Tiền đình ở đâu

Hội chứng rối loạn tiền đình phổ biến ở nhiều người nhưng thường hay gặp ở nữ giới, độ tuổi sau 30 tuổi. Các triệu chứng của rối loạn tiền đình như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đi đứng loạn choạng,.. điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe, tâm lý, công việc và hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào để đạt được hiệu quả tốt nhất? Cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

1. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Tổn thương dây thần kinh số 8 sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, do một số nguyên nhân khác như tắc nghẽn mạch máu nuôi não hoặc bệnh lý thiếu máu não [do thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, xơ vữa động mạch,…] cũng sẽ gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

Chấn thương đầu, tắc động mạch tiền đình do sỏi tiền đình [thạch nhĩ lạc chỗ] cũng là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiền đình.

Ngoài các vấn đề về mạch máu, não bộ thì các bệnh lý ở tai như viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn cũng là nguyên nhân có thể gây hội chứng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, rối loạn tiền đình cũng có thể do yếu tố di truyền, môi trường sống [ô nhiễm tiếng ồn, stress,..]

Viêm tai giữa nếu không được điều trị hiệu quả có thể gây hội chứng rối loạn tiền đình.

2. Biểu hiện rối loạn tiền đình

Người bị rối loạn tiền thường hay nhầm lẫn với các biểu hiện của bệnh thiếu máu não, do triệu chứng bệnh trên lâm sàng tương đối giống nhau. Có 3 biểu hiện điển hình đó là: chóng mặt, đau đầu, ù tai. Nhưng nếu để ý kĩ, bạn sẽ thấy biểu hiện của rối loạn tiền đình có sự khác biệt với thiếu máu não.

Chóng mặt: đây là triệu chứng nổi trội nhất và điển hình nhất của người bị rối loạn tiền đình. Cơn hoa mắt, chóng mặt thường diễn ra rất dữ dội, cảm giác mọi vật xung quanh người bệnh như đảo lộn. Người bệnh thường phải ngồi xuống nghỉ ngơi hoặc bám vào một vật gì đó vì khó có thể đứng vững hoặc đi lại, nguy cơ té ngã rất cao.

Còn đối với bệnh thiếu máu não, cơn chóng mặt thường chỉ diễn ra một lúc, người bệnh có cảm giác hơi bị choáng đầu, có thể bám vào một vật gì đó để đứng vững hoặc ngồi xuống nghỉ ngơi.

Người bị rối loạn tiền đình thường chóng mặt dữ dội, cảm giác mọi thứ xung quanh như nhào lộn, kể cả khi người bệnh nằm xuống nghỉ ngơi.

Đau đầu: đau đầu là một biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình, tuy nhiên đây không phải là biểu hiện nổi trội. Ở người bị thiếu máu não, biểu hiện đau đầu thường đặc trưng và rõ rệt hơn. Đau đầu do rối loạn tiền đình thường đau nhẹ, có cảm giác nặng đầu, đi kèm với một số biểu hiện đặc trưng khác như chóng mặt dữ dội, buồn nôn, ù tai.

Ù tai: bên cạnh triệu chứng chóng mặt, quay cuồng, choáng váng, người bệnh rối loạn tiền đình còn bị rối loạn chức năng thính giác cụ thể là xuất hiện triệu chứng ù tai. Người bệnh thường nghe thấy âm thanh lạ ở bên trong tai, đó có thể giống như tiếng ve kêu, tiếng vo ve, lạo xạo trong tai. Triệu chứng ù tai này cũng thường gặp ở người bị thiếu máu lên não.

Ngoài 3 triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai thì rối loạn tiền đình còn kèm theo một số triệu chứng khác có thể xảy ra như: buồn nôn và nôn, suy giảm thị lực, mất ngủ, khó tập trung,…

3. Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu? Khám khoa nào?

3.1 Rối loạn tiền đình đi khám ở đâu?

Bạn nên đến cơ sở y tế uy tín, có nhiều chuyên khoa [bệnh viện hoặc phòng khám đa khoa] để thăm khám và điều trị vì nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể do bệnh lý về thần kinh – não bộ nhưng cũng có thể do vấn đề ở tai.

Khi thăm khám ở cơ sở y tế nhiều chuyên khoa các bác sĩ sẽ kiểm tra, hội chẩn, loại trừ và tìm ra nguyên nhân gây rối loạn tiền đình của bạn. Hơn nữa, các cơ sở y tế uy tín, đa khoa thường được trang bị nhiều hệ thống máy móc hiện đại và tân tiến, điều này sẽ giúp chẩn đoán nhanh chóng và chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

3.2 Rối loạn tiền đình khám khoa nào?

Loại trừ các yếu tố di truyền, môi trường, tâm lý do bên ngoài tác động thì phần lớn nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn tiền đình là do các bệnh lý về thần kinh, não bộ. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh tại cơ sở y tế uy tín mà bạn đã lựa chọn để được kiểm tra và chẩn đoán đúng.

Rối loạn tiền đình là một dạng bệnh lý hệ thần kinh phổ biến thường gặp. Nếu có biểu hiện rối loạn tiền đình bạn nên chuyên khoa Nội thần kinh tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.

