Tiêu chuẩn giáo viên tiếng Anh THPT

Tôi tốt nghiệp chuyên ngành ngôn ngữ Anh, Đại học sư phạm Hà Nội 2, có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ chuẩn đầu ra tiếng Anh bậc 4 tương đương B2. Xin hỏi, tôi có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học không và có cần thêm chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn VSTEP không?

Căn cứ Điều 72 Luật Giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

1. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:
a] Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b] Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
c] Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;
d] Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Chính phủ quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc sử dụng nhà giáo trong trường hợp không đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học là có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học. Đối với các môn học chưa đủ giáo viên [ có thể là Tiếng Anh, Tin học, Thể dục,…] thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Cho nên đối với trường hợp của bạn không có bằng cử nhân ngành đào tạo giáo viên tuy nhiên có bằng cấp chuyên môn phù hợp để có thể dạy Tiếng Anh được, tuy nhiên bạn phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định trên. Ngoài ra để biết chính xác về điều kiện tiêu chuẩn thì bạn cần liên hệ với đơn vị tuyển dụng để được hướng dẫn nhiều hơn.

Bằng cử nhân

Nhà giáo có được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo hay không?

Căn cứ Điều 73 Luật Giáo dục 2019 quy định về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo như sau:

1. Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ.
2. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định thì nhà giáo sẽ được nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo; nhà giáo được cử đi đào tạo, bồi dưỡng được hưởng lương và phụ cấp theo quy định của Chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tạo điều kiện để nhà giáo được đào tạo, bồi dưỡng.

Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thế nào?

Căn cứ Điều 74 Luật Giáo dục 2019 quy định về cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục như sau:

1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục gồm trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
3. Trường sư phạm do Nhà nước thành lập để đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được ưu tiên trong việc tuyển dụng nhà giáo, bố trí cán bộ quản lý giáo dục, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, ký túc xá và bảo đảm kinh phí đào tạo. Trường sư phạm có trường thực hành hoặc cơ sở thực hành.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên

Giáo viên
Căn cứ pháp lý

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên có thể đặt câu hỏi tại đây.

08 trường đại học tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc

Theo phản ánh của ông Hoàng Minh Tuyến, vài năm trở lại đây giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở nhiều nơi phải tham gia các kỳ thi cấp chứng chỉ tiếng Anh theo chuẩn 6 bậc: A1, A2, B1, B2, C1, C2 [có người gọi là chuẩn Châu Âu], tùy vào cấp học đang dạy để dự thi bậc chứng chỉ phù hợp [ví dụ: Giáo viên tiếng Anh bậc THCS thì phải có chứng chỉ B2]. Có ý kiến cho rằng đến năm 2020 nếu giáo viên tiếng Anh nào chưa có chứng chỉ nêu trên thì chưa đạt chuẩn và sẽ được sắp xếp sang lĩnh vực khác hoặc giải quyết cho thôi việc.

Ông Tuyến hỏi, chuẩn tiếng Anh theo khung 6 bậc như nói trên đối với giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông được quy định như thế nào? Các chứng chỉ trên có giá trị trong thời hạn bao lâu? Các giáo viên đã được cấp chứng chỉ đến khi chứng chỉ hết hạn thì có phải thi lại để được cấp chứng chỉ mới không? Chứng chỉ 6 bậc nêu trên có tương đương với chứng chỉ/văn bằng nào trong hệ thống đào tạo hiện có của nước ta không, nếu có thì có thay cho nhau được không?

Giả sử chứng chỉ B2 tương đương với bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngữ và giáo viên giảng dạy tiếng Anh bậc THCS bắt buộc phải có chứng chỉ B2. Vậy, nếu giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở bậc THCS mà đã tốt nghiệp đại học chuyên ngữ tiếng Anh [bằng cử nhân khoa học tiếng Anh] thì có bắt buộc có chứng chỉ B2 để được công nhận là đã đạt chuẩn không?

Các giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh ở các trường phổ thông mà chưa có chứng chỉ 6 bậc nêu trên thì phải đợi các sở giáo dục và đào tạo tổ chức kỳ thi để tham gia hay tự mình dự thi [ở các trường được phép] để bổ sung chứng chỉ?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Quy định về chứng chỉ tiếng Anh

Ở hầu hết các địa phương trên cả nước, giáo viên tiếng Anh thường được đánh giá năng lực bằng bài thi tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam với các bậc năng lực Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3, Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6, tương đương với 6 bậc A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Khung tham chiếu châu Âu [CEFR].

Theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” và Công văn số 792/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 25/2/2014 về việc hướng dẫn thực hiện yêu cầu cơ bản về năng lực giáo viên tiếng Anh phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo viên tiếng Anh Tiểu học và THCS cần có trình độ tiếng Anh bậc 4, giáo viên tiếng Anh THPT và cao đẳng, đại học cần có trình độ tiếng Anh bậc 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.

Về hạn sử dụng của các chứng chỉ ngoại ngữ, Công văn số 3755/BGDĐT-GDTX ngày 3/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo [nếu được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương ủy quyền] xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc”.

Sở GDĐT yêu cầu cụ thể về chứng chỉ ngoại ngữ

Các Chương trình đào tạo giáo viên ngoại ngữ của các trường đại học, cao đẳng chuyên ngữ hiện tại phần lớn đã tuyên bố chuẩn đầu ra [sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên ngữ đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4, tốt nghiệp các trường đại học chuyên ngữ đạt trình độ bậc 5].

Tuy nhiên yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ đối với giáo viên công tác hoặc với các giáo viên đang trong quá trình tuyển dụng là yêu cầu cụ thể của các Sở Giáo dục và Đào tạo. Giáo viên đang công tác hoặc đang dự tuyển dụng tại một cơ sở giáo dục và đào tạo cụ thể cần tìm hiểu thông tin về yêu cầu của cơ quan quản lý trực tiếp hoặc cơ quan tuyển dụng để đáp ứng được yêu cầu cụ thể của cơ quan này.

Giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh tại các trường phổ thông mà chưa có chứng chỉ tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam có thể liên hệ với Sở Giáo dục và Đào tạo của địa phương mình để hỏi thông tin cụ thể về yêu cầu có chứng chỉ.

Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số 5543/BGDĐT-QLCL, 5544/ BGDĐT-QLCL, 5545/BGDĐT-QLCL, 5546/BGDĐT-QLCL ngày 6/12/2018, trong đó thông báo 4 đơn vị [gồm trường Đại học sư phạm TPHCM, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, trường Đại học ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng] đủ điều kiện triển khai thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.

Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Video liên quan

Chủ Đề