Tỉnh sóc trăng có bao nhiêu km bờ biển

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

23/06/2010
Tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Sóc Trăng thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long, nằm cuối cửa Nam sông Hậu, tiếp giáp Biển Đông với 72 km bờ biển; diện tích tự nhiên 3.310 km2, cách thành phố Hồ Chí Minh 231 km, cách Cần Thơ 62 km. Diện tích tự nhiên 3.310,03 km2, xấp xỉ 1% diện tích của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng tiếp giáp 3 tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long. ở phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, ở phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, ở phía Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh và giáp biển Đông ở phía Đông và Đông Nam. Sóc Trăng nằm trên tuyến Quốc lộ 1A nối liền các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Quốc lộ 60 nối Sóc Trăng với các tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang.

Sóc Trăng gồm 10 huyện và 1 thành phố với 109 xã, phường, thị trấn. Thành phố Sóc Trăng là trung tâm hành chính của tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 1.289.441 người; trong đó, thành thị chiếm 251.328 người, nông thôn 1.038.113 người. Mật độ dân số trung bình hiện nay của tỉnh là 389 người/km2, thấp hơn mức trung bình ở Đồng bằng sông Cửu Long [434 người/km2]. Dân số phân bổ không đều, tập trung đông ở vùng ven sông Hậu và các giồng đất cao, nơi có điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế. Cơ cấu này sẽ thay đổi theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. ở Sóc Trăng, ngoài người Kinh chiếm tỷ lệ khoảng 65,28% dân số, còn lại có nhiều dân tộc khác cùng chung sống, trong đó người Khmer chiếm 28,9%, người Hoa chiếm 5,9%, ngoài ra còn có người Nùng, Thái, Chăm... nên đời sống và sinh hoạt văn hóa của người dân Sóc Trăng rất đa dạng phong phú và thống nhất trong bản sắc văn hoá của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Sóc Trăng có hệ thống giao thông hết sức thuận lợi nhờ vị trí địa lý nằm trên trục quốc lộ 1A, quốc lộ 60 tuyến Nam sông Hậu, quản lộ Phụng Hiệp nối các tỉnh phía Nam và phía Bắc trong đó có cả thành phố Hồ Chí Minh; Thông qua sông Hậu đến các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và các nước Lào, Căm Pu Chia. Từ Sóc Trăng có thể đi đến trung tâm các tỉnh, các đô thị khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long và khắp vùng Nam bộ bằng cả đường bộ lẫn đường thủy. Cùng với hệ thống kinh rạch và 8 tuyến tỉnh lộ dài 277 km, các tuyến đường liên huyện, liên xã nối liền các huyện, thành phố thành hệ thống giao thông thủy, bộ khá thuận lợi.

Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối... khai thác biển, đánh bắt xa bờ. Bờ biển dài là lợi thế so sánh của Sóc Trăng so với các tỉnh khác thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, với cảng cá Trần Đề, và sắp tới là thương cảng Đại Ngãi, cảng biển nước sâu sẽ rất thuận lợi cho việc giao thương từ Sóc Trăng đến mọi miền của đất nước và quốc tế.

Điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng đã hình thành 3 vùng sinh thái ngọt, lợ, mặn đất đai màu mỡ, ruộng đồng phì nhiêu, khí hậu ôn hoà. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Sóc Trăng chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 27oC, độ ẩm trung bình là 83%.

Nhờ vào địa thế đặc biệt thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long-vùng cung cấp sản lượng lượng thực, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông Nam bộ, và vùng có nhiều trữ lượng tôm cá nơi có sản phẩm xuất khẩu dồi dào và đa dạng đặc biệt là gạo và hàng thuỷ sản, nông sản thực phẩm chế biến, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển tổng hợp.

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện tại đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm 84,03%, đất lâm nghiệp 4,40%, đất chuyên dùng và các loại đất khác 11,57%. Trong tổng số 278.154 ha đất nông nghiệp có 160.910 ha sử dụng cho canh tác lúa, 18.319 ha dùng trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày, 40.911 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái.