Một số ít trường hợp rối loạn tiền đình có thể do bệnh lý về tai. Sau khi loại trừ các vấn đề thuộc bệnh lý thần kinh, các bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng và chỉ định bạn trực tiếp thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Hệ thống Y tế Thu Cúc là cơ sở y tế uy tín, gồm rất nhiều các chuyên khoa khác nhau, trong đó có chuyên khoa Nội thần kinh và chuyên khoa Tai mũi họng. Quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, có nhiều năm kinh nghiệm, hội chẩn liên chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Hệ thống trang thiết bị máy móc y tế hiện đại. Phục vụ chu đáo, chi phí hợp lý. Đây hứa hẹn là địa chỉ thăm khám sức khỏe tốt cho bạn và gia đình.

Hy vọng với bài viết về chủ đề rối loạn tiền đình nên đi khám ở đâu? Khám khoa nào? đã giúp bạn có thêm kiến thức cho mình khi gặp phải vấn đề này.

A- Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Cấu trúc tiền đình ốc tai

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương. Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.

Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm.

B- Biểu hiện của chứng rối loạn tiền đình

Các triệu chứng mà bệnh nhân mô tả đều rất chung chung, mơ hồ về mức độ nặng nhẹ và thời gian mắc bệnh. Một số than phiền thường gặp là: - Cảm giác cơ thể mình hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động - Mất thăng bằng, đi đứng không vững - Phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được - Đầu nhẹ lâng lâng - Muốn xỉu, ngã - Yếu, mệt - Kém tập trung - Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu

- Buồn nôn, ói mửa

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

Chú ý: Rối loạn tiền đình chỉ là một trong những nguyên nhân của biểu hiện mất thăng bằng, xây xẩm, chóng mặt.

 C- Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân, một số chưa rõ, tuỳ theo triệu chứng. Một số nguyên nhân thường gặp như sau:

1. Viêm thần kinh sọ não số 8, nhánh tiền đình [vestibular neuritis]. Đây là một tình trạng lành tính, hay tái phát thường do virus, hay gặp ở người trẻ tuổi hoặc trung niên. Lúc đầu có thể bị nôn, ói, rung giật nhãn cầu [nystagmus] về phía bên tai bị. Sau đó là nôn ói. Chứng này sẽ tự khỏi nhưng hay tái phát. Bệnh nhân không bị ù tai, mất thính giác [hearing loss].

Xét Nghiệm: Ngoài việc khám lâm sàng thần kinh kỹ lưỡng nên làm thêm: caloric testing: nhỏ nước lạnh, ấm vào tai để kích thích phản ứng rung giật nhãn cầu [nystagmus], điện ký rung giật nhãn cầu [electronystagmography], chụp MRI tai và não để loại trừ các bệnh nặng như: u bướu, u thần kinh thính giác [acoustic neuroma], nhồi máu thân não, tiểu não

Điều trị: Thường do virus nên không có điều trị đặc hiệu.

Thuốc trị chóng mặt : - Antivert [meclizine], các thuốc antihistamine khác, +Anticholinergic [scopolamine] - Tanganil [acetyl-DL-leucine] - Nootropyl [piracetam] - Serc [betahistine]…

** Những thuốc nêu trên chỉ có tính cách tham khảo, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Chóng Mặt tư thế Lành Tính [Benign Paroxysmal Positional Vertigo]

Đây cũng là một tình trạng lành tính, bệnh nhân chóng mặt khi ở một tư thế nào đó, ví dụ nằm nghiêng một bên, ngẩng đầu nhìn một vật gì đó.

Nguyên nhân: thoái hoá một trong các bộ phận của hệ tiền đình, viêm tai giữa, chấn thương mê lộ , tắc nghẽn động mạch tiền đình.

 Điều trị: Tránh những tư thế gây chóng mặt, thuốc chống nôn ói, chóng mặt như trong phần 1.
Nếu không khỏi thực hiện phẫu thuật thần kinh số 8.

3. Bệnh Meniere [Meniere’s disease]
- Triệu chứng: chóng mặt nhiều, nôn ói, ù tai, cảm giác tai bị đầy
- Nguyên nhân: Không rõ
- Điều trị: thuốc chống nôn ói, chóng mặt như trong phần 1.

D- Ai dễ bị chứng rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng máy lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng máy lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày gây co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không được chú ý kỹ.

E- Người mắc chứng rối loạn tiền đình cần lưu ý - Tập thể dục thường xuyên. - Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh. - Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. - Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá. - Tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích, - Tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh. - Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng. - Giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt. - Tránh leo trèo cao. - Tránh đọc sách báo khi ngồi xe hơi. - Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi cảm thấy chóng mặt.

- Hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.

F- Khi nào cần đi khám bệnh? Mặc dù chóng mặt ít khi là triệu chứng của một bệnh lý trầm trọng, nhưng nếu thấy xuất hiện một trong các triệu chứng sau đây thì nên đi bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân ngay: - Cơn nhức đầu đột ngột; - Sốt từ 38 độ C trở lên - Mờ mắt, không nhìn rõ sự vật, nhìn đôi, mất thị lực - Giảm thính giác; - Mất định hướng không gian và thời gian; - Nói khó khăn; - Tay chân run rẩy, yếu; - Mất ý thức; - Cảm thấy lảo đảo, muốn té ngã;. - Cảm giác tê các đầu ngón chân, ngón tay;

- Đau tức ngực hoặc nhịp tim nhanh hay chậm bất thường.

Các triệu chứng và dấu hiệu đó có thể báo hiệu cho những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng.

BS. ĐỒNG NGỌC KHANH -  BV Hoàn Mỹ Sài Gòn
Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu: Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam, Mayo Clinics

Video liên quan

Chủ Đề