Tiêu chuẩn xét phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà

Hưởng ứng phong trào thi đua của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam“ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, Tổng Liên đoàn LĐVN đã cụ thể hóa và gắn kết vói phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” (GVN – ĐVN) của Tổng Liên đoàn để triển khai sâu rộng trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) các cấp.

Có thể nói rằng, các nội dung về học tập, lao động và xây dựng gia đình hạnh phúc trong phong trào thi đua của Hội Phụ nữ đều đã được các cấp công đoàn thể hiện bằng những nội dung thiết thực gắn với các đối tượng nữ công chức, viên chức và người lao động một cách sâu sát, cụ thể. Trong 5 năm qua, Công đoàn các cấp đã linh hoạt, sáng tạo các hình thức, nội dung của phong trào phù hợp với từng ngành nghề. cụ thể như “ Giỏi việc trường, đảm việc nhà” của ngành Giáo dục, Công đoàn Viên chức Việt Nam với phong trào “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, xây dựng cơ quan văn hoá, “Ngày làm việc 8 giờ có chất lượng hiệu quả” và phong trào “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” và , ngành Ngân hàng với phong trào “Giỏi việc ngân hàng, đảm việc nhà”; Công đoàn ngành Y tế với phong trào “Thực hiện 12 điều y đức, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Nữ CNVCLĐ ngành Than - Khoáng sản với phong trào “Mẹ lao động giỏi, con học giỏi”, Công đoàn Tổng công ty Hàng không VN tổ chức thực hiện phong trào thi đua Phụ nữ Hàng không “Năng động – Sáng tạo – Đảm đang – Duyên dáng”, …mô hình “Nam giới điểm 10” một trong những biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của Liên đoàn Lao động tỉnh Long An; mô hình “ Giỏi việc nước, chia sẻ việc nhà’ dành cho nam CNVCLĐ của LĐLĐ tỉnh An Giang. Thông qua các phong trào thi đua này, các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng trong nữ CNVCLĐ được tăng cường, đẩy mạnh. Vì vậy, phong trào có ý nghĩa không chỉ đối với nữ CNVCLĐ mà còn có ý nghĩa rất tích cực đối với toàn xã hội.

Hàng năm, có trên 95% nữ CNVCLĐ đăng ký phấn đấu đạt danh hiệu thi đua, trong 5 năm từ 2015-2019, đã có hàng triệu lượt chị đạt danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; hàng trăm tập thể, cá nhân nữ được tặng cờ thi đua, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cấp chính quyền khen thưởng, hàng vạn lượt nữ đoàn viên và lao động nữ, gia đình nữ tiêu biểu được biểu dương, tôn vinh ở các cấp Hàng năm, Tổng Liên đoàn đã đề cử 01 nữ công nhân tiêu biểu và được trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam; đề nghị xét tặng Kỷ niệm Chương vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam cho hàng trăm chị là cán bộ nữ công chuyên trách, trưởng ban nữ công cơ sở.  Số nữ CNVCLĐ được nhận Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn qua 5 năm 2015 -2020 chiếm  trên 20%, Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh 24,3%, Giải thưởng Nguyễn Văn Linh chiếm 35%.Cùng với sự nỗ lực phấn đấu học tập, lao động, chị em là người tích cực gương mẫu thực hiện tốt "Đảm việc nhà", “ Xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhiều chị đã thực sự tạo được sự công bằng và bình đẳng ngay trong chính những công việc giản đơn thường nhật của gia đình như: phân công lao động hợp lý, tạo thói quen cho chồng con biết chia sẻ công việc cùng có trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng, gìn giữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Nhiều gia đình nữ CNVCLĐ giữ được nét đẹp truyền thống có nhiều thế hệ cùng chung sống hạnh phúc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Nhiều chị có hoàn cảnh éo le, chồng ốm đau, bệnh tật hoặc không may qua đời... nhưng các chị đã vượt lên số phận, với nghị lực và niềm tin, bằng trí óc và sức lao động để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và là điểm tựa vững chắc để nuôi dạy chăm sóc con chăm ngoan, học giỏi thành đạt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Rất nhiều gia đình có con thi đỗ thủ khoa các trường Đại học, đạt giải cao tại các kỳ thi học sinh giỏi.

Với vai trò là công dân nơi cư trú: các chị luôn giáo dục con em, tuyên truyền người thân trong gia đình chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chấp hành tốt quy định, quy ước của làng xóm, khu phố. Tham gia các hoạt động ở khu dân cư, Cuộc vận động “ 5 không, 3 sạch” gắn với việc "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", luôn giữ mối đoàn kết với bà con khu phố, sống có nghĩa có tình, thể hiện phẩm chất đạo đức tư cách của người cán bộ công chức. Hầu hết gia đình các chị đều được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hoá" ở khu dân cư, nhiều gia đình được khen thưởng "Gia đình văn hoá tiêu biểu", "Gia đình hiếu học".

