Top 20 tỉnh thành giàu nhất Việt Nam 2022

Mới đây, McKinsey đã công bố báo cáo mới về sự nổi lên của tầng lớp tiêu dùng mới tại Việt Nam với tiêu đề Tương lai châu Á - Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt. Báo cáo này đã phác thảo những vấn đề mà các doanh nghiệp cần cân nhắc để giành được sự quan tâm của tầng lớp tiêu dùng mới tại Việt Nam.

Không chỉ là Hà Nội và TP. HCM

Theo McKinsey, ngoại trừ một số lĩnh vực như hàng xa xỉ cao cấp, đã qua rồi cái thời doanh nghiệp chỉ cần tập trung vào hai thị trường Hà Nội và TP. HCM. Các lĩnh vực cạnh tranh trong nước có tương tác trực tiếp với người tiêu dùng đang theo đuổi người tiêu dùng nông thôn tại nhiều khu vực địa lý rộng khắp.

Các doanh nghiệp từng tự giới hạn bản thân ở việc chỉ phục vụ người tiêu dùng tại hai thành phố dẫn đầu Việt Nam sẽ cần mở rộng cách tiếp cận của mình. Để tiếp cận khoảng 50% dân số có thu nhập hơn 22.000 USD/năm, các doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối tới 15 thành phố lớn nhất.

Bên cạnh Hà Nội và TP. HCM, 13 tỉnh, thành phố tiếp theo tập trung nhiều hộ gia đình trung lưu nhất là Hải Phòng, Cần Thơ, Biên Hòa, Đà Nẵng, Huế, Vũng Tàu, Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Vinh, Quy Nhơn, Hạ Long, Rạch Giá và Long Xuyên.

Không chỉ là các kênh truyền thống

Báo cáo cũng khuyến nghị rằng, các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng nên lựa chọn cách tiếp cận phân phối linh hoạt để đón nhận những thay đổi đang diễn ra trong cơ cấu kênh phân phối.

Cơ cấu kênh phân phối kết hợp với những thay đổi nhanh chóng của Việt Nam sẽ đặt ra cho doanh nghiệp nhiều thách thức. Doanh nghiệp cần có sự linh hoạt, nhanh nhạy trong việc định vị bản thân để giải bài toán phức tạp bao gồm hiện trạng nền thương mại truyền thống phân mảnh với tỷ trọng lớn, ngành B2B trực tuyến với tốc độ tăng trưởng nhanh những vẫn còn nhiều yếu tố nằm ngoài khả năng dự báo, bối cảnh bán lẻ hiện đại liên tục có sự sắp xếp lại bố cục, và một ngành thương mại điện tử tương đối non trẻ nhưng lại có tốc độ tăng trưởng thuộc hàng nhanh nhất Đông Nam Á.

Trong bối cảnh này, cạnh tranh tại Việt Nam không chỉ đòi hỏi chiến lược đúng đắn, mà còn cần đến năng lực quản lý kênh, quản lý bạn hàng then chốt, chinh sách giá, và tối ưu hóa khuyến mại.

Truyền thông như thế nào với người tiêu dùng thế hệ mới mới?

Các doanh nghiệp muốn thành công tại Việt Nam sẽ phải nâng cấp thông điệp và kênh truyền thông để tiếp cận người tiêu dùng. Thông thường, điều này đòi hỏi năng lực triển khai các kênh truyền thông số, cũng như nhận thức và hiểu biết về các chuẩn mực và giá trị mới.

Người tiêu dùng Việt Nam ở mọi độ tuổi và vùng miền đều đang kết nối với thế giới xung quanh bằng công nghệ số. Mặc dù bán lẻ trực tuyến chỉ vừa khởi sắc, hoạt động marketing và các thương hiệu sẽ cần tận dụng tối đa mạng xã hội, bình luận của người dùng, thương mại xã hội, các nội dung truyền phát trực tiếp [livestream], và các hệ sinh thái trực tuyến để sớm tạo được lực kéo. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần xây dựng các thương hiệu có khả năng tạo được mối liên hệ gần gũi, có tính ý thức, và nếu có thể, tạo ra tiếng vang ở cấp độ bản địa.

Tỉnh từng "bét bảng" trở thành nơi hội tụ của các "ông lớn" Honda, Toyota, sẽ là trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước

Bình Dương là tỉnh có dân giàu nhất cả nước với thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng ước đạt hơn 7 triệu đồng, theo Tổng cục Thống kê.

