Tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê

Nguyễn Khuyến đã để lại nhiều bài thơ Nôm rất xuất sắc cho kho tàng văn học Việt. Thơ của ông nói nhiều về tình người, tình bạn, tình yêu thiên nhiên quê hương đất nước con người. Bài thơ: Bạn đến chơi nhà nói về một tình bạn thiêng liêng sâu sắc

Bài thơ là cảm xúc của tác giả khi được bạn đến chơi nhà. Đó là tâm trạng hồ hởi vui sướng của tác giả khi có người bạn tri kỉ đến thăm.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Chắc hẳn người bạn tri kỉ của nhà thơ đã lâu rồi chưa đến chơi, và nhà thơ thì mong mỏi lắm. Tác giả đã chọn cách xưng hô gọi bạn là “bác” thể hiện sự thân tình, gần gũi và thái độ tôn trọng tình cảm bạn bè giữ hai người. Chỉ với một câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được quan hệ bạn bè của hai người rất bền chặt, thân thiết, thuỷ chung.

Khi người bạn than tình như vậy đến chơi, chắc chắn chủ nhân sẽ phải thiết đãi chu đáo để thể hiện tấm chân tình của mình. Nhưng ở đây nhà thơ lại không thể láy gì mà đãi bạn. Có ruộng, có vườn, có ao cá, có gà mà cũng như không

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Tác giả đã khắc họa lên hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên sống động, vui tươi. Cuộc sống của nhà thơ thật giản dị, đáng sống biết bao. Qua đó ta thấy hiện lên một cuộc đời thanh bạch, ấm áp cây đời và tình người rất đáng tự hào. Thứ mà tác giả thiết đãi bạn là cảnh vật yên bình là lòng người ấm áp chân tình. Món quà đó còn quý giá hơn nhiều những sơn hào hải vị quý hiếm trên đời.

Không chấp nhận chốn quan trường thị phi, nhà thơ tài năng đã cáo quan về ở ẩn và sống cuộc đời nghèo khó. Sống trong nghèo khó nhưng tác giả vẫn lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Có lẽ vì nghèo mà tác giả đã thậm xưng hoá cái nghèo, thi vị hoá cái nghèo. Đây là một lời thơ hóm hỉnh, pha chút tự  trào vui vui, để bày tỏ một cuộc sống thanh bạch, một tâm hồn thanh cao của một nhà nho trước thế thời của đất nước.

Kết thúc câu chuyện, tác giả lại một lần nữa, nhắc lại tấm chân tình của tác giả đối với người bạn của mình:

“Bác đến chơi đây, ta với ta”.

Chữ bác lại lần nữa xuất hiện ở cuối bài thơ cho thấy tình bạn thật cao cả thiêng liêng. Vật chất không có những tình người thì chan chứa và ấm áp. Cụm từ “ta với ta” biểu lộ một niềm vui trọn vẹn, tràn đầy và lắng đọng trong tâm hồn, toả rộng trong không gian và thời gian. Bài thơ có niêm luật, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần Nôm, không có một từ Hán - Việt nào, đọc lên nghe thanh thoát, nhẹ nhàng, tự nhiên.

Bài thơ thể hiện tình cảm của nhà thơ với người bàn của mình. Đó là tình bạn chân thành, đáng quý. Với cách sống giản dị, mộc mạc, tình bạn ấy càng đáng quý biết bao. Ngôn ngữ mộc mạc, dung dị của lời thơ đã thể hiện được tài năng xuất sắc của tác giả và cũng là điều khiến bài thơ sống mãi với thời gian

Khóc Dương Khuê mang những tình cảm chân thực và đẹp đẽ của tác giả Nguyễn Khuyến đối với người bạn tâm giao Dương Khuê. Em hãy phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê để thấy được những tình cảm chân thực này.

 Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ “Khóc Dương Khuê”: Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam

  • Giới thiệu về tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê: Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn
  • Nỗi đau buồn của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của Dương Khuê: Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến
  • Nhắc lại những kỉ niệm của đôi bạn tri kỉ: Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị
  • Nỗi buồn mất bạn hòa chung với nỗi buồn mất nước: Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước

Ý nghĩa bài thơ “Khóc Dương Khuê”: Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ

Trong nền thơ văn Việt Nam đã in dấu hơn một nghìn năm lịch sử của dân tộc, nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng đóng góp một phần vẻ vang trong đó. Những bài thơ của ông mang những tình cảm chân thực đẹp đẽ của người Việt Nam, được diễn đạt bằng ngôn ngữ Việt Nam gần gũi và giản dị. Trong số các bài thơ ấy tiêu biểu là bài “Khóc Dương Khuê”.