Với cấu tạo địa chất trẻ, hình thành trong quá trình lấn biển của vùng châu thổ sông Cửu Long, tính chất địa hình nơi đây thể hiện rõ nét bằng những giồng cát hình cánh cung đồng phương với bờ biển từ Sóc Trăng đến Vĩnh Châu. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú.

Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.

Hệ thống kinh rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Ngoài ra, Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với diện tích 12.172 ha với các loại cây chính : Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 4 huyện Vĩnh Châu, Long Phú, Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Những kết quả thăm dò bước đầu cho thấy có triển vọng về khai thác dầu và khí đốt tại vùng thềm lục địa ngoài khơi gần Sóc Trăng.

Với tổng diện tích: 322.330 ha Sóc Trăng là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều thế kỷ lấn biển nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: Vùng ven sông Hậu với độ cao 1,0-1,2 m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía Nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngoài ra, Sóc Trăng còn có những khu vực nằm giữa các giồng cát, không hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,5-1,0 m.

Về Sóc Trăng, du khách hãy dành thời gian thưởng thức các món ăn đặc sản, nhất là bún nước lèo, lẩu mắm, bún xào, bún gỏi già, cháo cá lóc... Ngoài ra, bánh pía, mè láo, các loại lạp xưởng thịt, tôm, cá, và tôm khô, tôm sú, củ hành tím, các loại trái cây miệt vườn... cũng trở thành những đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng. Tất cả đều có thể trở thành món quà đậm đà sắc thái vùng sông nước miền Tây để du khách mang về làm quà cho người thân.

Ngoài những đặc điểm chung của Đồng bằng sông Cửu Long, Sóc Trăng còn là nơi hội tụ nền văn hoá đa dân tộc, là xứ sở của nhiều lễ hội dân gian đặc sắc mang đậm bản sắc dan tộc. Về thăm Sóc Trăng, quý khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo của những ngôi chùa cổ kính; cùng vui với không khí náo nhiệt, sôi nổi của các Lễ hội truyền thống đua ghe Ngo của dân tộc Khmer. Trong tương lai, Lễ hội được nâng lên thành Festival đua ghe Ngo Quốc tế Sóc Trăng. Ngoài ra, quý khách còn được hoà mình vào thiên nhiên với cảnh sông nước mênh mông, vườn cây ăn trái trĩu quả hay rừng tràm, rừng bần, rừng đước bạt ngàn của vùng hạ lưu sông Hậu hữu tình mến khách, đem lại sự thoải mái, hấp dẫn cho chuyến đi.

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, với những nhân tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà, đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sóc Trăng phát huy. Với tinh thần vượt khó vươn lên với cách làm chủ động, năng động, sáng tạo và hiệu quả nền kinh tế Sóc Trăng có bước phát triển khá, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản xuất khẩu và đây chính là lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh hiện nay và trong thời gian tới. Hiện nay toàn tỉnh có hơn 10 nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 360 triệu USD/năm. Bằng nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư và kêu gọi đầu tư cùng với những nỗ lực trong cải cách hành chính, tỉnh đã và đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng lẫn công nghệ ứng dụng; xác định rõ tiềm năng và lợi thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng diện mạo đô thị và nông thôn của tỉnh đang khởi sắc, đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiến từ mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2010 là: Tiếp tục thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế với vùng và khu vực; biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để thu hút đầu tư; Phát triển công nghệ hiện đại, sản xuất ra hàng hóa có chất lượng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từng bước nâng cao vai trò, vị trí của tỉnh trong công cuộc phát triển kinh tế của toàn vùng. Song song với tăng trưởng kinh tế, Sóc Trăng còn chú trọng đầu tư xây dựng, phát triển các lĩnh vực văn hóa-xã hội, chăm lo đời sống văn hóa, tinh thần cho cộng đồng các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer theo hướng “đậm đà bản sắc dân tộc”; thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu phát triển này, ngoài nội lực và ý chí vươn lên của chính mình, Sóc Trăng đã có những chính sách ưu đãi đặc thù kêu gọi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước tạo động lực để phát triển chắc chắn trong tương lai không xa Sóc Trăng sẽ trở thành một trong những tỉnh trọng điểm kinh tế của cả nước.

Nghĩa Tân

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,233,763

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề