Tính cách sở thích

Trong thị trường lao động hiện nay, sự cạnh tranh trong các cơ hội ứng tuyển việc làm ở mọi ngành nghề được đánh giá là rất cao. Với mỗi vị trí công việc tại bất kỳ doanh nghiệp nào đều sẽ có rất nhiều bản CV được nộp ứng tuyển. Để vượt qua được vòng sàng lọc hồ sơ và có cơ hội được tham gia phỏng vấn với nhà tuyển dụng, điều bắt buộc là CV của bạn phải thật sự nổi bật và thể hiện được cá tính bản thân. Vậy điều gì có thể giúp CV của bạn tạo được sự khác biệt với những CV của các ứng viên khác? Ngoài những mục cố định như trình độ học vấn, kỹ năng, kinh nghiệm thường thấy trong các CV, mục thói quen và sở thích bản thân có thể tạo nên một điểm nhấn cho CV của bạn thuyết phục nhà tuyển dụng.

Thật sự trong mỗi đợt tuyển dụng, nhà tuyển dụng sẽ phải đọc rất nhiều bản CV với những cách viết na ná nhau về kỹ năng, kinh nghiệm. Điều này dễ gây ra cảm giác nhàm chán và cảm thấy ứng viên không có gì nổi trội đáng lưu ý. Bên cạnh đó, mỗi công ty sẽ là một môi trường làm việc có tính chất khác nhau. Khi tuyển dụng nhân sự, họ cũng mong muốn tìm được ứng viên có những yếu tố phù hợp với văn hoá công ty để dễ dàng hoà nhập và tiếp nhận công việc. 

Vậy làm thế nào nhà tuyển dụng biết được rằng bạn có những yếu tố có thể phù hợp với văn hoá và môi trường làm việc của công ty trong khi kỹ năng hay kinh nghiệm trong CV chỉ thể hiện được khả năng phù hợp của ứng viên với vị trí công việc. Lúc này, mục thói quen, sở thích trong CV chính là phần để nhà tuyển dụng tìm ra được điểm khác biệt của bạn.

Có thể nói, sở thích hay thói quen cá nhân cũng giống như những kỹ năng mềm của riêng mỗi người thể hiện được giá trị bản thân. Vì vậy, nếu bạn có sự chu đáo tìm hiểu trước về thông tin cũng như một số điểm đặc trưng về văn hoá công ty của nhà tuyển dụng, bạn sẽ có được sự chọn lựa cho những sở thích, thói quen cá nhân phù hợp để đưa vào CV làm điểm thu hút nhà tuyển dụng.

Tóm lại, một số tác dụng cụ thể khi bạn có những miêu tả về thói quen, sở thích của mình trong CV là:

  • Thể hiện được các yếu tố về tính cách phù hợp với vị trí ứng tuyển cũng như môi trường làm việc.
  • Tạo ra sự khác biệt, làm cho CV của bạn có cá tính riêng trong số hàng ngàn bản CV tương tự nhau.
  • Những thói quen sở thích cá nhân phù hợp với quan điểm trong công việc của nhà tuyển dụng có thể trở thành ưu điểm của bạn.
  • Có thể là chủ đề giúp nhà tuyển dụng tìm hiểu và là cơ hội để bạn thể hiện mình rõ ràng hơn trong buổi phỏng vấn.

Với những tác dụng hữu hiệu của việc thể hiện các thói quen, sở thích cá nhân, chắc chắc có nhiều bạn sẽ thắc mắc mục này có phải là mục quan trọng mà bắt buộc CV nào cũng phải có hay không hay chỉ nên thể hiện đối với những vị trí công việc phù hợp?

Nếu đánh giá tổng thể về một bản CV hoàn chỉnh thì thật sự những phần chủ yếu mà bạn không được bỏ qua khi viết CV xin việc lại chính là học vấn chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Phần thói quen sở thích cá nhân có thể được xem là một phần phụ nhằm giúp bạn thể hiện rõ hơn về bản thân của mình để tạo được dấu ấn cá nhân với nhà tuyển dụng. 

