Tiêu chuẩn thiết kế phòng truyền thống

Văn phòng truyền thống là gì? Doanh nghiệp có nên áp dụng hay không? Đó chính là câu hỏi chung của rất nhiều người khi chuẩn bị xây dựng mô hình văn phòng cho doanh nghiệp của mình. Để giải đáp những băn khoăn này, hãy cùng Intracom Riverside tìm hiểu trong bài viết sau!

  • Văn phòng truyền thống là gì?
    • Đặc điểm của loại hình văn phòng truyền thống
    • Lợi thế, hạn chế của văn phòng truyền thống là gì?
  • Doanh nghiệp có nên áp dụng mô hình văn phòng truyền thống

Văn phòng truyền thống là gì?

Văn phòng truyền thống là mô hình văn phòng được thiết kế theo phong cách truyền thống, ít yếu tố hiện đại, thuộc quyền quản lý của một doanh nghiệp duy nhất, hay còn gọi là văn phòng riêng. Hình thức này được các tập đoàn lớn trên thế giới như: Apple, Samsung, Google..áp dụng rất thành công.

Văn phòng truyền thống cũng được hiểu là nơi làm việc riêng mà bạn thuê và trả tiền hàng tháng. Chi phí thuê thường được tính theo diện tích m2 bạn thuê.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng truyền thống

Đặc điểm của loại hình văn phòng truyền thống

  • Văn phòng thuộc quản lý riêng của một doanh nghiệp, không chia sẻ với bất cứ doanh nghiệp nào khác
  • Có trụ sở, có thông tin, địa chỉ rõ ràng
  • Sử dụng nhiều vách ngăn, tường cố định để phân chia các khu vực làm việc
  • Giờ giấc của nhân viên được quy định rõ ràng, thường làm giờ hành chính

Lợi thế, hạn chế của văn phòng truyền thống là gì?

Đánh giá chuẩn xác ưu nhược điểm của mô hình văn phòng truyền thống sẽ giúp bạn biết cách vận dụng khéo léo và hiệu quả nhất mô hình này cho doanh nghiệp mình.

Lợi thế mà mô hình truyền thống mang lại cho doanh nghiệp

Được các doanh nghiệp lớn trên thế giới tin tưởng lựa chọn, mô hình văn phòng truyền thống có những ưu điểm gì?

Pháp lý ổn định: Vì có trụ sở riêng, địa chỉ cố định nên các doanh nghiệp theo mô hình văn phòng truyền thống sẽ thuận lợi hơn về mặt pháp lý khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Có được sự tin tưởng cao của đối tác, khách hàng: Trụ sở cố định, các hoạt động giao dịch, hợp tác kinh doanh đều được thực hiện tại trụ sở sẽ giúp khách hàng tin tưởng doanh nghiệp hơn.

Tạo được thương hiệu riêng cho công ty: văn phòng truyền thống chỉ thuộc quyền sở hữu của một doanh nghiệp do đó có thể bài trí văn phòng theo một phong cách nhất quán, đồng bộ. Doanh nghiệp dễ tạo dấu ấn riêng, không bị mờ nhạt về mặt hình thức so với các đơn vị khác.

Khả năng bảo mật cao, mang lại sự riêng tư cho người lao động: Do không phải chia sẻ diện tích với bất kỳ doanh nghiệp bên ngoài nên tính bảo mật sẽ cao. Bên cạnh đó, việc chia nhỏ không gian chung thành nhiều phòng ban khác nhau, ngăn cách bởi tường hoặc vách ngăn, sẽ tăng tính riêng tư cho các thành viên. Đồng thời, tính bảo mật nội bộ cũng sẽ được nâng cao.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng truyền thống

 Hạn chế của văn phòng truyền thống

 Bên cạnh ưu điểm, mô hình truyền thống liệu có tồn tại hạn chế hay không? Những hạn chế đó là gì? 

Chi phí bắt đầu xây dựng cao: Chỉ một đơn vị duy nhất sở hữu nên chi phí đầu tư, xây dựng không được san sẻ, vì vậy sẽ rất tốn kém. Hơn nữa, với mô hình truyền thống, hệ thống các phòng ban riêng biệt nhiều, do đó không thể cùng tận dụng trang thiết bị dùng chung như tủ, kệ…Vì thế, số lượng trang thiết bị đầu tư cũng tăng lên và dĩ nhiên chi phí cũng đội lên nhiều lần.

Nâng cấp, mở rộng thiếu linh hoạt: Do các phòng được ngăn cách cố định nên việc tu sửa, thay đổi thiết kế gặp nhiều trở ngại hơn. Thời gian tháo dỡ lâu, kinh phí cho việc tháo dỡ sẽ tăng. Việc tu sửa mất thời gian cũng ảnh hưởng đến hoạt động ít nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp. 

Tạo cảm giác gò bó: Nhân viên dễ bị rơi vào trạng thái ngột ngạt vì sự ảnh hưởng của những vách ngăn, hoặc vì diện tích phòng được phân có diện tích nhỏ. Trong văn phòng truyền thống thường rất ít các yếu tố hiện đại, không tạo ra được sự độc đáo, khó kích thích tính sáng tạo của nhân viên.

Doanh nghiệp có nên áp dụng mô hình văn phòng truyền thống

Việc có nên áp dụng mô hình văn phòng truyền thống hay không phụ thuộc nhiều vào định hướng, mong muốn của từng doanh nghiệp.

Tiêu chuẩn thiết kế phòng truyền thống

Các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ các yếu tố sau, trước khi quyết định áp dụng mô hình này hay không:

– Định hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp của bạn coi trọng tính ổn định hơn sự linh hoạt thì nên chọn kiểu mô hình truyền thống và ngược lại. Nếu ưu tiên sự linh hoạt thì nên chọn những mô hình khác. Mô hình văn phòng hiện đại, văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ là một gợi ý không tồi trong trường hợp này.

– Quy mô doanh nghiệp: Vì chi phí dành cho việc xây dựng ban đầu khá cao nên loại hình văn phòng truyền thống thường phù hợp với doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Những doanh nghiệp vừa và nhỏ nếu không quá đặt nặng tính bảo mật thì nên cân nhắc.

Có một lưu ý nhỏ dành cho tất cả các doanh nghiệp như sau: Dù cho bạn có lựa chọn kiểu văn phòng truyền thống hay không thì khi thiết kế văn phòng cũng phải đảm bảo sự tiện nghi, linh hoạt, cân đối hài hòa giữa các không gian làm việc.

Từ những phân tích phía trên, chắc hẳn chúng ta đã có đáp án cho câu hỏi: “Văn phòng truyền thống là gì?” Nhiệm vụ của bạn là xem xét xem doanh nghiệp của mình có nên áp dụng mô hình này hay không dựa trên những tiêu chí mà chúng tôi cung cấp. Chúc các bạn sớm tìm được giải pháp “chân ái” cho doanh nghiệp của chính mình!

Xem thêm: Top 4 Văn Phòng Truyền Thống Chất Lượng Tốt Tại Hà Nội

Share: