Tiếng ồn lớn gây hại cho tai như thế nào nếu các biện pháp bảo vệ tai

Ngày: 15/12/2020 lúc 20:02PM

Tai là một bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể của con người giúp chúng ta nghe được những âm thanh của cuộc sống và giữ cho cơ thể được thăng bằng. Chính vì thế việc bảo vệ thính giác là cực kỳ quan trọng.

Nếu như bạn chưa biết cách bảo vệ đôi tai của mình một cách hiệu quả thì hãy tham khảo ngay 6 cách dưới đây để chăm sóc và phòng ngừa các bệnh lý về tai nhé.

>> Mua sản phẩm chống ồn tại đây: //garan.vn/collections/nut-tai-chong-on

 

1. Không để nước lọt vào trong tai

Khi tắm rửa hoặc đi bơi chúng ta hãy chú ý không để cho nước lọt vào trong lỗ tai nhất là đối với những người đang bị viêm nhiễm bằng những cách như sau:

  • Sử dụng nút bịt tai.
  • Bịt tai bằng bông tẩm vaselin.
  • Mũ nilon trùm tai.

Trong trường hợp nước chảy vào trong tai hãy nghiêng đầu sử dụng tay để kéo tai và hãy nhảy dậm chân để cho nước có thể chảy ngược lại. Nên nhớ không được ngoáy tai.

2. Không nên nghe nhạc quá lớn

Những âm thanh quá lớn sẽ khiến cho thính giác của bạn bị ảnh hưởng vì thế để tránh hỏng thính giác, hãy chú ý những việc như sau:

Khi nghe nhạc không nên bật mức âm thanh lớn hơn 60% mức âm lượng tối đa.

Không nên sử dụng tai nghe một cách liên tục trong hơn một giờ tại mỗi lần nghe. Cần phải để cho tai được nghỉ ngơi ít nhất là 5 phút sau mỗi gia nghe nhạc.

Chọn tai nghe có kích thước vừa vặn với tai của mình sao cho phần đầu của loa phải khít chặt trong lỗ tai để có thể ngăn chặn tiếng ồn ở bên ngoài. Điều này rất quan trọng bởi vì chúng ta thường có xu hướng sẽ tăng âm lượng để có thể che đi những tạp âm ở bên ngoài.

3. Cách bảo vệ thính giác trong các hoạt động hay sự kiện lớn

Để có thể bảo vệ được thính giác của bạn tại những hoạt động hay những sự kiện lớn [như trong các hộp đêm, sự kiện thể thao, hợp đồng biểu diện]...hãy chú ý những điều sau:

  • Cần phải tránh xa nguồn gây tiếng ồn [chẳng hạn như loa phóng thanh].
  • Sau khi tiếp xúc được 15p hãy tránh khỏi tiếng ồn.
  •  

  • Để cho thính giác được hồi phục trong khoảng thời gian 18 giờ sau quá trình tiếp xúc với độ ồn lớn.
  • Đeo nút bịt tai chống ồn của Garan.vn để có thể giảm được lượng âm thanh tiếp xúc với tai.

4. Phương pháp bảo vệ thính giác khi làm việc trong môi trường có độ ồn cao

Nếu như bạn phải làm việc trong môi trường có độ ồn lớn với khoảng thời gian dài bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

Trao đổi với chủ lao động để thiết lập các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn hiệu quả trong nhà máy như sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảm âm, giảm rung hiệu quả.

>> Xem các sản phẩm nút tai chống ồn tại đây: //garan.vn/collections/nut-tai-chong-on

 

5. Thường xuyên kiểm tra thính giác

Nếu bạn gặp các phát hiện các hiện tượng liên quan đến thính lực như nghe kém, ù tai, ong tai hoặc các bệnh lý liên quan đến tai như viêm tai giữa, viêm dây thần kinh tai...thì hãy đến bác sĩ chuyên khoa và khám ngay lập tức để có những phương án điều trị kịp thời bạn nhé.