Nguyễn Khuyến và Dương Khuê cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Nguyễn, tuy nhiên sau năm 1884, đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, Nguyễn Khuyến cáo quan về làng nhưng Dương Khuê thì không có cái chí hướng đó, ông tiếp tục làm quan cho triều đình bấy giờ là tay sai cho thực dân, cho tới lúc ông qua đời ở tuổi 64. Cái chết đột ngột của Dương Khuê là một đau của Nguyễn Khuyến. Chẳng màng đến những chuyện khác, lúc đó Nguyễn Khuyến chỉ nghĩ rằng mình đã mất đi một người bạn thân, một tình cảm quý già không có gì có thể thay thế được. Tự ông hiểu được tình bạn ấy đến chính ông cũng không đo lường hết được chiều sâu, và rồi ông kêu lên những tiếng thảng thốt:

“Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.”

Phân tích bài thơ Khóc Dương Khuê của tác giả Nguyễn Khuyến

Chẳng còn sự trau chuốt văn chương chữ nghĩa, câu thơ chỉ còn là nỗi đau, một nỗi đau chân thành và trọn vẹn. Tiếng “thôi” nghe dân giã mà tự nhiên làm sao, bộc phát từ chính sự đau đớn trong cõi lòng tác giả, trong hoàn cảnh xã hội mà người ta luôn đề cao sự “cao nhã” trong văn chương thì ta thấy Nguyễn Khuyến đã coi trọng sự chân thực đời thường đến mức nào. Tuy là nói đến cái chết nhưng ông lại không dám nói hẳn từ “chết”, thay vào đó là “thôi đã…thôi rồi”, vậy là coi như hết, hết thật rồi, ông đã mất đi người bạn thân mãi mãi. Kẻ quyền quý có đánh rơi viên ngọc quý độc nhất vô nhị cũng chỉ kêu đến vậy mà thôi, nếu như không đau nỗi đau thật làm sao có thể khóc tiếng khóc thật đến thế. Chỉ có điều nỗi đau ấy của Nguyễn Khuyến không thể thét lên, ông khóc với chính mình, tự mình khóc mình nghe, tiếng khóc đi vào lòng chứ chẳng thấu đến ai. Lúc này ông muốn ngồi một mình, ngồ với người bạn đã mất để cùng nhớ lại những kỉ niệm đã có từ những ngày đã rất xa xôi:

“Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước…

Trong khi gặp gỡ biết đâu duyên trời.”

Tình bạn ấy được gắn bó từ khi hai người cùng đi thi Hương và đỗ cùng nhau, hai người vốn khác quê, xa lạ, chẳng quen biết gì nhưng cứ như duyên trời định sẵn, họ cứ thế gắn bó cùng nhau. Đọc câu từ của Nguyễn Khuyến ta cảm thấy thật bình dị mà gần gũi, thân mật “sớm hôm”, “tôi bác”, “cùng nhau”, chan chứa tình cảm gắn bó, sự “kính yêu từ trước đến sau”.

“Cũng có lúc chơi nơi dặm khách…

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.”

Đôi bạn tâm đầu ý hợp đã từng trải qua những ngày tháng vui vẻ, thú vị, có tâm hồn biết thưởng thức và chia sẻ những niềm vui của kẻ cao nhân mặc khách. Tâm hồn nhà thơ như đang rung động trước những kỉ niệm, đang sống lại vói những cảm giác “từng gác cheo leo”, lắng nghe tiếng đàn tiếng hát “ả đào”. Là những người bạn đến với nhau như duyên số, thân vì lòng mến mộ nhau, nên tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê như là chỗ tri âm tri kỉ, “Cũng có lúc rượu ngon cùng nhấp…Biết bao đông bích, điển phần trước sau.” Chỉ nhấp chén rượu để thưởng thức vị đậm và mùi thơm, vừa ngẫm nghĩ để cho bầu thơ thêm lai láng. Cùng phụng sự dưới một triều đại, đôi bạn thân đã cùng chi sẻ nỗi đau mất nước, ông cũng cảm thấy mình bất lực, cam chịu nặng nề. Không chỉ thương cho người bạn đã ra đi mà đây còn là sự thương mình, thương mình đã mất đi một người tri kỉ. Nguyễn Khuyến đã mang trong mình cả nỗi đau mất tri kỉ, cả nỗi đau thời thế:

“Ai chẳng biết chán đời là phải

Vội vàng chi đã mải lên tiên.”

