Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024

Đã có rất nhiều cuộc tranh cãi xoay quanh con tôm và con tép vì người ta không thực sự phân biệt được chính xác chúng. Cho nên hôm nay khacnhaugiua.vn sẽ đưa ra sự so sánh để giúp bạn đọc nắm rõ và dễ dàng nhận biết con tôm và con tép nhé!

Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024

ĐẶC ĐIỂMCON TÔMCON TÉPĐịnh nghĩa theo từ điểnCon tôm là loài động vật ở dưới nước, thân giáp, vỏ khá cứng, có nhiều chân dài và có râu. Con tép là loài động vật cùng loại tôm, nhỏ hơn tôm và không có càng hoặc tôm, cá nhỏ.Kích thước khi trưởng thànhCon tôm khi trưởng thành thì có thể dài tới 200mm đến 300mm, chiều dài còn tùy theo từng giống tôm và kỹ thuật nuôi tôm. Con tép trưởng thành thì thông thường sẽ có phần thân dài tối đa khoảng 10mm đến 15mm. Giá bánTôm được bán với giá cao hơn, được sử dụng để làm thành đa dạng các món ăn trong đời sống hằng ngày của người dân.Với đặc điểm nhỏ nên tép được bán với giá rẻ hơn, nó cũng được dùng để chế biến một số món ăn. Phân loạiTôm được phân thành nhiều loại khác nhau như tôm sú, tôm hùm, tôm càng xanh, tôm tít, tôm đỏ… Tép gồm tép riu, tép moi, tép bạc, tép đất…Chế biếnTôm nướng, tôm luộc, tôm hấp, tôm nấu canh, tôm rim…Tép dùng nấu canh, làm ruốc, làm chà bông, tép rim…Bảng 1 – Sự khác nhau giữa con tép và con tôm

Thực tế là như thế nhưng trong nhiều trường hợp người ta rất khó để phân biệt được giữa con tôm và con tép. Thậm chí đã có nhiều cuộc tranh cãi khá gay gắt được chị em đưa lên các diễn đàn, thảo luận vô cùng rôm rả, ý kiến của ai cũng rất có lý.

Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024
Tôm thường có kích thước lớn hơn

Ở mỗi vùng miền trên đất nước Việt Nam lại có cách gọi khác nhau nên tôm và tép vẫn luôn là câu chuyện quen thuộc ở mỗi gia đình. Chính vì thế bạn đừng nên áp đặt suy nghĩ của bản thân về tên gọi của tôm và tép khi đến các vùng khác nhau nhé.

Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024
Tép có kích thước nhỏ hơn

Giá trị dinh dưỡng của tôm và tép

Trong tôm và tép chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao gồm chất đạm, giàu Canxi, Phốt pho, Khoáng chất, Axit béo không Cholesterol, Vitamin…Những thành phần này đều rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong giai đoạn trưởng thành của trẻ em.

Chính vì thế nên tôm và tép được dùng làm thành phần chủ yếu trong chế biến đa dạng các món ăn hằng ngày từ luộc, hấp, nướng, nấu canh, làm ruốc tới ngâm tương. Đặc biệt vị ngọt của tôm và tép giúp cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Hiện nay người ta cũng phát triển các mô hình nuôi trồng, đặc biệt là tôm để đảm bảo lượng cung cấp ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024
Tôm và tép được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, ngon miệng

Những trường hợp không nên ăn tôm, tép

Tôm và tép chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tuy nhiên trong nhiều trường hợp bạn không nên ăn chúng vì có thể gây ra những tổn thương cho cơ thể:

– Những người bị dị ứng với hải sản thì không nên ăn tôm, tép vì nó có thể khiến sức khỏe của bạn gặp vấn đề, nổi mẩn đỏ, sưng tấy và thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

– Nếu bạn đang bị ho thì không nên ăn tôm tép nhé vì lớp vỏ và càng của chúng có thể dễ mắc vào phần cổ họng và khiến bạn cảm thấy ngứa, ho nhiều hơn.