Ngoài ra bạn định kỳ 1 lần/năm bạn hãy kiểm tra thính giác của mình để giảm nguy cơ thính lực bị mất do tiếng ồn. Nhất là những người thường xuyên phải làm trong môi trường có độ ồn cao như nhạc sĩ, ca sĩ hay công nhân trong các nhà máy sản xuất thì tần suất khám nên 2 lần/năm bạn nhé.

6. Không sử dụng thuốc tùy tiện

Hãy nhớ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào dù là thuốc nhỏ tai, thuốc tiêm hoặc thuộc uống thì bạn cũng phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa vì một số loại thuốc như aspirin [thuốc giảm đau], aminoglycoside [thuốc kháng sinh] hoặc thuốc nhuận tràng...có thể làm hại cho thần kinh của đôi tai và sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho đôi tai của bạn.

Trên đây là 6 cách giúp bạn giữ gìn và bảo vệ tai thật tốt. Trên thực tế chúng ta còn nhiều những cách khác giúp bạn bảo vệ được thính giác của mình. Tuy nhiên có một cách cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện đó chính là sử dụng các sản phẩm nút bịt tai chống ồn được cung cấp bởi Garan.

Đây là những sản phẩm dành cho những người làm việc trong các khu vực có âm thanh lớn, gây ảnh hưởng cho tai bởi tiếng vận hành máy móc như nhà máy sản xuất, xí nghiệp giấy, nhà máy in….để bảo vệ đôi tai của bạn an toàn, không bị tổn thương do tần suất âm thanh lớn.

Chúc quý khách hàng của Garan luôn có những đôi tai thật khỏe mạnh nhé!

Nếu bạn là người yêu thích âm nhạc và dành nhiều thời gian để nghe nhạc. Chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến việc làm thế nào để có thể bảo vệ đôi tai của mình? Học cách nghe nhạc một cách an toàn sẽ giúp đôi tai của bạn khỏe mạnh nhiều hơn.

Nhận biết âm thanh gây hại

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra mất thính giác và tiếng ồn đứng đầu danh sách. Khi mức âm lượng vượt quá 85 decibel [dB], các tế bào lông của tai trong có thể bị tổn thương. Thời gian tiếp xúc an toàn với âm thanh ồn ào này là tám giờ. Đối với mỗi lần âm thanh tăng ba decibel, thời gian nghe an toàn của bạn sẽ giảm đi một nửa. Cụ thể:

  • 94db - âm lượng nghe nhạc trung bình [tai bạn chịu được 1 tiếng/ngày]
  • 105db - âm lượng nghe nhạc cao nhất ở hầu hết thiết bị nghe nhạc cá nhân [tai bạn chịu được 4 phút/ngày]

Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn theo thời gian dài ảnh hưởng đến thính giác của bạn. Bạn có nhiều khả năng bị mất thính giác khi tiếp xúc với các nghề có nguy cơ cao, như xây dựng và sản xuất, cũng như khi bạn tham gia vào các hoạt động ồn ào như hòa nhạc, sự kiện thể thao và đi xe máy. Một trong những rủi ro tiềm ẩn lớn nhất liên quan đến điều mà nhiều người trong chúng ta làm hàng ngày: nghe nhạc qua tai nghe. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực ở thanh niên.

Bạn có đang nghe quá lớn và quá lâu?

Nếu không chú ý, bạn có thể hình thành thói quen nghe nhạc ở âm lượng cao và trong khoảng thời gian dài không được khuyến khích. Khi đeo tai nghe, bạn cần giảm âm lượng nếu:

  • Đặt tai nghe cách bạn 1 cánh tay mà vẫn nghe thấy
  • Nếu người bên cạnh có thể nghe thấy tiếng nhạc của bạn
  • Khi đang nghe nhạc mà phải nói chuyện với người khác và bạn cảm thấy phải nói to hơn bình thường.

Khi đang nghe nhạc mà phải nói chuyện với người khác và bạn cảm thấy phải nói to hơn bình thường.