Sự ra đi mãi mãi của người bạn tri kỉ là sự mất mát quá lớn đố với ông, sự thiếu vắng lẻ loi trong cuộc đời.

Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỉ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau. Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

Đề bài: Cảm nhận về tình bạn thủy chung, thắm thiết giữa Nguyễn Khuyến và Dương Khuê trong bài thơ Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến.

Bài làm

       Ngợi ca tình bạn là một chủ đề tuyệt hay của văn học xưa nay. Những tác phẩm viết về tình bạn bao giờ cũng mang đến chúng ta những trải nghiệm ngọt ngào về một thứ tình cảm quý giá. Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến là một bài thơ như thế. Thi phẩm không chỉ cho chúng ta chứng kiến một tình bạn thủy chung, chân thành mà còn khơi gợi trong mỗi người những nghĩ suy về tình cảm cao đẹp này.

        Bài thơ mở đầu bằng hai câu thơ thể hiện nỗi đau đớn, xót xa khi nghe tin bạn mất:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

Lời thơ như một tiếng kêu thương đột ngột cất lên với nỗi niềm thất vọng. Sự ra đi của người bạn để lại trong lòng Nguyễn Khuyến nỗi mất mát, trống vắng không phương bù đắp. Bất chợt, trong thi nhân ùa về bao kỉ niệm của tình bạn thắm thiết thuở thanh xuân thơ mộng, êm đẹp:

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

        Nguyễn Khuyến nhớ lại lần gặp gỡ cuối cùng cách đây ba năm, lúc đó cả ông và bạn đều mừng mừng tủi tủi. Mừng tủi bởi cả hai đều vượt qua mọi thử thách của thời thế và tuổi tác:

 Cầm tay hỏi hết xa gần,

Mừng rằng bác vẫn tỉnh thần chưa can.

Ấy thế mà giờ đây, bạn đã không còn nữa. Mất bạn, nhà thơ hãng hụt như mất đi một phần cơ thể:

Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe tôi bỗng chân tay rụng rời. 

Nguyễn Khuyến ngạc nhiên vì bạn ít tuổi hơn mình, vững vàng hơn mình mà đã vội quy tiên. Đau đớn đến tái tê, ông chỉ còn biết buông lời trách bạn mà lòng đầy thương xót: Vội vàng chi đã mải lên tiên. Để rồi cuối cùng trong lòng người bạn già chỉ còn lại mênh mang, ngập tràn giác trống vắng:

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết, 

Viết đưa di, ai biết mà đưa. 

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn. 

        Thương bạn, nhớ bạn, Nguyễn Khuyến chỉ biết khóc. Nhưng tuổi già hạt lệ như sương, ông đâu còn nước mắt để mà khóc bạn. Ấy vậy mà người đọc vẫn cảm nhận sâu sắc nỗi đau tận trong tâm nhà thơ:

Khóc anh không nước mắt,

Mà lòng đau như cốt.

Gọi anh chửa thành lời,

Mà hàm răng dính chặt.

[Viếng bạn – Hoàng Lộc]

        Có thể nói, Khóc Dương Khuê là bài thơ viết về tình bạn xúc động bậc nhất trong thi ca Việt Nam. Bài thơ bộc lộ tình nghĩa thủy chung, chân thành, gắn bó tha thiết của đôi bạn già Nguyễn Khuyến – Dương Khuê. Tình cảm cao đẹp đó thực không dễ tìm thấy trong thời đại ngày nay.

        Thực ra, tình bạn không phải là thứ tình cảm duy nhất trong quan hệ giữa người với người. Nhưng nếu tình phụ tử, mẫu tử, tình anh em là những tình cảm trong phạm vi gia đình, tình yêu là tình cảm của lứa đôi thì tình bạn là tình cảm nối liền, gắn kết mọi người trong xã hội. Tình bạn được gọi là tình bằng hữu, quan hệ bạn bè sâu sắc được gọi là tri ân,  tri kỉ. Văn chương có rất nhiều điển tích, điển cố về tình bạn: Bá Nha – Tử Kì, Lưu Bình — Dương Lễ… Và trong thực tế đời sống, chúng ta cũng từng chứng kiến và xúc động trước nhiều tình bạn đáng trân trọng: một cô bạn tình nguyện cõng bạn tật nguyễn đi học bao năm trời, một cậu bạn sẵn sàng lao mình xuống dòng nước xiết để cứu bạn khỏi thân Chết. Vì đâu họ có thể có  những hành động quên mình như thế nếu không phải từ sự chân thành, từ lòng yêu thương, gắn bó của những người bạn?