Vì vậy, tuỳ theo mỗi vị trí công việc ứng tuyển cũng như đặc trưng của từng công ty, bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc có nên đề cập thêm về phần thói quen, sở thích cá nhân trong CV của mình hay không hay chỉ nên tập trung nhấn mạnh vào trình độ và năng lực bản thân.

Với một mẫu CV hoàn chỉnh, bạn cũng nên lưu ý là những phần được đánh giá quan trọng thể hiện được những thông tin cá nhân, mục tiêu nghề nghiệp, trình độ và năng lực bản thân thường sẽ được ưu tiên đặt lên những phần đầu của mỗi bản CV. Nếu bạn muốn thể hiện rõ hơn về tính cách và văn hoá của bản thân thì mục thói quen, sở thích là phần sẽ được sắp xếp ở cuối bản CV của bạn.

Có nhiều yếu tố để bạn cân nhắc về việc khi nào nên viết phần này trong CV để đạt được hiệu quả. Khi đọc bất kỳ CV nào của ứng viên, nhà tuyển dụng đều sẽ đọc từ đầu đến cuối của CV để có được những đánh giá chính xác. Vì vậy, tuy được đặt ở phần cuối của CV nhưng nếu thể hiện được những điểm đặc biệt khiến nhà tuyển dụng chú ý cũng sẽ là một thành công cho hồ sơ ứng tuyển của bạn.

Tuy nhiên, bạn cũng lưu ý là nhà tuyển dụng chỉ thật sự để ý đến những thói quen, sở thích nào của bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển và phát huy được hiệu quả trong công việc. Ví dụ: Bạn có thói quen cẩn thận, rõ ràng và sắp xếp mọi việc ngăn nắp theo những trật tự nhất định thì sẽ rất phù hợp với việc ứng tuyển vị trí kế toán hay nhân viên quản trị văn phòng. Hoặc nếu bạn có sở thích tìm hiểu, khám phá về nền văn hoá Nhật Bản thì rất thích hợp để thể hiện trong phần thói quen, sở thích của CV ứng tuyển cho vị trí công việc liên quan đến ngôn ngữ Nhật trong môi trường của các công ty Nhật Bản.

Để đạt hiệu quả khi viết về thói quen, sở thích cá nhân, bạn cần tự đặt ra và trả lời được những câu hỏi để xác định được sự phù hợp của nó với vị trí công việc bạn ứng tuyển cũng như văn hoá và môi trường làm việc của nhà tuyển dụng. Nói chung, bạn cần cân nhắc đến 03 yếu tố về bản thân, công việc và công ty để có sự lựa chọn những thói quen và sở thích phù hợp đưa vào CV. Một số ví dụ để bạn tham khảo:

  • Sở thích và thói quen này hỗ trợ được điều gì cho công việc ứng tuyển?
  • Với vị trí công việc này, đam mê và học hỏi thêm những điều mới lạ có thích hợp không?
  • Sở thích với các môn thể thao có tính đồng đội, mạo hiểm phù hợp với vị trí công việc nào?
  • Công ty thường có những hoạt động teamduilding, sở thích giao lưu với mọi người sẽ thích hợp
  • Công ty thường làm các công tác xã hội, công việc từ thiện, các việc làm thiện nguyện mà bạn đã từng tham gia sẽ được đánh giá cao.
  • Công ty thường tổ chức các cuộc thi tìm kiếm ý tưởng sáng tạo thì thói quen nghiên cứu, tìm hiểu những lĩnh vực mới sẽ hiệu quả.

Trước khi viết bất kỳ thói quen, sở thích nào trong CV, bạn cũng nên dành thời gian cân nhắc thật kỹ lưỡng xem nó có thật sự phù hợp và có thể phát huy được hiệu quả cho hồ sơ ứng tuyển của bạn hay không? Một số thói quen, sở thích nổi bật mà bạn có thể lựa chọn để đưa vào CV tuỳ theo từng vị trí công việc ứng tuyển thích hợp

Khi bạn yêu thích những môn thể thao có sự phối hợp đồng đội như đá banh, bóng chuyền, bóng rổ... chứng tỏ là bạn có khả năng phối hợp làm việc nhóm tốt để đạt được những mục tiêu nhất định. Vì thế, khi bạn ứng tuyển các vị trí công việc đòi hỏi làm việc trong môi trường tập thể thì có thể sử dụng sở thích này để thể hiện tính cách phù hợp của bạn với yêu cầu công việc.

Việc bạn yêu thích và thường xuyên tham gia các môn thể thao mang tính mạo hiểm như leo núi, dù lượn trên không... thể hiện bạn là người có cá tính mạnh mẽ, luôn muốn đặt ra những thử thách cho bản thân. Tính cách này rất phù hợp với các công việc mang tính lãnh đạo hoặc phát triển sản phẩm mới.

Với các trò chơi mang tính tư duy trí tuệ sẽ thể hiện bạn là người biết hoạch định chiến lược, tìm tòi hướng đi để đạt được mục đích mình mong muốn. Do đó, sở thích này sẽ được đánh giá cao nếu bạn ứng tuyển các vị trí liên quan đến công việc hoạch định chiến lược kinh doanh, xây dựng chính sách phát triển cho công ty.

"Tôi thường dành thời gian để nấu ăn và hứng thú trong việc tìm ra những công thức nấu ăn mới" HAY "Yêu thích việc chụp ảnh và đam mê trong việc khám phá ra những góc ảnh tạo ra những bức ảnh nghệ thuật là sở thích của tôi"...Khi bạn nêu ra những sở thích này thể hiện được bạn là một người có tính cách sáng tạo. Vì vậy nếu bạn ứng tuyển vào các công việc như thiết kế, quảng cáo hay truyền thông thì sẽ có lợi thế hơn cho bạn so với các ứng viên khác.

Khi bạn có những sở thích như sáng tác truyện, viết kịch bản, làm thơ, viết nhật ký, viết blog....chứng tỏ bạn có khả năng viết và diễn đạt tốt cũng như tìm tòi, học hỏi là những điểm mạnh của bạn. Với sở thích này, bạn rất phù hợp ứng tuyển các vị trí biên tập viên, truyền thông, quảng cáo hay quan hệ công chúng.

Sở thích cá nhân trong hồ sơ xin việc ít nhiều sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được lối sống, tính cách cũng như kiến thức chuyên môn của ứng viên. Sẽ có những sở thích cá nhân làm đốn tim nhà tuyển dụng nhưng cũng có không ít sở thích hay không đề cập tới sở thích nào thì sẽ làm thất vọng nhà tuyển dụng. Chính vì vậy danh mục sở thích cá nhân không bắt buộc nhưng lại rất quan trọng trong CV của mỗi ứng viên. Làm thế nào để viết sở thích các nhân để lại ấn tượng tốt đẹp trong nhà mắt tuyển dụng, hãy tham khảo bài viết sau.

Xem thêm: Thư từ chối phỏng vấn

1.Tầm quan trọng của việc ghi sở thích cá nhân vào hồ sơ xin việc

Sở thích cá nhân là phần là phần gần như tự chọn, không bắt buộc, vì thế mà mỗi ứng viên có thể ghi tùy theo ý mình hoặc có thể để trống. Nhưng nên nghĩ viết mục này chỉ để che lấp chỗ trống trong CV của mình, hay là sự xuất hiện của sở thích có hay không không quan trọng. Vì nếu bạn biết tận dụng danh mục này hợp lý thì hiệu quả nó mang lại không hề nhỏ đâu nhé:

sở thích cá nhân vào hồ sơ xin việc
  • Ghi sở thích cá nhân vào CV có thể giúp tuyển dụng nhìn thấy được những kỹ năng, tố chất của ứng viên thông qua các sở thích, từ đó đánh giá được mức độ phù hợp với vị trí tuyển dụng
  • Sở thích cá nhân sẽ giúp CV của ứng viên nổi bật thu hút hơn
  • Sở thích cá nhân trong CV cũng sẽ giúp bạn nổi bật với màu sắc riêng biệt
  • Danh mục này có thể lái nhà tuyển dụng tới câu chuyện mới mẻ.