Từ những kết quả trên, nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ và để ghi nhận thành tích tiêu biểu xuất sắc và những đóng góp trong công tác chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nữ CNVCLĐ, nhất là ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, từ năm 2015 đến năm 2018, Đoàn Chủ tịch TLĐ xét tặng Cờ cho 166 tập thể, tặng Bằng khen cho 810 tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; biểu dương, khen thưởng 275 nữ cán bộ công đoàn, cán bộ nữ công, Trưởng, phó ban nữ công các cấp (cụ thể: năm 2013 biểu dương 100 nữ cán bộ công đoàn tiêu biểu; năm 2014 biểu dương, khen tặng Bằng khen cho 85 Trưởng ban Nữ công công đoàn cơ sở tiêu biểu. Năm 2019 biểu dương 90 cán bộ nữ công tiêu biểu).

Có thể nói phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" gắn bó mật thiết với phong trào thi đua phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc của Hội LHPN VN trong khối nữ CNVCLĐ đã góp phần thiết thực vào xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Năm 2020, các cấp công đoàn đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/CT-TLĐ giai đoạn 2010 -2020.

Trong dịp tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 6b/NQ-BCH và Chỉ thị 03/ CT- TLĐ:

- Tổng Liên đoàn tặng 41 Cờ, Bằng khen cho 70 tập thể, 111 cá nhân.

- LĐLĐ tỉnh, thành phố, CĐ ngành TW và tương đương: Tặng  565 Cờ,  Bằng khen cho 1.249 tập thể và 4.625 cá nhân thuộc CĐ cấp trên trực tiếp cơ sở. Tặng 1.014 Cờ, Bằng khen cho 4.057 tập thể và 17.399 cá nhân thuộc CĐCS (báo cáo của 81 tỉnh, ngành)

Tuy nhiên, trước yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, phong trào thi đua“ Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” của Hội LHPNVN được cụ thể hóa bằng phong trào “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà”  của Tổng Liên đoàn còn có những tồn tại, hạn chế, cụ thể:

1.  Phong trào phát triển chưa đồng đều, tập trung chủ yếu trong đội ngũ nữ CNVCLĐ khối hành chính sự nghiệp, khối giáo dục, các doanh nghiệp ngoài nhà nước, doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Trong khi đó, khu vực ngoài nhà nước sẽ ngày càng phát triển với lực lượng CNLĐ trẻ; nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất chiếm tỷ lệ cao.

2. Tỷ lệ nữ CNLĐ trực tiếp sản xuất đưc khen thưng còn hạn chế, chưa tương xứng.

3. Nhiều vấn đề xã hội cũng có tác động đến tâm lý, tình cảm của nữ CNVCLĐ như: phụ nữ đơn thân, hôn nhân đồng tính, nạo phá thai trước hôn nhân, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận trong xã hội, bạo lực gia đình, tình trạng phụ nữ lấy chống nước ngoài…

Định kiến giới vẫn tồn tại dai dẳng ở một số cơ quan, đơn vị và trong xã hội. Ngoài mặt tích cực là phong trào khích lệ, động viên nữ CNVCLĐ thi đua phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan, đơn vị và chăm lo, xây dựng gia đình hạnh phúc, vẫn còn có nơi, có lúc do nhận thức chưa đầy đủ, cho rằng phong trào “ vô tình” tạo thêm gánh nặng cho chị em phụ nữ trong việc gia đình. 

Từ thực trạng nêu trên và căn cứ Chương trình phối hợp số 905/CTPH – TLĐ – HLHPN về tổ chức các hoạt động trong nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động giai đoạn 2017 – 2022 của Tổng LĐLĐ Việt Nam với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Ban Nữ công Tổng Liên đoàn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”  gắn với Phong trào của Hội Phụ nữ trong nữ CNVCLĐ như sau:

1. Tiếp tục phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đẩy mạnh phong trào thi đua trong cán bộ công chức viên chức; lồng ghép hoạt động của Hội Phụ nữ với hoạt động nữ công công đoàn, tiếp tục gắn phong trào thi đua “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “5 không, 3 sạch” và phấn đấu rèn luyện các phẩm chất đạo đức Phụ nữ Việt Nam “Tự tin – Tự trọng – Trung hậu – Đảm đang”, vận động nữ cán bộ, công chức, viên chức và công nhân lao động  tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ ở nơi cư trú

2. Đẩy mạnh và đa dạng hóa hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong nữ CNVCLĐ, đặc biệt gắn với dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Chọn lựa các hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện sống và làm việc của các đối tượng nữ CNVCLĐ trong các khu vực kinh tế khác nhau; Chú trọng ở các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, các khu công nghiệp, khu chế xuất có đông lao động nữ.

3. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; nâng cao chất lượng, nghiệp vụ công tác nữ công về phong trào đi đua; quan tâm công tác quy hoạch, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ nữ, nâng tỷ lệ cán bộ tham gia

4. Vận động nữ CNVCLĐ tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, tay nghề, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, các phong trào thi đua do Tổng Liên đoàn LĐVN và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện.

5. Chú trọng xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến, cụ thể hóa nội dung thi đua, tiêu chuẩn thi đua phù hợp với nữ cán bộ, CNVCLĐ trong các khu vực kinh tế, loại hình đơn vị, ngành nghề khác nhau. Giới thiệu, đề xuất, chọn tập thể, cá nhân nữ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân lao động đề cử các giải thưởng Kovalepskaia, Giải thưởng phụ nữ Việt Nam và xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự phát triển của Phụ nữ Việt Nam theo quy định về thi đua khen thưởng của 02 ngành.

Xin chúc Đại Hội thành công./.