Tiêu chuẩn sức khỏe phi công quân sự

Skip to content

Bác sĩ Bạch Đăng Đồng, Nguyên Giám đốc Trung tâm Y tế Hàng không với hơn 20 năm kinh nghiệm làm công tác khám tuyển phi công, sẽ giải đáp một số thắc mắc liên quan đến yêu cầu sức khỏe của các ứng viên muốn theo đuổi nghề bay.

Bị cận thì không thể học Phi côngNếu bị mù màu, ứng viên sẽ không thể trở thành phi công. Nghề điều khiển tàu bay đòi hỏi ứng viên phải phải tiếp xúc với hệ thống máy móc phức tạp trong khoang lái hay việc phải quan sát mọi vật xung quanh một cách linh hoạt nên phi công phải có khả năng quan sát nhạy bén và thị lực tốt. Khi giám tuyển sức khỏe, các ứng viên được đo thị lực nhìn xa, kiểm tra mù màu.

Tuy nhiên, với ứng viên bị tật khúc xạ nhẹ như cận thị, viễn thị và không có bệnh lý kèm theo sẽ được xem xét dựa trên kết quả kiểm tra sức khỏe tổng thể. Bác sĩ Bạch Đăng Đồng chia sẻ: “Có nhiều trường hợp ứng viên được xem xét vì thực chất bệnh của con người rất nhiều, một vài cuốn sách không liệt kê hết được. Tình trạng bệnh có thực sự nghiêm trọng không phải đánh giá trên tổng thể một con người, cân nhắc kỹ lưỡng để tránh lãng phí nhân sự chất lượng”.

Phải kiểm tra tiền đình trong “lồng xoay”
Tiền đình và tâm lý thần kinh là hai phần kiểm tra quan trọng nhất quyết định ứng viên có thể theo học phi công hay không. Có người nghĩ rằng họ sẽ phải vào trong một chiếc “lồng xoay” để kiểm tra tiền đình; thực ra, có thể mọi người đang nhầm lẫn về bài tập rèn luyện thể lực trong “vòng quay ly tâm” cho học viên phi công quân sự.Trên thực tế, khi khám tiền đình, ứng viên sẽ ngồi lên chiếc ghế được gắn với trục quay và bảng điều khiển có dây bảo hiểm quấn quanh người. Bác sĩ phụ trách kiểm tra sẽ đứng ở bảng điều khiển chỉnh tốc độ vòng quay.

Phần thi này cũng khiến nhiều ứng viên lo lắng vì khi vòng quay chuyển động với gia tốc mạnh, người ngồi trên ghế sẽ có cảm giác chóng mặt nhức đầu, buồn nôn… “Nhiều người không chịu nổi đòi xuống và bị đánh trượt. Nên nếu bị bệnh tiền đình và tâm lý không vững vàng, bạn không thể qua được vòng khám sức khỏe”, bác sĩ cho biết.

Phi công không phải nghề dành cho nữ giới
Theo thông tư liên tịch số 18/2012 về quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không, yêu cầu sức khỏe của nữ phi công không khác gì nam phi công. Ngoài ra, thông tư 18 có phần riêng về khám sản phụ khoa cho nữ phi công.
Các hãng bay cũng có chính sách ưu tiên cho nữ phi công khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang có thai hoặc sau sinh sẽ được tạm dừng bay chứ không cắt bay. Khi sức khỏe thể chất và tinh thần đạt tiêu chuẩn, nữ phi công làm việc bình đẳng so với nam phi công.

Khám tuyển phi công dân sự cũng khó như phi công quân sựTheo bác sĩ Bạch Đăng Đồng, yêu cầu sức khỏe với phi công dân dụng đơn giản hơn phi công quân sự vì “cùng làm việc trên không nhưng nhiệm vụ của phi công quân sự là chiến đấu, phi công dân dụng là chuyên chở, vận chuyển. Phi công quân sự phải thực hiện động tác liên tục, đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Có khi đưa máy bay lên cao tới 90km rồi đột ngột xuống thấp, bắn đạn… Trong khi đó, phi công dân dụng chủ yếu đòi hỏi quan sát thiết bị, liên lạc không đối không, không đối đất”.

Bên cạnh đó, về tổng quát, ứng viên cũng không được có dị tật có thể nhìn thấy bằng mặt thường như: chột mắt, mất ngón tay, mất ngón chân… Phi công cần có dáng ngồi tiêu chuẩn để quan sát, điều khiển tàu bay nên những người cong vẹo cột sống, gù lưng, so vai… cũng không đạt tiêu chuẩn. Mặc dù không yêu cầu gắt gao như phi công quân sự nhưng việc theo dõi sức khỏe đối với phi công dân sự vẫn được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo an toàn bay. Cụ thể hơn, phi công dưới 40 tuổi sẽ được kiểm tra sức khỏe mỗi năm một lần, trên 40 tuổi, việc kiểm tra diễn ra một năm hai lần.

15 Tháng chín, 2021

Thông báo: Khám tuyển phi công Quân sự năm học 2022-2023

16 Tháng chín, 2020

Thông báo khám tuyển phi công quân sự năm học 2021-2022

23 Tháng ba, 2020

Quy trình khám tuyển sức khỏe phi công

12 Tháng mười một, 2019

Cuộc thi viết “Quân đội anh hùng, quốc phòng vững mạnh”

30 Tháng chín, 2019

Huấn luyện kỹ năng phóng ghế thoát hiểm cho phi công quân sự Việt Nam

30 Tháng chín, 2019

Thông báo khám tuyển phi công quân sự trên cả nước

30 Tháng chín, 2019

“Bí mật” ở phòng khám tuyển phi công

30 Tháng chín, 2019

Viện Y học PK-KQ nâng cao chất lượng khám tuyển, tạo nguồn, giám định sức khoẻ phi công

Video liên quan

Chủ Đề