Đối với nhà tuyển dụng, dựa vào các sở thích cá nhân của ứng viên mà đánh giá được kỹ năng, tố chất ứng viên có thể hòa nhập được với văn hóa doanh nghiệp mình không. Dựa vào sở thích cá nhân của ứng viên đề cập tới trong CV sẽ giúp nhà tuyển dụng lựa chọn được ứng viên sáng giá về cả chuyên môn lần phẩm chất tinh thần làm việc. Vì thế mà ứng viên cũng cần phải tìm hiểu về cung cách làm việc và nghiên cứu kỹ về doanh nghiệp để lựa chọn ghi những sở thích phù hợp được lòng nhà tuyển dụng.

2. Những sở thích cá nhân nên đưa vào hồ sơ xin việc

Có thể cá nhân mỗi ứng viên sẽ có rất nhiều sở thích nhưng nên lựa chọn những sở thích phù hợp để ghi vào CV làm sao có ích cho bạn trong quá trình xin việc. sau đây là các nhóm sở thích cá nhân nên viết vào CV

2.1. Nhóm sở thích thể hiện trình độ, kỹ năng, tư duy sáng tạo

– Sở thích đọc sách, viết lách: Nếu bạn muốn tìm kiếm công việc liên quan đến truyền thông, content, marketing thì đọc sách, viết lách là những sở thích sáng giá tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn thích đọc sách, thích viết blog, viết truyện hướng tích cực…cho thấy bạn có tâm hồn phóng phú, sâu sắc … điều này sẽ rất thu hút nhà tuyển dụng.

Nhóm sở thích thể hiện trình độ, kỹ năng, tư duy sáng tạo

– Thích thiết kế: Thiết kế trang phục, phụ kiện hay những món đồ nhỏ nhắn xinh xắn, đồ lưu niệm bằng tăm, bằng gỗ,… là những sở thích cá nhân thú vị để bạn ghi vào CV xin việc, cho thấy bạn có khả năng sáng tạo, sự tỉ mỉ và cẩn thận của bạn. Đây hẳn là những kỹ năng, tố chất, mà nhà tuyển dụng cần.

– Sở thích chơi rubic, game suy luận, chiến thuật: Không phải mọi hoạt động giải trí, chơi game trực tuyến… đều là tiêu cực. Trái lại, có những nghề nghiệp cần khả năng tập trung cao độ như công nghệ, tester, lập trình game, y tế, giáo dục thì đôi khi việc bạn thích chơi rubik, game chiến thuật… lại cho thấy cách bạn rèn luyện kỹ năng suy luận, tập trung, phân tích, tư duy hiệu quả… những điều này chắc chắn có lợi cho công việc nghề nghiệp của bạn.

2.2. Nhóm sở thích thể hiện tố chất [ lãnh đạo, làm việc nhóm, khéo léo, hợp tác]

– Sở thích teambuilding, thích tham gia các câu lạc bộ: những sở thích này của bạn cho thấy bạn là người năng động, nhiệt huyết, không ngại khó khăn, sống biết chia sẻ, có kỹ năng làm việc tốt, kỹ năng làm việc nhóm.

Nhóm sở thích thể hiện tố chất lãnh đạo

– Thích Ca hát, văn nghệ: Bất kỳ doanh nghiệp, văn phòng nào, dù làm công việc gì cũng đều thích nhân viên là người có năng khiếu văn nghệ,… giúp môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, mỗi khi có sự kiện quan trọng sẽ góp phần tạo không khí nhộn nhịp thú, vị hơn. Nếu bạn có các sở thích và tài năng này, thì đừng quên viết vào CV xin việc của mình.