>> Top 10 tỉnh, thành phố đông dân nhất Việt Nam

>> Top 10 tỉnh, thành phố có mật độ dân cư chật chội nhất Việt Nam

Tổng quan cả nước

Theo kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020, thu nhập bình quân [TNBQ] 1 người 1 tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4.230 nghìn đồng, giảm khoảng 2% so với năm 2019.

Bình quân mỗi năm trong thời kỳ 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung cả nước tăng bình quân 8,1%. TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 ở khu vực thành thị đạt 5.538 nghìn đồng, cao gấp gần 1,6 lần khu vực nông thôn [3.480 nghìn đồng].

Nhóm hộ giàu nhất [nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5] có TNBQ 1 người 1 tháng năm 2020 đạt 9.108 nghìn đồng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất [nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất – nhóm 1], với mức thu nhập đạt 1.139 nghìn đồng.

Vùng có TNBQ đầu người cao nhất là vùng Đông Nam Bộ [6.023 nghìn đồng 1 người 1 tháng], cao gấp 2,2 lần vùng có TNBQ đầu người thấp nhất là vùng Trung du và miền núi phía Bắc [2.745 nghìn đồng 1 người 1 tháng].

Thu nhập bình quân 1 người, 1 tháng của Việt Nam [nghìn đồng]

>> Top 10 tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam

Trong tổng thu nhập năm 2020, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 55,3%, thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 11,2%, thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 22,9%, thu khác chiếm 10,6%.

Cơ cấu thu nhập qua các năm đã có sự chuyển biến theo hướng tiến bộ hơn, trong đó tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công ngày càng tăng, ngược lại tỷ trọng thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản ngày càng giảm, kết quả này phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu trong việc làm.

Cảnh người dân đi mua sắm trong một đại siêu thị ở Bình Dương. Ảnh: AGP.

Top 10 tỉnh có dân giàu nhất

Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Bình Dương là tỉnh có dân giàu nhất với thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng đạt 7,019 triệu đồng.

Đơn vị có dân giàu thứ hai là TP. HCM với thu nhập bình quân đạt 6,537 triệu đồng/người/tháng.

Hà Nội đứng thứ ba với thu nhập bình quần đầu người mỗi tháng đạt 5,981 triệu đồng.

Tiếp theo lần lượt là Đồng Nai, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu và Quảng Ninh.

Bảng Top 10 tỉnh, thành có thu nhập bình quân đầu người cao nhất
Thứ hạngTỉnh, thànhVùngThu nhập bình quân
đầu người [nghìn đồng]
1Bình DươngĐông Nam Bộ7.019
2TP. Hồ Chí MinhĐông Nam Bộ6.537
3Hà NộiĐồng bằng sông Hồng5.981
4Đồng NaiĐông Nam Bộ5.621
5Bắc NinhĐồng bằng sông Hồng5.439
6Đà NẵngBắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung5.284
7Hải PhòngĐồng bằng sông Hồng5.199
8Cần ThơĐồng bằng sông Cửu Long5.031
9Bà Rịa – Vũng TàuĐông Nam Bộ4.610
10Quảng NinhĐồng bằng sông Hồng4.539

Có thể thấy, Top các địa phương dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người đều là các trung tâm kinh tế, các trung tâm sản xuất của cả nước – nơi tập trung các khu công nghiệp.

Cả 5 thành phố trực thuộc trung ương đều góp mặt trong Top 10.

>> Top những độ tuổi đông người nhất Việt Nam: Nhóm dân số vàng

Về “Khảo sát mức sống dân cư năm 2020”

KSMS 2020 là cuộc điều tra chọn mẫu nhằm thuthập thông tin để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia về mức sốnghộ dân cư, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê cho các cấp, các ngành để đánh giámức sống, tình trạng nghèo đói và phân hoá giàu nghèo của dân cư theo hướng tiếp cận đa chiều.

KSMS 2020 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.

Riêng thông tin về chi tiêu chỉ đại diện đến cấp toàn quốc và 6 vùng địa lý. Các thông tin được thu thập trong KSMS 2020 gồm: thu nhập, chi tiêu, nhân khẩu học, giáo dục, y tế, việc làm, đồ dùng lâu bền, nhà ở, điện, nước, điều kiện vệ sinh, tham gia các chương trình trợ giúp của hộ dân cư và các thành viên trong hộ và một số đặc điểm của xã.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Toàn bộ báo cáo và dữ liệuTải xuống

Video liên quan

Chủ Đề