Bạn nên thay đổi thói quen nghe nhạc và tìm đến chuyên gia y tế để được chẩn đoán nếu gặp các hiện tượng như:

  • Nghe thấy tiếng rung hay tiếng click, cảm giác ù trong tai
  • Gặp khó khăn để nghe ở những nơi đông người
  • Âm thanh bị ù, không rõ
  • Liên tục cảm thấy phải tăng âm lượng.

Áp dụng thói quen nghe nhạc an toàn

Áp dụng thói quen nghe an toàn sẽ giúp ngăn ngừa mất thính lực. Chuyên gia thính học ở San Francisco đã gợi ý một số mẹo khi nghe nhạc qua tai nghe như sau:

1. Giảm âm lượng

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ thính giác của bạn khi nghe nhạc là giảm âm lượng. Có vẻ khá cơ bản, phải không? Các chuyên gia khuyên bạn nên đặt mức âm lượng không quá 60% mức tối đa. Nếu âm nhạc phát ra từ tai nghe của bạn đủ lớn để người khác có thể nghe thấy, thì điều đó có thể gây hại cho thính giác của bạn.

2. Đeo tai nghe chống ồn

Tai nghe thường được sử dụng để khử tiếng ồn xung quanh, giúp chúng ta tập trung vào việc chính. Vấn đề là, tiếng ồn môi trường càng lớn, chúng ta càng tăng âm lượng lên cao. Tai nghe khử tiếng ồn sử dụng một công nghệ được gọi là giảm tiếng ồn chủ động; điều này hạn chế tiếng ồn bên ngoài bằng cách tạo ra tín hiệu âm thanh loại bỏ âm thanh nền. Điều này cho phép bạn nghe nhạc ở mức âm lượng thấp hơn và bạn không cần điều chỉnh âm lượng cao hơn khi nghe lâu hơn.

3. Chọn tai nghe chụp thay vì tai nghe nhét trong tai

Chọn tai nghe chụp thay vì tai nghe nhét trong tai

Tai nghe nhét tai đã trở nên cực kỳ phổ biến trong những năm gần đây, đặc biệt là khi điện thoại thông minh trở nên phổ biến. Những thiết bị nhỏ bằng silicon hoặc nhựa này được đặt trực tiếp vào tai thay vì tai nghe đeo qua tai. Đó là một sự khác biệt nhỏ nhưng quan trọng: nguồn âm thanh càng gần màng nhĩ của bạn, bạn càng có nhiều khả năng bị tổn thương thính giác.

4. Áp dụng quy tắc 60/60

Tạm dừng nghe nhạc định kỳ để cho đôi tai của bạn được nghỉ ngơi sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thính giác lâu dài. Các chuyên gia khuyến nghị “quy tắc 60/60”: nghe nhạc ở 60 phần trăm âm lượng tối đa của thiết bị trong 60 phút mỗi lần và sau đó nghỉ ngơi.

5. Đặt giới hạn âm lượng

Nhiều điện thoại và các thiết bị khác cho phép người dùng điều chỉnh cài đặt nên có giới hạn về âm lượng tối đa. Kiểm tra hướng dẫn sử dụng của bạn để xem liệu đây có phải là một tùy chọn trên thiết bị nghe của bạn hay không.

Với iOS, bạn có thể kiểm tra an toàn tại nghe [Headphone Safety] trong phần cài đặt. iPhone của bạn có thể tự động giảm tiếng sau 15 phút nếu âm lượng quá lớn và không cho phép bạn tăng lên. Đồng thời, Headphone Safety theo dõi thói quen sử dụng trong một tuần và sẽ thông báo nhắc nhở nếu âm lượng và thời gian sử dụng cao hơn được khuyến nghị.

Điều chỉnh An toàn tai nghe trong Cài đặt [trái] và Theo dõi Mức âm thanh môi trường và mục Nghe trong ứng dụng Sức khỏe [giữa, phải].

Tham khảo từ: Sf Audiology

Video liên quan

Chủ Đề