– Làm đồ thủ công, may vá, nấu ăn: Các sở thích cá nhân này, sẽ phù hợp với ai ứng tuyển vào công việc cần nhiều sự tỉ mỉ, khéo léo như thiết kế thời trang, thợ may, stylist, đầu bếp, giúp việc…

2.3. Nhóm sở thích thể hiện tính cách

– Thích làm tình nguyện, thiện nguyện: Bạn thích tham gia tình nguyện, thích làm các công việc thiện nguyện như hiện máu, giúp đỡ đồng bào bão lụt, khó khăn… điều này bộc lộ tính cách nhiệt hình, thân thiện, biết quan tâm chia sẻ với người khác.

– Thích du lịch, khám phá: sở thích này được nhà tuyển dụng đánh giá rất cao vì thông qua sở thích này nhà tuyển dụng sẽ thấy được bạn là người thích khám phá, không ngại học hỏi, tiếp thu những cái mới mẻ.

Nhóm sở thích thể hiện tính cách

– Thích chơi thể thao: đam mê thể thao cho thấy bạn là người quan tâm đến sức khỏe, rèn luyện bản thân, năng động sống khoa học. Ngoài ra thích thể thao cho thấy bạn là người có nhiều năng lượng, sức khỏe tốt, bền bỉ… điều này sẽ rất có lợi trong công việc. Sở thích này còn cho thấy bạn là người bình tĩnh, tự chủ, chịu áp lực tốt.

Đặc biết nếu thích những bộ môn thể thao mạo hiểm cho thấy bạn là người không ngại thách thức, khó khăn, có cầu tiến ham chinh phục cái mới cái lạ. Đây đều là những phẩm chất cần có của một lãnh đạo trẻ giỏi.

3. Nhà tuyển dụng quan tâm những gì thông qua sở thích của bạn

Đọc những sở thích cá nhân bạn đưa vào CV của mình, nhà tuyển dụng sẽ muốn biết chính xác bạn là ai, tính cách, phẩm chất của bạn như thế nào vì thế mà bạn cần phải đưa ra những sở thích thể hiện được điểm tích cực về bạn, và có thể dùng đó làm câu chuyện trong buổi phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng quan tâm những gì thông qua sở thích của bạn

Những kỳ vọng của nhà tuyển dụng thông qua sở thích cá nhân của ứng viên:

  • Bạn có tố chất của một team leader không?
  • Bạn có kỹ năng làm việc nhóm không?
  • Bạn có nhiệt huyết, có ngại khó khăn thách thức không?
  • Cuộc sống của bạn phong phú, tích cực không?
  • Bạn có quyết tâm theo đuổi mục đích đến cùng không?
  • Bạn là người có đam mê, ham học hỏi không?
  • Bạn có là người kiên trì, chịu được áp lực công việc và môi trường làm việc không?
  • Bạn có thực sự muốn gắn bó với công việc không?

4. Những sở thích cá nhân không nên đề cập vào CV

Bên cạnh những sở thích có lợi nêu trên thì sẽ có những sở thích mà khi thêm vào CV sẽ làm hạ thấp hình ảnh của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy bạn cần nên biết để tránh đề cập chúng trong hồ sơ xin việc của bạn:

– Những sở thích liên quan đến tôn giáo, chính trị như thích đi chùa, hay đi nhà thờ, hay thích những đạo giáo lý.. đây là những vấn đề nhạy cảm và không liên quan đến nghề nghiệp

– Những sở thích mang tính kỳ lạ, không lành mạnh như: Thích nuôi bọ cạp, thích nuôi rắn, thích nuôi những động vật hoang dã, .. hay sở thích tốc độ, đua xe, đánh bài… những sở thích này sẽ khiến nhà tuyển dụng có thể loại ngay bạn

– Không ghi sở thích nào: việc để trống danh mục sở thích cá nhân trong CV cho thấy bạn là con người nhàm chán, không có sở thích nào, hoặc bạn không mấy mặn mà, nghiêm túc trong quá trình tìm việc. hẳn là bạn sẽ mất điểm với nhà tuyển dụng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn cân nhắc viết sở thích cá nhân vào CV phù hợp nhất và tạo án tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: Giờ hành chính là gì? Lợi ích khi làm việc theo giờ hành chính

Video liên quan

Chủ Đề