– Bạn cũng không nên ăn tôm và tép nếu đang gặp tình trạng đau mắt đỏ vì nó sẽ làm cho bạn cảm thấy khó chịu và lâu lành.

– Với những người có hàm lượng cholesterol cao thì nên hạn chế ăn tôm vì cholesterol trong tôm, tép khá nhiều.

– Tôm và tép có tính hàn nên trường hợp bụng yếu thì bạn cũng nên hạn chế ăn chúng vì nó có thể khiến bạn gặp tình trạng tiêu chảy.

– Trường hợp bạn bị hen suyễn cũng không nên ăn tôm, tép vì nó sẽ khiến bệnh của bạn khó lành và nặng hơn.

Tôm và tép khác nhau như thế nào năm 2024
Khi ăn tôm và tép bạn nên lưu ý để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Những lưu ý khi bạn ăn tôm và tép

Tôm và tép thường xuyên có mặt trong bữa ăn của các gia đình Việt, tuy nhiên bạn cũng cần phải lưu ý những điều sau:

– Không nên ăn các loại tôm, tép chết hoặc bị ươn vì nó sẽ có mùi hôi và một số chất sẽ biến biến đổi, gây nên tác động không tốt cho cơ thể của bạn.

– Không nên ăn quá nhiều tôm, tép cùng lúc vì nó có thể gây nên tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

– Hạn chế ăn tôm sống vì nó có thể chứa sán hoặc các ấu trùng trứng sán, khi ăn vào cơ thể có thể làm bạn bị đau bụng hoặc gây hại cho các cơ quan khác.

– Không nên kết hợp tôm, tép với các loại thực phẩm như thực phẩm giàu vitamin C, đậu nành hoặc các sản phẩm từ đậu nành, bí đỏ, bầu, thịt gà, thịt heo, trà…

Hy vọng thông qua bài viết của khacnhaugiua.vn về những điểm khác biệt của con tôm và con tép sẽ giúp bạn đọc nắm được các đặc điểm đặc trưng của mỗi loài. Đồng thời biết được các lưu ý trong việc chế biến và sử dụng chúng để làm thực ăn, có được những bữa ăn dinh dưỡng và đủ chất.

Thế nào gọi là con tôm con tép?

Khái niệm tôm và tép không giống nhau ở một số địa phương. Trong khi nhiều địa phương gọi con tép là sinh vật có nhiều đặc điểm giống tôm nhưng kích thước bé hơn thì với người dân nhiều địa phương khác, tép là từ để gọi những con cá nhỏ tiu tiu, thuộc nhiều loài cá khác nhau.

Mắm tôm và mắm tép khác nhau như thế nào?

Trái ngược với mắm tôm, mắm tép lại có hương vị dịu hơn và không bị tanh như mắm tôm. Với hương vị nhẹ nhàng, mắm tép thường hợp khẩu vị với nhiều người hơn. Điều này giúp mắm tép trở thành một lựa chọn phổ biến trong các món ăn đòi hỏi hương vị tinh tế và nhẹ nhàng hơn.

Ở đầu gối con tôm là con tép?

- Con tôm: Có thể sống ở vùng nước mặn hay nước ngọt, có nhiều loại. - Con tép: Chỉ sống ở vùng nước ngọt và nhỏ hơn con tôm. - Con tôm: Tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm he, tôm càng xanh, tôm càng đỏ, tôm tít… - Con tép: Tép đồng, tép mồi, tép gạo, tép ngô, tép mòng...

Cá tép là cái gì?

Tép có thể dùng để chỉ: Tập hợp của nhiều Cá nhỏ hỗn tạp (theo cách gọi của các địa phương: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên...), gồm: cá đòng đong, cân cấn, cá bống nhỏ, thậm chí là chép, trắm, cá rô còn nhỏ lẫn lộn....... - nghĩa là mớ cá tạp chủng toàn những con cá bé nhỏ.