        Tất cả mọi người ai cũng cần có bạn, tuổi nào cũng cần có bạn. Từ những đứa trẻ đang bi bô đến cậu học sinh ngồi trên ghế nhà trường, đến những người cao tuổi, ai cũng cần bạn. Bởi lẽ ai cũng có nhu cầu trò chuyện tâm giao, nhu cầu được thấu hiểu, cảm thông… Và lắng nghe, sẻ chia với chúng ta không chỉ là những người thân trong gia đình, họ hàng mà còn là những người bạn. Trong nhiều hoàn cảnh khó khăn, chỉ những người bạn mới có thể giúp đỡ nhau giải quyết vấn đề. Chẳng hạn, có những kiến thức trên lớp mà thầy cô giảng học sinh không thể tiếp thu nhanh bằng cách giải thích của người bạn ngồi bên. Bạn là người mang cho ta số báo Hoa học trò mới ra khi ta nằm bẹp trên giường vì trận sốt tối qua. Bạn là người luôn nở nụ cười khi ta chiến thắng, là người luôn sát bờ vai để ta dựa vào khi nước mắt trực trào. Còn lí do để mỗi người sống trên đời cần có bạn, đó là vì bạn là tấm gương sáng nhất để ta soi vào đó và hoàn thiện mình. Có bạn, chúng ta có thể suy xét về bản thân để tự điều chỉnh mình.

        Có được một người bạn đã khó nhưng giữ gìn để tình bạn mãi bền lâu còn khó hơn rất nhiều. Phải làm gì để quanh ta bạn bè luôn đông vui? Phải làm gì để chinh phục được khó khăn ấy? Tôi cho rằng trước hết, bản thân mỗi người cần hoà mình vào cộng đồng, tập thể, chủ động kết bạn với mọi người. Sự chân thành, nhiệt tình của bản thân là điều cốt yếu nhen nhóm lên ngọn lửa tình bạn. Hãy nở nụ cười, hãy chìa bàn tay của mình ra trước.  Sự thân thiện của tá sẽ là đầu mốc vững chắc cho chiếc cầu tình bạn được thi công. 

        Tình bạn luôn cần sự quan tâm, chia sẻ, vậy nên, chúng ta có thể đặt niềm tin vào bạn mình, chủ động giãi bày với bạn về những vướng mắc, tâm tư, tình cảm trong lòng. Những người bạn sẽ cảm nhận được sự cởi mở của ta và chắc chắn, họ không bao giờ thờ ơ, lạnh nhạt. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn. Ngay cả khi không thể giúp ta giải quyết vấn đề, họ cũng sẽ ở bên động viên. Sự quan tâm của bạn bè luôn là nguồn động viên quý giá đối với mỗi người. Vậy nên, khi nhận được những chia sẻ của bạn bè, chúng ta nên lắng nghe, tiếp thu một cách trân trọng. Những người bạn sẽ cảm nhận được họ có vị trí và quan trọng như thế nào trong ta. Họ sẽ tự tin hơn trong những lời động viên, khuyên nhủ. Và tình bạn chắc chắn sẽ được gắn bó hơn.

        Hết lòng gìn giữ tình cảm bạn bè, hết lòng vun đắp cho tình bạn là phương thức tốt nhất để tình bạn trường tồn vĩnh cửu. Sự bao dung, độ lượng trong tình bạn hay thái độ thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình cũng sẽ giúp tình bạn bền vững.

        Ai đã đọc Sự tích chim cuốc, ai đã xem vở chèo Lưu Bình – Dương Lễ chắc hẳn sẽ xúc động vô cùng trước tình bạn của các nhân vật trong đó. Rồi câu chuyện về một cô bé suốt mấy năm đằng đẳng cõng bạn đến trường câu chuyện về người bạn nhỏ băng mình vào dòng nước xiết cứu bạn và cả những dòng thơ tuyệt đẹp về tình bạn của Nguyễn Khuyến trên đây nữa tất cả đều đáng để chúng ta trân trọng, học tập.

Video liên quan

Chủ Đề