn giản, không cần đến điểm đóng tiền điện
  • Cách tra cứu và thanh toán tiền điện trên ZaloPay nhanh chóng
  • Cách tra cứu, thanh toán hóa đơn tiền điện miền Nam qua mã QR VNPAY

Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách tính tiền điện sinh hoạt đơn giản, chính xác nhất 2021. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy bình luận bên dưới để Điện máy XANH giải đáp nhé.

Ngoài tiền thuê nhà, những người ở trọ hiện nay còn phải gánh thêm chi phí điện do chủ nhà tự đặt ra với mức cao hơn bình thường khiến cho những người đi thuê nhà ở (nhà trọ) phải chịu thiệt thòi - tổn thất về tiền bạc.

Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về cách tính tiền điện, nước nhà trọ mà người thuê nhà cần biết để bảo vệ quyền lợi. Cùng chúng tôi tìm hiểu về thông tin “Cách tính tiền điện phòng trọ, giá điện nhà trọ mới 2020” để có thể tự bảo vệ quyền lợi của chính mình!

1 - THÔNG TƯ QUY ĐỊNH GIÁ ĐIỆN CHO NGƯỜI THUÊ NHÀ Ở

Thông tư 25/2018/TT-BCT ngày 12/9/2018 của Bộ Công Thương với nội dung về “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2014/TT-BCT quy định liên quan đến việc thực hiện giá bán điện cho sinh viên, người lao động thuê nhà để ở”.

Chính thức từ ngày 26/10/2018 sẽ áp dụng cách tính giá điện mới cho người thuê nhà.

Bạn cần nắm rõ 3 trường hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Chủ nhà kê khai được đầy đủ số người sử dụng điện thì bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà: cứ 4 người được tính là một hộ sử dụng điện để tính số định mức áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt. Cụ thể, 1 người được tính là 1/4 định mức, 2 người được tính là 1/2 định mức, 3 người được tính là 3/4 định mức, 4 người được tính là 1 định mức.

Trường hợp 2: Bên thuê nhà có hợp đồng thuê nhà từ 12 tháng trở lên và có đăng ký tạm trú thì chủ nhà trực tiếp ký hợp đồng mua bán điện hoặc đại diện bên thuê nhà ký hợp đồng mua bán điện.

Trường hợp 3: Người thuê nhà dưới 12 tháng và không xác định được số hộ sẽ ưu tiên áp dụng giá bán lẻ điện theo giá điện của bậc thang thứ 3 (2.014 đồng/kWh chưa VAT) cho toàn bộ sản lượng điện đo đếm tại công tơ.

2 - GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC MỚI QUY ĐỊNH

Theo quyết định điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện được bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh ký ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện sinh hoạt được chia làm 6 bậc thang với mức cao nhất là 2.927 đồng/kWh.

Cụ thể, giá bán lẻ điện sinh hoạt theo quy định mới:

  • Bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.678 đồng/kWh
  • Bậc 2 (51 - 100kWh) là 1.734 đồng/kWh
  • Bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.014 đồng/kWh
  • Bậc 4 (201 - 300kWh) là 2.536 đồng/kWh
  • Bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh
  • Bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.

Với quyết định số 648 ký ngày 20/3, giá bán lẻ điện bình quân được điều chỉnh tăng lên mức 1.864,44 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế VAT).

→ Như vậy, giá bán lẻ điện bình quân sẽ được điều chỉnh tăng lên 8,36% so với giá cũ (trước đây giá bán lẻ bình quân áp dụng là 1.720 đồng/kWh).

Thông tư 25 đã hướng dẫn “với quy định giá bán điện hiện nay thì mỗi 1 kWh người thuê nhà chỉ phải trả 2.215 đồng (2.014 đồng/kWh +10%VAT - tính theo giá điện BẬC 3). Với cách tính này, người thuê nhà và chủ nhà sẽ dễ dàng tính toán tiền điện một cách minh bạch, rõ ràng".

 | Bạn có thể xem chi tiết về quyết định điều chỉ giá điện của Bộ Công Thương quy_dinh_gia_dien_20032019

3 - CÁCH TÍNH TIỀN ĐIỆN PHÒNG TRỌ, NHÀ TRỌ THEO QUY ĐỊNH MỚI

VÍ DỤ: 1 nhà dân sinh sống tại Hà Nội, trong 1 tháng dùng hết 300kWh (số điện). Tổng tiền điện phải chi trả bao nhiêu?

BẢNG GIÁ ĐIỆN NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

  • Bậc 1 (0 - 50kWh) là 1.678 đồng/kWh
  • Bậc 2 (51 - 100kWh) là 1.734 đồng/kWh
  • Bậc 3 (101 - 200kWh) là 2.014 đồng/kWh
  • Bậc 4 (201 - 300kWh) là 2.536 đồng/kWh
  • Bậc 5 (301- 400kWh) là 2.834 đồng/kWh
  • Bậc 6 (401kWh trở lên) là 2.927 đồng/kWh.

Cách tính như sau:

Tiền điện sẽ được tính bằng: Lượng điện tiêu thụ (kWh) * Giá điện (theo mức) + 10% (GTGT).

+ Tiền điện 0 - 50kWh (50 số điện): 50 * 1.678 = 83.900 (VNĐ)

+ Tiền điện 51 - 100kWh (50 số điện): 50 * 1.734 = 86.700 (VNĐ)

+ Tiền điện 101 - 200kWh (100 số điện): 100 * 2.014 = 201.400 (VNĐ)

+ Tiền điện 201 - 300kWh (100 số điện): 100 * 2.536 = 253.600 (VNĐ)

TỔNG TIỀN ĐIỆN PHẢI TRẢ: (83.900+86.700+201.400+253.600) + 10% GTGT = 688.160 (VNĐ).

| Xem thêm: Bảng giá nước sinh hoạt Hà Nội và cách tính giá nước mới nhất!